Kế toán nội bộ là làm những gì? Yêu cầu của công việc này ra sao? Mức lương có cao? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về vị trí kế toán này qua bài viết.
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ (còn gọi là Inhouse Accountant) – là vị trí kế toán quản trị bên trong cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp (để phân biệt với kế toán thuê ngoài). Nhân sự này chuyên đảm nhận nhiệm vụ lưu trữ, kiểm soát, thống kê những phát sinh thực tế về hoá đơn, chứng từ của doanh nghiệp, từ đó xác định thua lỗ hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp.
Điều 4 trong Luật Kế toán năm 2015 quy định trách nhiệm của kế toán là:
- Thu thập, xử lý số liệu và thông tin kế toán theo đúng nội dung, đối tượng, chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát khoản chi, thu tài chính.
- Nghĩa vụ nộp, thanh toán nợ.
- Kiểm tra, quản lý việc sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.
- Phát hiện, ngăn ngừa hành vi sai phạm về tài chính và kế toán.
- Phân tích số liệu, thông tin kế toán để tham mưu, đề xuất giải pháp đáp ứng yêu cầu quản trị và ra quyết định tài chính, kinh tế của đơn vị.
- Cung cấp số liệu, thông tin kế toán theo pháp luật.
Kế toán làm việc nội bộ là nhân sự của công ty đảm nhiệm các vai trò và trách nhiệm liên quan tới kế toán trong doanh nghiệp. Họ được hưởng các đãi ngộ và gắn chặt lợi ích với doanh nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm như nhân sự làm việc toàn thời gian. Điều này khác với các đơn vị kế toán thuê ngoài – họ vẫn đảm nhiệm các vai trò kế toán nhưng chỉ bị ràng buộc theo các điều khoản của hợp đồng hợp tác. Do đó, đây là vị trí quan trọng trong quản lý kinh tế trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về vốn, đầu tư, chi phí lẫn lợi nhuận, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả quản lý thông qua kiểm soát và hạn chế thiếu hụt tài chính tốt hơn.
Mức lương trung bình của vị trí kế toán này dao động từ 7 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc cao hơn tuỳ theo kinh nghiệm và vị trí cụ thể.
Công việc cụ thể của kế toán nội bộ
Tuỳ vào quy mô, lĩnh vực hoạt động, loại hình của từng doanh nghiệp mà công việc cụ thể của vị trí kế toán này khác nhau. Tuy nhiên, những công việc chính bao gồm:
- Lưu trữ, phân loại, sắp xếp các chứng từ nội bộ.
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ nội bộ.
- Hạch toán chứng từ theo đúng quy định nội bộ.
- Phối hợp cùng các kế toán khác trong công việc.
- Lập, xuất báo cáo định kỳ theo tuần, tháng, quý hoặc bất cứ khi nào có yêu cầu.
- Phân tích, thống kê số liệu về tình hình kinh doanh công ty, qua đó cung cấp thông tin, ý kiến tư vấn về định hướng phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp.
- Lập báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Ngoài ra, kế toán làm việc nội bộ còn được phân thành nhiều chức năng tuỳ thuộc vào bộ phận hoặc đặc thù riêng của doanh nghiệp.
- Kế toán kho: quản lý tình hình xuất – nhập hàng hóa tại kho, theo dõi, quản lý hàng hoá kho…
- Kế toán thu chu: lập phiếu thu, phiếu chi trong doanh nghiệp, đảm nhiệm công việc thu, chi cho cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp, theo dõi luồng tiền và quản lý tiền.
- Kế toán thanh toán: lập chứng từ liên quan tới đề nghị thanh toán, hoàn ứng, tạm ứng, theo dõi, kiểm soát các khoản thanh toán, tạm ứng, đối chiếu công nợ…
- Kế toán tiền lương: soạn thảo, quản lý hợp đồng lao động, quản lý và xây dựng quỹ lương, cơ chế trả lương, cách tính và thanh toán lương, theo dõi các chế độ về bảo hiểm (BHXH, BHYT, BH thất nghiệp…).
- Kế toán bán hàng: theo dõi số liệu mua bán hàng hoá, lập hoá đơn hoặc chứng từ bán hàng, đề xuất các loại chiết khấu hoặc thẻ VIP cho khách hàng, tổng hợp báo cáo doanh thu, đối chiếu hàng hoá với thủ kho cuối ngày…
- Kế toán tổng hợp: phân loại, tổng hợp chứng từ, cập nhập báo cáo hàng ngày, theo dõi tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích số liệu, đưa ra các đề xuất liên quan đến quản lý tài chính cho lãnh đạo công ty.
- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình thu, trả công nợ, lên kế hoạch thu nợ hoặc giãn nợ tùy theo tình hình thực tế, làm các báo cáo liên quan đến nợ xấu, công nợ…
- Kế toán ngân hàng: mở tài khoản kế toán cho doanh nghiệp, nộp tiền, lập uỷ nhiệm chi, theo dõi luồng tiền của doanh nghiệp qua ngân hàng và lưu trữ tại ngân hàng…
- Kế toán trưởng: theo dõi, điều hành, chỉ đạo, kiểm tra và kiểm soát số liệu kế toán doanh nghiệp, tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp về tình hình tài chính, giúp công ty phát triển tối ưu.
