Kế toán tài chính là những “chuyên gia” đóng vai trò quan trong trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Kế toán tài chính là gì? Công việc và vai trò công việc cụ thể ra sao? Làm thế nào phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị? Tất cả sẽ được Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về kế toán tài chính
Kế toán tài chính là gì?
Kế toán tài chính là bộ phận chịu trách nhiệm thu thập, phân tích và cung cấp thông tin tài chính để lập các báo cáo như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…
So sánh kế toán và tài chính
Kế toán là một phần của tài chính, kế toán và tài chính là mối quan hệ bổ trợ cho nhau để hoạt động doanh nghiệp được hiệu quả. Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế toán thường chịu luôn trách nhiệm tài chính. Tuy nhiên, tại các tập đoàn lớn, công việc kế toán và tài chính được phân định rõ ràng hơn.
Đặc điểm | Kế toán | Tài chính |
Mục tiêu | Cung cấp thông tin tài chính chính xác, minh bạch và đầy đủ cho các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính và khả năng hoạt động của doanh nghiệp. | Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp thông qua các hoạt động như lập kế hoạch tài chính, đầu tư, huy động vốn, quản lý rủi ro,… |
Phạm vi | Tập trung vào các sự kiện tài chính đã xảy ra. | Tập trung vào việc phân tích, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính cho doanh nghiệp trong tương lai. |
Phương pháp | Sử dụng các chuẩn mực kế toán để đảm bảo tính thống nhất và minh bạch của thông tin tài chính. | Sử dụng các phương pháp và mô hình đa dạng phù hợp với nhu cầu và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. |
Sản phẩm đầu ra | Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…) | Kế hoạch tài chính, dự án đầu tư, chiến lược phát triển,… |
Vai trò | Ghi chép, xử lý và báo cáo thông tin tài chính trung thực và khách quan. | Phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định tài chính để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. |
Đối tượng sử dụng thông tin | Nhà đầu tư, cơ quan nhà nước, ngân hàng, chủ nợ,… | Đội ngũ quản lý doanh nghiệp. |
Mô tả chi tiết công việc
1. Ghi nhận giao dịch tài chính
- Thu thập đầy đủ, chính xác các giao dịch tài chính phát sinh.
- Bảo quản hồ sơ chứng từ kế toán theo quy định.
2. Lập báo cáo tài chính
- Lập các báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quý, năm) theo các chuẩn mực kế toán. Bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu,…
- Tất cả dữ liệu trong báo cáo tài chính cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, minh bạch và phản ánh trung thực tình hình tài chính.
3. Phân tích thông tin tài chính
Phân tích các thông số tài chính, so sánh dữ liệu kế toán với mục tiêu doanh nghiệp để dự báo biến động ngân sách, đánh giá hiệu suất tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể tối ưu tài chính, ngăn chặn lãng phí và phân bổ tài nguyên.
4. Cung cấp thông tin tài chính cho các bên liên quan
- Cung cấp thông tin tài chính cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin tài chính cho các nhà đầu tư, cổ đông, chủ nợ, cơ quan nhà nước và các bên liên quan khác.
5. Tham mưu cho ban lãnh đạo
- Tham mưu cho ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến ngành và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.
- Phân tích thị trường, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường đối với hoạt động kinh doanh, đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác
- Cập nhật thường xuyên các quy định của pháp luật về kế toán và thuế.
- Áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế vào hoạt động kế toán.
- Quản lý kho tàng, tài sản cố định.
- Quản lý công tác thanh toán, thu hồi nợ.
- Lập và quản lý sổ sách kế toán.
- Thực hiện các công tác kiểm kê tài sản, hàng hóa.
- Báo cáo thuế chính xác và đầy đủ.
- Tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tài chính.
Lưu ý: Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của vị trí có thể thay đổi tùy theo quy mô, ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán
Cung cấp thông tin tài chính
Giữ vai trò quan trọng trong việc ghi chép, xử lý và đảm bảo kiểm soát mọi giao dịch tài chính trong doanh nghiệp được chính xác. Đây là cơ sở để thực hiện các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…
Quản lý rủi ro tài chính
Đây là vị trí chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá và quản lý rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động, đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp nhận biết kịp thời các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Tham mưu quyết định chiến lược
Thông tin được cung cấp là các chỉ số và dữ liệu quan trọng hàng đầu. Dựa vào đó, đội ngũ quản lý doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình tài chính chính xác và đưa ra các quyết định chiến lược đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc tối ưu hóa cấu trúc vốn kịp thời.
