Kế toán ngân hàng là gì? Mức lương và triển vọng nghề nghiệp thế nào?

Kế toán ngân hàng giữ vai trò then chốt trong việc quản lý và giám sát các hoạt động tài chính của ngân hàng. Kế toán ngân hàng là gì, công việc cụ thể ra sao? Có các nghiệp vụ kế toán ngân hàng nào? Mức lương có cao không, triển vọng nghề nghiệp thế nào? Mời bạn đọc cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Kế toán ngân hàng là gì?

Kế toán ngân hàng là người tổng hợp, ghi nhận, quản lý, kiểm tra và phân tích các giao dịch tài chính, nghiệp vụ kế toán trong ngân hàng. Họ chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo tất cả các giao dịch được ghi nhận chính xác và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Ngoài ra còn lập các báo cáo tài chính định kỳ và cung cấp các thông tin cần thiết về hoạt động tiền tệ của ngân hàng.

kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng là gì?

Đặc điểm của kế toán ngân hàng

1. Chỉ làm việc cho ngân hàng

Khác với kế toán tổng hợp hay kế toán thuế có thể làm việc cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, kế toán chỉ làm việc cho các ngân hàng. Điều này đòi hỏi họ phải nắm rõ các quy định và chính sách tài chính đặc thù của từng ngân hàng, tuân thủ đúng các quy định nội bộ cũng như pháp luật hiện hành.

2. Có tính xã hội và tổng hợp cao

Là tổ chức trung gian giữa các cá nhân, doanh nghiệp và đơn vị tổ chức kinh tế khác nhau, các giao dịch tại ngân hàng luôn diễn ra đa dạng và thường xuyên. Ngoài ra phải có khả năng phản ánh và tổng hợp các hoạt động tài chính và kinh tế liên tục, thông qua các hoạt động như thanh toán và tín dụng. 

3. Xử lý quy trình, nghiệp vụ chặt chẽ

Vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các nguồn tiền lớn, tất cả các nghiệp vụ đều phải được xử lý theo các quy trình nghiêm ngặt. 

4. Tính kịp thời và chính xác cao

Trong ngân hàng, vốn và sự luân chuyển nguồn vốn là những yếu tố cực kỳ quan trọng. Hệ thống ngân hàng được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, do đó, kế toán ngân hàng phải cập nhật kịp thời các thay đổi về quy định và chính sách tài chính, đồng thời áp dụng chính xác để đảm bảo hoạt động của ngân hàng được diễn ra suôn sẻ.

5. Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp

Kế toán ngân hàng phải xử lý khối lượng giao dịch tài chính phức tạp gồm giao dịch tiền gửi, tín dụng, ngoại tệ,… Khối lượng chứng từ lớn đòi hỏi phải có khả năng quản lý thời gian, tổ chức công việc hiệu quả và xử lý chứng từ chính xác.

Các nghiệp vụ kế toán ngân hàng

Dưới đây là các nghiệp vụ phổ biến:

  • Nghiệp vụ ngân quỹ, thanh toán trong ngân hàng: Quản lý quỹ tiền mặt, tiền gửi, ngoại tệ,… Kế toán ngân hàng sẽ xử lý các chứng từ như phiếu thu/chi, séc, hối phiếu, giấy nộp/nhận tiền,..
  • Nghiệp vụ tín dụng, đầu tư tài chính: Đây là nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu và cho thuê tài chính. 
  • Nghiệp vụ thanh toán, tín dụng quốc tế: Áp dụng cho các giao dịch thanh toán quốc tế giữa bên mua và bên bán. Kế toán sẽ xử lý các phương thức thanh toán như chuyển tiền qua thư, điện chuyển tiền, tín dụng thư,…
  • Nghiệp vụ về nguồn vốn chủ sở hữu: Thống kê và báo cáo tình hình biến động nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. 
  • Nghiệp vụ kế toán về tài sản cố định, công cụ, dụng cụ: Mở thẻ tài sản, quản lý và kiểm kê tài sản định kỳ. Vị trí cần theo dõi chi phí khấu hao, chi phí tăng/giảm và sửa chữa tài sản.
  • Nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng: Ngân hàng thường có các giao dịch nội bộ như thanh toán bù trừ, liên chi nhánh và thanh toán điện tử liên ngân hàng. 
  • Nghiệp vụ về kinh doanh vàng, đá quý, ngoại tệ: Kế toán phải theo dõi giá trị, ghi nhận và hạch toán các chi phí hoạt động liên quan đến kinh doanh vàng, đá quý và ngoại tệ. 
  • Nghiệp vụ thu – chi và kết quả kinh doanh: Nghiệp vụ này bao gồm việc ghi nhận và theo dõi các khoản thu nhập và chi phí của ngân hàng. Đồng thời, lập các báo cáo kết quả kinh doanh, đánh giá lợi nhuận và hiệu quả hoạt động.
  • Nghiệp vụ về báo cáo tài chính và kế toán: Vị trí phải lập các báo cáo tài chính định kỳ như báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo tình hình tài chính, nhằm phản ánh chính xác tình hình tài chính của ngân hàng và tuân thủ các chuẩn mực kế toán.