Yêu cầu khi tuyển kế toán nội bộ
Khi tuyển dụng kế toán cho nội bộ, tuỳ theo từng vị trí mà doanh nghiệp có yêu cầu cụ thể khác nhau, tuy nhiên, dù tuyển vị trí nào cũng đều có các yêu cầu cơ bản sau:
Về chuyên môn và kỹ năng cứng
- Có nghiệp vụ kế toán (tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, biết cách lập báo cáo, kiểm tra số liệu, hạch toán chứng từ…)
- Tin học văn phòng
- Thành thạo phần mềm kế toán (như Misa, FAST, 3Tsoft…)
Về kỹ năng mềm
- Lập kế hoạch làm việc
- Phân tích, quan sát, tổng hợp
- Nhạy bén với số liệu
- Làm việc dưới áp lực
- Làm việc chuyên nghiệp
- Quản lý thời gian
- Giao tiếp tốt
- Thích ứng nhanh với môi trường
- Tính cách trung thực, tuân thủ bảo mật
- Thói quen tỉ mỉ, cẩn thận
Hiện nay, trên cả nước có nhiều trường Đại học, Cao đẳng và các trung tâm đào tạo về nghiệp vụ kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Nếu bạn có mong muốn trở thành một chuyên viên kế toán trong nội bộ, bạn có thể khởi đầu bằng lựa đăng ký các chương trình học bài bản để được đào tạo về kiến thức chuyên môn vững chắc.
Ngoài ra, cần không ngừng học hỏi thêm các kỹ năng về phân tích số liệu hay sử dụng phần mềm, trau dồi cả kỹ năng cứng và mềm qua những khoá học trong và ngoài nước để nâng cao năng lực. Càng có nhiều kinh nghiệm và chứng minh được năng lực, bạn càng dễ dàng được tăng lương và có vị trí vững chắc trong ngành kế toán.
Một số lưu ý khi ứng tuyển kế toán nội bộ
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu kế toán nội bộ là gì. Để chuẩn bị tốt khi ứng tuyển cho vị trí kế toán trong nội bộ, sau đây là một số lời khuyên từ Việc Làm 24h.
Lựa chọn kênh tuyển dụng uy tín
Kế toán làm việc nội bộ là vị trí quan trọng và cần thiết với mọi doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển vị trí này luôn cao trên thị trường việc làm. Tuy nhiên, để tìm được công việc phù hợp, bạn nên xem xét kỹ càng các kênh thông tin tuyển dụng. Đặc biệt nên: đọc kỹ phần mô tả công việc, cảnh giác trước những thông tin tuyển dụng bất thường và chỉ nên tìm việc ở những trang tin và các nhà tuyển dụng uy tín để đảm bảo quyền lợi.
Chuẩn bị tốt CV
Đây là khâu quan trọng cho dù bạn ứng tuyển ở bất cứ ngành nghề nào. Đặc biệt đối với vị trí kế toán làm việc nội bộ, CV cần thể hiện được sự chuyên nghiệp, trung thực, tỉ mỉ và chính xác.
Bạn nên làm nổi bật các thông tin về bằng cấp kế toán mình có, kinh nghiệm làm việc cũng như các kỹ năng chi tiết bạn có và đáp ứng yêu cầu của vị trí này.
Muốn vậy, bạn cần nghiên cứu kỹ mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra để có được phần trình bày CV phù hợp nhất.
Phỏng vấn kế toán nội bộ
Sau khi qua bước sàng lọc CV, phỏng vấn là khâu quan trọng tiếp theo bạn cần chuẩn bị. Thông thường, khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi chi tiết hơn về kinh nghiệm và năng lực làm việc của bạn. Tuỳ theo từng vị trí (kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán công nợ…) mà câu hỏi cụ thể theo yêu cầu chuyên môn.
Để buổi phỏng vấn suôn sẻ, thuận lợi, bạn có thể chuẩn bị trước các thông tin:
- Thông tin về doanh nghiệp, công ty hoặc chi nhánh bạn đang ứng tuyển.
- Tập dượt trả lời trước câu hỏi phỏng vấn (tham khảo từ internet hoặc hỏi kinh nghiệm người quen …).
Ngoài ra, khi phỏng vấn nên chuẩn bị trang phục lịch sự, đến đúng giờ và giữ thái độ tự tin, trung thực khi trả lời.
Lời kết
Trên đây, Việc Làm 24h đã chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản về vị trí kế toán nội bộ trong doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm liên quan tới vị trí kế toán trong nội bộ doanh nghiệp, mong rằng bài viết giúp bạn hiểu hơn về vị trí này cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất và tìm việc hiệu quả hơn.
Xem thêm: Design Thinking là gì? Quy trình ứng dụng Design Thinking để làm việc hiệu quả