Mối quan hệ giữa quản trị tài chính và kế toán
Kế toán được chia thành 3 loại chính, bao gồm:
- Kế toán tài chính: Lập báo cáo và báo cáo các thông tin cho các bên liên quan.
- Kế toán quản trị: Báo cáo thông tin cho đội ngũ quản trị để hoạch định chính sách và điều hành hoạt động doanh nghiệp. Kế toán chi phí: Một phần của kế toán quản trị, chịu trách nhiệm lập hồ sơ và phân tích chi phí liên quan.
Quản trị tài chính và kế toán có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động doanh nghiệp. Dựa trên thông tin cung cấp, quản trị tài chính sẽ phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định quan trọng như:
- Đầu tư
- Huy động vốn
- Sử dụng vốn
- Quản lý rủi ro tài chính
Sau khi quản trị tài chính đưa ra quyết định, kế toán sẽ ghi chép và lập các báo cáo phản ánh kết quả hoạt động đầu tư, huy động vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị
Đặc điểm | Kế toán tài chính | Kế toán quản trị |
Mục tiêu chính | Cung cấp thông tin tài chính cho các bên liên quan. | Cung cấp thông tin tài chính cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ. |
Phạm vi và chu kỳ báo cáo | – Phạm vi báo cáo bao gồm toàn bộ doanh nghiệp, phản ánh tình hình tài chính tổng thể. – Báo cáo theo chu kỳ hàng quý, năm. – Một số báo cáo tài chính tiêu biểu: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu. | – Phạm vi báo cáo linh hoạt, có thể tập trung vào từng bộ phận, phòng ban, dự án, sản phẩm cụ thể,… – Báo cáo linh hoạt tùy nhu cầu doanh nghiệp theo ngày, tuần, tháng,… – Một số báo cáo quản trị tiêu biểu: Báo cáo chi phí sản xuất, Báo cáo phân tích lợi nhuận, Báo cáo dòng tiền theo hoạt động, Báo cáo dự toán ngân sách. |
Nguyên tắc cung cấp thông tin | Đảm bảo tính thống nhất dựa theo những nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. | Không có quy chuẩn áp dụng bắt buộc. Nội dung báo cáo có thể tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu doanh nghiệp. |
Loại thông tin | – Tập trung vào các số liệu tài chính tổng hợp như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… – Thông tin tài chính tập trung vào quá khứ (các giao dịch đã xảy ra). | – Gồm thông tin chi tiết về hoạt động nội bộ doanh nghiệp như chi phí sản xuất, lợi nhuận từ các sản phẩm cụ thể và các chỉ số hiệu suất nội bộ. – Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiện tại và tương lai (phân tích tình hình hiện tại và dự báo xu hướng trong tương lai). |
Ví dụ | Ghi chép và báo cáo doanh thu từ bán hàng trong tháng 1 là 10 tỷ đồng. | Phân tích chi phí sản xuất sản phẩm A để đề xuất biện pháp giảm chi phí trong tương lai. |
Một số câu hỏi thường gặp về ngành kế toán tài chính
1. Học ngành gì
Các bạn yêu thích vị trí này có thể theo học các ngành tài chính, quản trị kinh doanh, Luật kinh tế,…
2. Cơ hội nghề nghiệp
Ngành đang là nghề nghiệp hấp dẫn và có nhiều triển vọng. Nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và số lượng doanh nghiệp gia tăng đáng kể.
3. Mức lương có cao không?
Đây là một trong những công việc có mức lương cao hiện nay. Mức lương khởi điểm cho thường dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Sau khi có kinh nghiệm, vị trí có thể nhận mức lương lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn nữa tùy vào năng lực.
Kết luận
Vị trí đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động tài chính. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc và vai trò của ngành. Các bạn có thể tìm việc làm và ứng tuyển trực tiếp trên Vieclam24h.vn. Chúc bạn thành công.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.