Công việc cụ thể

  • Kiểm tra tính chính xác và lập các bảng kê nộp séc, sau đó trình ký và đóng dấu để nộp ra ngân hàng.
  • Kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của các đề nghị thanh toán. Lập lệnh chi tiền, giấy tờ ủy nhiệm chi cũng như công văn mua bán ngoại tệ cho ngân hàng.
  • Kiểm tra các loại chứng từ ngân hàng, tiến hành định khoản và nhập dữ liệu vào phần mềm.
  • Lập, kiểm tra, theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng.
  • Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng và trả nợ vay ngân hàng theo đúng quy định.
  • Kiểm tra số dư tiền gửi cho ngân hàng, nắm rõ quy trình tăng giảm, báo cáo cho cấp trên để kiểm soát và tiến hành kế hoạch dòng tiền.
  • Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi quá trình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc và bảo lãnh L/C.
  • Lập, in bảng sao kê, ký và chuyển cho người kiểm soát.
  • Tổ chức và lưu trữ chứng từ, bao gồm giấy nộp tiền NSNN, biên lai thuế, …

Mức lương

Mức lương trung bình dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí, quy mô ngân hàng và kinh nghiệm, chuyên môn làm việc. Vị trí có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn như kế toán trưởng, kiểm toán trưởng, giám đốc tài chính, thậm chí là giám đốc điều hành, tùy vào kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.

Các câu hỏi thường gặp về kế toán ngân hàng

1. Các vị trí kế toán trong ngân hàng

kế toán ngân hàng
Tính chất công việc ra sao? 

Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm quản lý và tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kế toán trong ngân hàng. Họ phải đảm bảo tất cả các báo cáo tài chính được lập chính xác và kịp thời, đồng thời hỗ trợ các quyết định tài chính của ban lãnh đạo.

Kế toán thuế: Kế toán thuế chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định về thuế và thực hiện các nghĩa vụ thuế ngân hàng. Họ ghi nhận các khoản thuế phải nộp, lập các báo cáo thuế và đảm bảo ngân hàng tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế.

Kế toán kiểm toán: Kế toán kiểm toán thực hiện kiểm tra và đánh giá các hoạt động tài chính của ngân hàng. Nhờ đó, tất cả các hoạt động tài chính đều tuân thủ quy định pháp luật và các quy trình nội bộ, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng.

Kế toán tài chính: Kế toán tài chính chịu trách nhiệm quản lý và phân tích các hoạt động tài chính của ngân hàng. Họ có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính định kỳ, phân tích tình hình tài chính và đưa ra các dự báo về tương lai tài chính.

Kế toán thanh toán quốc tế: Kế toán thanh toán quốc tế quản lý các giao dịch thanh toán quốc tế của ngân hàng, bao gồm việc ghi nhận các giao dịch mua bán ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế và đảm bảo tất cả giao dịch được ghi nhận chính xác và minh bạch.

2. Kế toán ngân hàng cần có những kỹ năng gì?

Kế toán ngân hàng là công việc đòi hỏi sự kịp thời, chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tài chính. Để thực hiện tốt công việc này, cần có kiến thức sâu rộng về kế toán, tài chính và các quy định pháp luật liên quan. Họ phải hiểu rõ các nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán và áp dụng hiệu quả vào thực tế công việc.

Đồng thời, còn cần sở hữu những kỹ năng cần thiết dưới đây:

  • Khả năng làm việc với các con số, phân tích số liệu và quản lý dữ liệu tài chính.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán và hệ thống quản lý tài chính. 
  • Kỹ năng kiểm tra và kiểm soát nội bộ để phát hiện và ngăn chặn các sai sót, gian lận trong quá trình thực hiện các giao dịch tài chính. 
  • Kỹ năng giao tiếp tốt và làm việc hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng. 
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng tổ chức và kỹ năng quản lý thời gian.
  • Khả năng chịu được áp lực công việc.
  • Cẩn thận và tỉ mỉ.
  • Liên tục cập nhật thông tin để nắm bắt các thay đổi và áp dụng vào thực tế công việc kịp thời.

3. Khóa học kế toán ngân hàng

Các khóa học mang đến cho bạn kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, bao gồm các quy định pháp luật liên quan, quy trình xử lý nghiệp vụ, sử dụng phần mềm kế toán ngân hàng,…

Các bạn có thể theo học khóa học tại các trường như:

  • Đại học Kinh tế – Luật TPHCM
  • Đại học Kinh tế TPHCM
  • Đại học Tài chính – Marketing 
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Ngân hàng TPHCM
  • Học viện Tài chính
  • Học viện Ngân hàng

Bên cạnh đó các bạn có thể theo học khóa học tại các trung tâm uy tín như Kế toán Lê Ánh, Hệ thống Đào tạo thực tế VinaTrain,…

Kết luận

Với mức lương hấp dẫn và cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở, kế toán ngân hàng là lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai đam mê tài chính và muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này. Hy vọng bài viết trên của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã giúp bạn đọc hiểu rõ công việc của kế toán ngân hàng.

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị công cụ tạo CV online với nhiều mẫu CV đa dạng kiểu dáng, màu sắc cho bạn thỏa sức sáng tạo, giúp ứng viên dễ dàng tạo ra CV chuyên nghiệp và nhanh chóng ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ vòng đầu tiên.

Xem thêm: Kế toán tài chính là gì? Vai trò và công việc của kế toán tài chính

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục