Gợi ý cách trả lời khéo léo câu hỏi: Bạn đã bao giờ gặp khó khăn khi làm việc với sếp?

Nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên về các vấn đề với sếp cũ để biết khả năng làm việc của bạn có tốt không? Bạn đã bao giờ gặp khó khăn khi làm việc với sếp? Làm việc có trách nhiệm không? Hãy cẩn thận với cách bạn trả lời câu hỏi này. Nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên về các vấn đề với sếp cũ để biết khả năng làm việc của bạn có tốt không? Bạn thuộc tuýp người hòa đồng hay trầm lặng? Làm việc có trách nhiệm không? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h xem ngay cách gợi ý cách trả lời khéo léo các câu hỏi khó nhằn khi đi xin việc trong bài viết sau!

“Bạn đã bao giờ gặp khó khăn khi làm việc với sếp?” – Nếu nhận được câu hỏi này, bạn hãy suy nghĩ kĩ những gì bạn sẽ nói, và hãy cẩn thận khi trả lời. Nhà tuyển dụng không thích nghe bạn than vãn quá nhiều về sếp, vì họ nghĩ bạn sẽ tiếp tục nói xấu họ trong lần phỏng vấn tiếp theo.

Hãy nói về các trải nghiệm ở công ty cũ một cách tích cực nhất có thể. Nếu không may bạn đã phải làm việc với một vị sếp khó tính hay đòi hỏi quá cao, thì sẽ rất khó để bạn kể về các mối quan hệ cũ. Tuy nhiên, bạn không cần phải nói đúng sự thật vì có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn đang nói xấu sếp.

Nếu có thể, hãy nói về những điểm mạnh của vị sếp trước đây và họ đã làm thế nào để giúp bạn thành công trong công việc. Trước khi phỏng vấn, bạn nên suy nghĩ về một ví dụ cụ thể để bạn có thể tương tác tích cực với nhà tuyển dụng hơn là tiêu cực.

gặp khó khăn khi làm việc với sếp
Bí quyết trả lời câu hỏi: “Bạn đã bao giờ gặp khó khăn khi làm việc với sếp?”

Xem thêm: 6 kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc thành công nhất định phải nắm rõ

Gợi ý cách trả lời khéo léo cho câu hỏi: “Bạn đã bao giờ gặp khó khăn khi làm việc với sếp?”

Sau đây là những mẫu câu trả lời cho câu hỏi: “Bạn đã bao giờ gặp khó khăn khi làm việc với sếp?”.

  • Tôi đã rất may mắn vì đã gặp những vị sếp tốt. Tôi và họ rất tôn trọng nhau và mối quan hệ của chúng tôi khá tốt.
  • Không quá khó khăn khi làm việc ở công ty cũ vì sếp rất tâm lý và phân chia công việc phù hợp, cá nhân tôi cũng làm việc rất chăm chỉ, và được các sếp đánh giá cao. Khoảng thời đó, tôi và sếp đã hợp tác và có mối quan hệ rất tốt.
  • Tôi đã có một sự khởi đầu khá gian nan với vị sếp trước của tôi, bởi vì chúng tôi đã có những quan điểm khác nhau trong công việc. Nhưng chúng tôi đã ngồi xuống nói chuyện với nhau và nhận ra rằng chúng tôi có cùng mục tiêu. Sau đó, tôi và sếp đã hợp tác làm việc rất ăn ý trong nhiều năm.
  • Vị sếp trước đây của tôi luôn xen lẫn giữa vấn đề cá nhân và công việc. Mỗi khi cô ấy gặp chuyện khó chịu thì không khí làm việc của văn phòng u ám hẳn ra. Điều đó không ảnh hưởng đến công việc của tôi vì tôi thông cảm với hoàn cảnh của cô ấy, nhưng với những người khác thì sẽ có nhiều rắc rối và thách thức.
  • Tôi đã nhận thấy rằng nếu tôi dành thời gian để bàn bạc với sếp vào đầu mỗi dự án, thì chúng tôi sẽ rất dễ dàng triển khai dự án khi đã đồng quan điểm.
  • Tôi đã từng nghĩ sếp cũ không thích làm việc với tôi. Tôi đã cố gắng đến sớm để có thể nói chuyện riêng với cô ấy. Sự thật là cô ấy không hề không hài lòng về tôi, và cô ấy đã xin lỗi nếu có những biểu hiện khiến tôi hiểu lầm như vậy.

Xem thêm: 5 lưu ý trước khi phỏng vấn giúp tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng

gặp khó khăn khi làm việc với sếp
Hãy kiểm soát biểu cảm trong lúc phỏng vấn

Ngoài thông tin mà bạn cung cấp, nhà tuyển dụng còn chú ý đến tông giọng, thái độ và những điểm tích cực trong câu trả lời của bạn. Vì thế, hãy kiểm soát bản thân trong quá trình phỏng vấn.

Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian trước cuộc phỏng vấn để xem xét nhiều câu hỏi phỏng vấn khác. Bao gồm các câu hỏi phổ biến về quá trình làm việc, những ưu điểm và nhược điểm của bạn khi làm việc, cuối cùng là bạn mong đợi từ người sếp những gì. Hãy trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng thật bình tĩnh và tự tin.

Xem thêm: Side Hustle là gì? Làm sao để kiếm nhiều tiền hơn mỗi ngày với Side Hustle?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục