Vì sao bạn không được gọi phỏng vấn, dù đã miệt mài nộp CV khắp nơi?

Bạn tự hào với CV hoàn chỉnh mà bản thân đã đặt cả tâm huyết tạo ra, tuy nhiên, sau hàng chục lần gửi CV, bạn lại không nhận được một cuộc gọi phỏng vấn nào. Điều này khiến bạn thất vọng và đặt ra câu hỏi: “Tại sao mình không được gọi phỏng vấn?”. Sự thực là, có nhiều yếu tố khác nhau khiến CV của bạn không thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và dẫn đến việc bạn không được gọi phỏng vấn. Đừng lo lắng, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn giải mã 10 lý do phổ biến khiến bạn không được gọi phỏng vấn và cung cấp các giải pháp hiệu quả để cải thiện tình hình này. Cùng theo dõi nhé!

Giải mã 10 lý do vì sao bạn không được gọi phỏng vấn?

không được gọi phỏng vấn
Bạn có thắc mắc vì sao không được gọi phỏng vấn không?

1. Ứng tuyển các vị trí không phù hợp với kinh nghiệm

Ứng tuyển các vị trí không phù hợp với năng lực của bản thân chính là lý do khiến bạn không được gọi phỏng vấn. Bạn cần hiểu rằng các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm nhân tố tiềm năng với những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu, tính chất công việc. Khi ứng tuyển bất kỳ vị trí nào, hãy đảm bảo rằng bạn đáp ứng được ít nhất 50 – 70% yêu cầu công việc. Nếu không có đủ kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, khả năng bạn được chọn sẽ giảm đi đáng kể.

Để khắc phục vấn đề này, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng mô tả và yêu cầu công việc trước khi nộp đơn. Hãy tìm hiểu chính xác vai trò, trách nhiệm mà công việc yêu cầu và so sánh với kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu của bản thân. 

2. Không được gọi phỏng vấn vì CV dài dòng, rườm rà

Nhiều ứng viên cho rằng CV càng dài, càng chi tiết càng tốt; chính quan điểm sai lầm này đã khiến các bạn không được gọi phỏng vấn. CV là một bản tóm tắt làm nổi bật những ưu điểm của bạn, giúp thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là mảnh ghép còn thiếu cho vị trí mà họ đang tìm kiếm. 

Thông thường, nhà tuyển dụng thường chỉ dành thời gian vài phút để nghiên cứu CV của ứng viên. Nếu CV của bạn quá dài, nhà tuyển dụng không thể đọc kỹ, điều này có thể khiến họ vô tình bỏ sót những thông tin quan trọng. Hãy đảm bảo rằng CV của bạn chỉ nằm trong khoảng 1-2 trang, với những thông tin quan trọng liên quan đến công việc được sắp xếp ưu tiên.

3. Đừng viết mục tiêu chung chung

Thay vì chỉ đưa ra mục tiêu chung chung, hãy viết một phần “Tóm tắt sự nghiệp” để tạo một bức tranh tổng quan về sự nghiệp của bạn. Từ đó, nhấn mạnh những điểm nổi bật nhất trong sự nghiệp như những thành tựu đáng chú ý, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm,…. Lưu ý rằng mục tiêu ứng tuyển vẫn rất quan trọng, nhưng bạn có thể bày tỏ trong thư xin việc hoặc trong cuộc phỏng vấn. 

4.  Kinh nghiệm làm việc không xuất hiện nổi bật trong CV

Kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng trong CV mà nhà tuyển dụng thường tìm kiếm trước đầu tiên. Do đó, bạn có thể làm nổi bật phần này bằng cách đặt phần nội dung kinh nghiệm làm việc ở vị trí trang đầu tiên của CV. Hãy sắp xếp kinh nghiệm công việc gần đây nhất ở đầu danh sách, tiếp theo là các công việc trước đó theo thứ tự thời gian từ mới nhất đến cũ hơn. Điều này giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển và kinh nghiệm làm việc của bạn.

Xem thêm: Nghệ thuật viết CV: Bật mí cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV nổi bật hơn

5. CV thiếu ấn tượng vì ghi thành tích không rõ ràng

Nếu CV chỉ liệt kê các nhiệm vụ công việc mà không đề cập đến những thành tựu đã đạt được, bạn dễ bị các nhà tuyển dụng đánh dấu “X”. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng không khó, điều họ quan tâm nhất là những gì bạn đã đóng góp và những thành tựu nổi bật trong quá trình làm việc của bạn. 

Hãy sử dụng các câu chứa các động từ mạnh như “đạt được,” “thành công trong…,” “đóng góp vào…,”. Chẳng hạn như “Chịu trách nhiệm cho dự án X thuộc Công ty ABC trong 2 năm.” sẽ không gây ấn tượng bằng “Dẫn dắt và đồng hành cùng nhóm 10 người triển khai chiến lược tiếp thị cho dự án X thuộc Công ty ABC trong 2 năm, dẫn đến tăng trưởng 25% trong doanh số bán hàng. Đạt được mục tiêu doanh số hàng tháng trong khoảng thời gian 6 tháng liên tục.” 

6. CV điền sai thông tin khiến cho bạn không được gọi phỏng vấn

Điền sai thông tin CV có thể là một vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tìm việc của ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể loại thẳng tay hồ sơ ứng viên bởi sự thiếu chuyên nghiệp. Do đó, ứng viên nên đảm bảo tính chính xác và trung thực khi điền thông tin vào CV. Kiểm tra kỹ thông tin trước khi gửi và xác minh lại để đảm bảo tính chính xác trong mọi chi tiết. 

Xem thêm: Lưu ý ngay 5 lỗi sai phổ biến ai cũng mắc phải khi viết CV xin việc!

7. Sử dụng 1 CV cho các công việc khác nhau

Gửi cùng một CV cho tất cả các vị trí công việc chính là lý do khiến nhiều ứng viên không được gọi phỏng vấn. Mỗi công việc sẽ có những yêu cầu và mô tả công việc riêng, nhà tuyển dụng mong muốn tìm được ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu công việc. Thay vì một CV quá “đại trà”, việc điều chỉnh nội dung CV không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng mà còn cho thấy mức độ quan tâm của bạn đến công việc đó. Điều này tăng khả năng nhận được lời mời phỏng vấn và giúp bạn tiến xa hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

8. Không được gọi phỏng vấn vì đã giới hạn phạm vi tìm việc của bản thân

Tập trung vào chất lượng hơn số lượng là điều tất yếu khi xin việc, tuy nhiên, ứng tuyển quá bị động và thiếu linh hoạt cũng là nguyên do khiến nhiều người không nhận được cuộc gọi phỏng vấn. Khi tìm kiếm việc làm, bạn nên chủ động mở rộng phạm vi khám phá nhiều nguồn thông tin khác nhau như trang web việc làm Việc Làm 24h, mạng xã hội, cộng đồng chuyên ngành, mối quan hệ xung quanh,… 

Đôi khi, tìm kiếm công việc chỉ trong một vị trí cụ thể có thể hạn chế cơ hội của bạn. Hãy xem xét mở rộng phạm vi ứng tuyển và khám phá các công việc có liên quan hoặc tương tự mà bạn có thể áp dụng kỹ năng mềm và kinh nghiệm của mình. 

9. Thời gian nghỉ việc khá lâu trước khi tìm công việc mới

Nếu bạn có một khoảng thời gian nghỉ việc tương đối dài trước khi ứng tuyển, nhà tuyển dụng có thể thắc mắc hoặc quan ngại về mục tiêu sự nghiệp của bạn. Điều bạn cần làm là giải thích lý do tại sao bạn rời khỏi công việc trước đó cũng như cách vấn đề đã được giải quyết ra sao trong CV hoặc đính kèm thư giới thiệu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giải quyết những khoảng trống này bằng cách nâng cao kỹ năng bằng các khóa học chuyên môn hoặc tham gia các công việc freelancer trong thời gian nghỉ việc

10. Chỉ tập trung vào CV mà bỏ quên thư xin việc

Thư xin việc (cover letter) là một phần quan trọng trong quá trình tìm việc, cung cấp cho bạn cơ hội để giới thiệu bản thân, trình bày lý do bạn quan tâm đến công việc và tại sao bạn là ứng viên lý tưởng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Nên nhớ rằng cách kết hợp CV và thư xin việc một cách chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và nhận được cuộc gọi phỏng vấn nhanh chóng.

Hướng dẫn ứng viên tạo hồ sơ trực tuyến dễ dàng trên Việc Làm 24h

Để tránh sai sót thông tin khi tạo và gửi CV xin việc, bạn có thể dùng trang Việc Làm 24h để tạo và gửi CV trực tuyến với các phần điền thông tin rõ ràng, đơn giản.

Bước 1: Truy cập Việc Làm 24h và chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản hoặc chọn Đăng ký dễ dàng với số điện thoại, tài khoản Google, Facebook. 

Bước 2. Tại trang Quản lý hồ sơ, nhấn chọn hình thức “Tạo hồ sơ trực tuyến”.

không được gọi phỏng vấn

Bước 3. Tại biểu mẫu tạo hồ sơ từng bước, các bạn nhập đầy đủ thông tin yêu cầu rồi bấm vào nút “Lưu thông tin”.

Các thông tin yêu cầu trong hồ sơ bao gồm:

1. Thông tin cá nhân (bắt buộc): Bạn điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu sau đó nhấn vào nút “Lưu thông tin”.

không được gọi phỏng vấn

2. Thông tin chung (bắt buộc): Bạn điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu sau đó nhấn vào nút “Lưu thông tin”.

không được gọi phỏng vấn

3. Kinh nghiệm làm việc (bắt buộc): Bạn điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu sau đó nhấn vào nút “Lưu thông tin”.

không được gọi phỏng vấn

Lưu ý: Nếu bạn đã nhấn chọn “Chưa có kinh nghiệm” tại phần Thông tin chung thì không bắt buộc nhập thông tin ở phần này.

4. Thông tin học vấn (bắt buộc): Bạn điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu sau đó nhấn vào nút “Lưu thông tin”.

không được gọi phỏng vấn

Lưu ý: Nếu bạn đã nhấn chọn “Trung học” tại phần Thông tin tổng quan thì không bắt buộc nhập thông tin ở phần này.

5. Ngoại ngữ (không bắt buộc): Bạn điền điền thông tin nếu có sau đó nhấn vào nút “Lưu thông tin”.

không được gọi phỏng vấn

6. Tin học (không bắt buộc): Bạn điền điền thông tin nếu có sau đó nhấn vào nút “Lưu thông tin”.

7. Người tham khảo (Không bắt buộc): Bạn điền điền thông tin nếu có sau đó nhấn vào nút “Lưu thông tin”.

8. Trạng thái “Cho phép Nhà tuyển dụng tìm kiếm hồ sơ” (bắt buộc), các bạn có thể chọn như sau:

không được gọi phỏng vấn
  • Cho phép “Nhà tuyển dụng tìm kiếm thông của bạn” và nhà tuyển dụng có thể chủ động liên hệ mời phỏng vấn. 
  • Không cho phép “Nhà tuyển dụng tìm kiếm tìm kiếm thông của bạn”, hồ sơ chỉ được sử dụng để ứng tuyển.

Bước 4. Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn nhận vào nút “Lưu và đăng hồ sơ”.

không được gọi phỏng vấn

Lúc này, bạn sẽ thấy thông báo “Tạo hồ sơ thành công”.

không được gọi phỏng vấn

Như vậy, các bạn đã tạo hồ sơ trực tuyến trên Vieclam24h.vn thành công, các bạn có thể tiếp tục tìm kiếm các việc làm phù hợp trên Việc Làm 24h.

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn khám phá 10 lý do phổ biến khiến bạn không được gọi phỏng vấn và những gợi ý quan trọng để cải thiện tình hình. Giờ đây chính là lúc bạn áp dụng những kiến thức này vào thực tế và tạo ra những thay đổi tích cực trong CV cá nhân. Đừng quên rằng các bạn có thể điền hồ sơ xin việc với các bước đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng trên website Việc Làm 24h nhé. Chúc bạn thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm!

Xem thêm: LinkedIn là gì? Cách tối ưu hóa các tính năng của LinkedIn để tìm việc

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục