Tiếp thị đóng vai trò quan trọng đối với việc mở rộng hình ảnh thương hiệu. Trong đó, sự xuất hiện của KOL sẽ tác động mạnh mẽ đến các chiến lược tiếp thị trong bối cảnh công nghệ số. Thay vì sử dụng bảng quảng cáo hoặc banner truyền thống, nhiều doanh nghiệp hiện đại đã kết hợp KOL và các công cụ tiếp thị số hoá để tiếp thị – quảng cáo thương hiệu. Vậy chính xác KOL là gì? Làm thế nào để trở thành KOL chuyên nghiệp? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá ngay!
KOL – nhân tố “vàng” trong ngành tiếp thị
KOL là gì? KOL là viết tắt của từ gì?
KOL là gì? KOL là viết tắt của từ Key Opinion Leader (tạm dịch: người có tầm ảnh hưởng hoặc người dẫn dắt dư luận chủ chốt) dùng để chỉ một cá nhân, tổ chức có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực, ngành nghề mà họ hoạt động. Các KOL có kiến thức chuyên môn sâu rộng và tiếng nói trong cộng đồng. Chính vì thế, họ thường sở hữu một lượng lớn người theo dõi trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, báo chí – truyền hình,…
KOL có thể là những “ngôi sao” được nhiều người biết đến như MC, diễn viên, beauty blogger, TikToker, Youtuber,… Đây là những người có tác động và sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng của mình.
Khách hàng thường tin tưởng KOL như một “người tiêu dùng thực thụ” chứ không đơn thuần là nhân vật đại diện cho các nhãn hàng, thương hiệu. Trong thời gian gần đây, nền tảng TikTok phát triển mạnh tại Việt Nam, tạo ra một “mảnh đất” màu mỡ “ươm mầm” cho những “hạt giống” KOLs TikTok.
Các chiến lược tiếp thị thông qua KOLs phát triển và ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Đây được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa chiến thuật Marketing Online và trải nghiệm thực tế của người dùng.
4 nhóm KOL chính và phổ biến nhất
Sau khi hiểu rõ về khái niệm KOL, bạn cần tìm hiểu các nhóm KOL là gì? Về cơ bản, KOL được phân thành 4 nhóm tùy thuộc vào số lượng người theo dõi.
Tuy những định nghĩa về KOL liên tục thay đổi, nhưng nhìn chung, KOL càng có nhiều người theo dõi, giá trị họ tạo ra càng cao và tầm ảnh hưởng càng lớn. Đây chính là những yếu tố giúp tác động đến sự thành công về mặt tiếp thị của thương hiệu.
- Mega Influencer: Cá nhân có hơn 1.000.000.000 lượt theo dõi. Đây được xem là hạng mục KOL cao cấp nhất.
- Macro Influencer: Cá nhân có hơn 100.000 người theo dõi, là hạng mục KOL cao thứ 2.
- Micro-influencer: Cá nhân có hơn 10.000 người theo dõi. Nhóm KOL này có mối quan hệ và tương tác chặt chẽ hơn với những người theo dõi mình.
- Nano Influencer: Cá nhân có hơn 1.000 người theo dõi. Đây là một KOL vừa bắt đầu sự nghiệp.
Xem thêm: Influencer là gì? Làm sao để chuyên nghiệp và mang tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội?
Điểm khác nhau giữa Influencer và KOL là gì?
Trên thực tế, KOL và Influencer đều hướng đến mục tiêu là quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, xét về mặt chuyên môn, KOL và Influencer có những khác biệt đáng kể. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt ấy, bạn cần nắm được Influencers là gì.
Influencers (tạm dịch: người ảnh hưởng) là thuật ngữ dùng để chỉ những người có tầm ảnh hưởng nhất định đến người tiêu dùng. Khả năng chính của Influencers là tác động, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và quyết định mua hàng của một nhóm đối tượng nhỏ hoặc cả cộng đồng lớn. Tuỳ vào khả năng của mình, mỗi Influencers có sức ảnh hưởng và tác động khác nhau. Một số Influencers có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam là Chi Pu, Trấn Thành, Sơn Tùng MTP,…
Phạm vi ảnh hưởng
Influencers là những người sở hữu lượng lớn lượt theo dõi trên mạng xã hội. Do đó, một Influencers thường được tin tưởng để quảng bá doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông của mình. Dù vậy, kiến thức về chuyên môn, sản phẩm/dịch vụ của các Influencers chỉ nằm ở mức cơ bản, thậm chí là không có.
Ngược lại, KOLs là các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Ý kiến, quan điểm của KOLs được xem là chính đáng, có sức thuyết phục cực kỳ cao vì họ thấu hiểu về lĩnh vực ấy.
Tương tác với người dùng
KOLs có xu hướng giao tiếp một chiều, hiếm khi phản hồi và tương tác lại người theo dõi. Mặt khác, những Influencers là những người giao tiếp 2 chiều. Họ thường tương tác tích cực với người dùng bằng nhiều cách khác nhau.
Phương tiện áp dụng
Phương tiện truyền thông cũng là một trong những điểm khác biệt lớn giữa KOLs và Influencers. Thông thường, Influencers sẽ sử dụng mạng xã hội thường xuyên hơn để quảng bá thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp với những người quan tâm họ. Trong khi đó, các KOLs lại xuất hiện tại các sự kiện hoặc những nền tảng truyền thông lớn như truyền hình, đài phát thanh nhiều hơn.
Tầm quan trọng của KOL đối với doanh nghiệp
Tất nhiên, những giá trị mà KOL tạo ra sẽ mang đến kết quả tích cực cho doanh nghiệp, nhãn hàng. Chính vì thế, áp dụng chiến lược tiếp thị qua KOL là giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng. Vậy lợi ích nổi bật của KOL là gì?
Tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Lợi ích đầu tiên mà KOL mang lại là nâng cao nhận thức về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu sẽ được công nhận rộng rãi hơn.
Có thể nói, KOL giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Thông thường, phần lớn người theo dõi các KOLs đều nằm trong nhóm khách hàng được xác định ở một lĩnh vực cụ thể.
Thế nên, hầu như mọi doanh nghiệp đều mời KOL để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình đến đúng tệp khách hàng tiềm năng. So với chạy quảng cáo trên Facebook hay Google Ads, “bắt tay” với KOL hiệu quả hơn nhiều.
Tạo sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ
Thực thi chiến lược tiếp thị qua KOL là sự lựa chọn tuyệt vời đối với những doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh. KOL có khả năng tạo ra sức ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp. Khi hợp tác với một KOL uy tín, doanh nghiệp cũng sẽ hưởng được “tiếng thơm”. Nhờ đó, khách hàng sẽ tin dùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hơn so với các đối thủ khác.
Thúc đẩy quyết định mua sắm của khách hàng
Khi đã xây dựng được niềm tin và tăng độ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua sắm. Theo tâm lý chung, khi đang phân vân hoặc gặp trở ngại trong lúc mua sắm, người tiêu dùng thường tìm đến người có chuyên môn, am hiểu hoặc từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ để tham khảo.
Ở đây, Vieclam24h.vn có sự so sánh nhỏ, với 2 sản phẩm đến từ 2 thương hiệu khác nhau, khách hàng chắc chắn sẽ ưu tiên chọn sản phẩm có sự góp mặt của KOLs. Khách hàng thường nghĩ rằng sự lựa chọn của KOLs là hợp lý và có thể tin tưởng.
Tăng thứ hạng SEO
KOL vốn là “nghề” có sức ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng trên Blog hoặc các nền tảng mạng xã hội. Vì vậy, KOL hoàn toàn có thể tận dụng những nền tảng này để tiếp cận với khách hàng. Tiêu biểu là một số KOL tạo ra những trang chuyên đánh giá về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ. Các trang này thường sẽ đính kèm một đường link dẫn về trang web đang được đánh giá. Cách thức này được Google đánh giá rất cao vì giúp tăng lượt click vào website của doanh nghiệp mà bạn đang hợp tác.
Xem thêm: SEO là gì, SEM là gì? SEO và SEM khác nhau như thế nào?
Các bước trở thành một KOL chuyên nghiệp
Bí quyết trở thành KOL là gì đã trở thành câu hỏi được rất nhiều người trẻ đặt ra trong thời gian gần đây. Xu hướng trở thành người có tầm ảnh hưởng ngày càng tăng trong bối cảnh công nghệ số. Dưới đây là 7 bước cơ bản để bạn trở thành một KOL chuyên nghiệp.
Bước 1: Nhận diện thế mạnh của bản thân
Để trở thành một KOL chuyên nghiệp, bạn phải sở hữu kiến thức chuyên sâu về một ngành nghề, lĩnh vực nào đó. Đồng thời, bạn nên tạo ra những điểm mạnh riêng để tăng tính thuyết phục người dùng.
Nếu có khả năng giao tiếp tốt, bạn có thể trở thành TikToker, YouTuber. Hoặc nếu thành thạo kỹ năng mềm: makeup, làm tóc, bạn hãy tự tin quay video dạy makeup, làm tóc. Hiểu đơn giản, KOL sẽ chỉ làm những điều bản thân họ giỏi và thật sự đam mê.
Bước 2: Xây dựng content thu hút
Sau khi biết được lợi thế của mình, bước tiếp theo để trở thành KOL là gì?
Xây dựng content thu hút chính là bước quan trọng mà các KOL không thể bỏ qua. Tuỳ vào nhu cầu và mỗi nền tảng mạng xã hội, bạn có thể xây dựng các thông điệp tích cực.
Trên hết, các nội dung bạn triển khai cần phải ngắn gọn, chi tiết và đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng. Chỉ có như vậy, khi đăng tải, nội dung bạn mới được nhiều người hưởng ứng và yêu thích. Trước khi trở thành một KOL chuyên nghiệp, bạn cần là một content creator giỏi.
Vậy content creator là gì?
Content creator là người tận dụng khả năng sáng tạo của mình để tạo ra những nội dung thú vị, mới mẻ trên mọi phương tiện truyền thông nhằm thu hút một lượng khán giả. Các content có thể được tạo ra trên Email, mạng xã hội, blog hoặc bất kỳ nền tảng nào có thể tiếp cận người dùng.
Xem thêm: Content Creator: Người sáng tạo nội dung là làm gì, cơ hội nghề nghiệp như thế nào
Bước 3: Xác định nhóm khách hàng
Xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu cũng là bước quan trọng khi trở thành KOL. Bạn phải hiểu rõ mình đang nhắm đến những đối tượng nào, độ tuổi bao nhiêu, mức thu nhập ra sao,… Nếu hướng đến những người dùng trẻ, độ tuổi dao động từ 18 – 25, bạn nên chọn các sản phẩm/dịch vụ không quá đắt tiền.
Bước 4: Tiếp thu mọi ý kiến
Trên thực tế, không phải KOL nào vừa vào nghề đã được yêu thích ngay từ đầu. Phần lớn KOLs đều phải trải qua những ý kiến cả tích cực lẫn tiêu cực. Lúc này, thay vì né tránh, bạn nên tiếp nhận mọi đánh giá, nhận xét của người theo dõi.
Đối với những lời đánh giá, nhận xét tích cực, bạn hãy hoan hỷ đón nhận.. Đồng thời, bạn cũng nên xem những ý kiến trái chiều là động lực để cố gắng mỗi ngày. Là một KOL giỏi, bạn buộc phải thích nghi với dư luận để phát triển mạnh mẽ và cứng cỏi hơn trong ngành này.
Bước 5: Đầu tư kinh phí và tâm huyết
Để trở thành KOL và quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, bạn cần phải đầu tư các thiết bị, máy móc, trang phục, chạy quảng cáo,… Đây đều là những yếu tố cần thiết bạn phải chuẩn bị trước khi nhận được bất kỳ hợp đồng nào.
Bên cạnh tiền bạc, bạn cũng phải dành thời gian, công sức và cả tâm huyết của mình để xây dựng kênh cá nhân tốt hơn. Kênh càng lớn mạnh, chuyên nghiệp, càng thu hút nhiều người dùng và doanh nghiệp.
Bước 6: Luôn học hỏi, cải thiện chuyên môn
Là một KOL, bạn không thể để bản thân bị lạc hậu, tụt dốc. Không chỉ trang bị kiến thức cần thiết ở một lĩnh vực cụ thể, bạn cần học hỏi, trau dồi và liên tục đổi mới bản thân. Khi cập nhật cho người xem những thông tin mới nhất, hữu ích và chất lượng, bạn chắc chắn sẽ càng uy tín hơn trong mắt họ.
Bước 7: Mở rộng các mối quan hệ xung quanh
Đối với nghề KOL, khả năng giao tiếp tốt chính là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Không chỉ giúp tự tin hơn trong việc truyền tải thông tin đến khách hàng, kỹ năng giao tiếp tốt còn mở ra nhiều cơ hội để bạn phát triển. Thông qua đó, bạn sẽ mở rộng thêm những mối quan hệ với đồng nghiệp, nhãn hàng, công ty agency và cải thiện lượt theo dõi.
Kết luận
KOL là một lĩnh vực không mới nhưng vẫn luôn tạo ra sức hấp dẫn cực lớn đối với người trẻ. Công việc này không chỉ mang đến nguồn thu nhập ổn định, hấp dẫn mà còn giúp người trẻ xây dựng được uy tín, tăng độ nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông. Nhìn chung, KOL là một nghề vừa có “tiếng”, vừa có “miếng”.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ khái niệm KOL là gì và cách trở thành một KOL chuyên nghiệp. Hãy theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những kiến thức hữu ích mà bạn quan tâm. Nếu đang tìm kiếm một công việc ổn định, phù hợp với năng lực của bản thân, đừng ngại truy cập vào website của Vieclam24h.vn để khám phá hệ sinh thái việc làm hấp dẫn.
Không chỉ là nền tảng kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng uy tín, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h còn là trang web hỗ trợ ứng viên tạo CV chuyên nghiệp miễn phí. Chỉ mất khoảng 3 phút, bạn đã có thể tạo CV xin việc trên trang web Vieclam24h.vn. Với giao diện trực quan, đơn giản, trang web Vieclam24h.vn cho phép người dùng tạo CV dễ dàng qua điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…
Xem thêm: Influencer là gì? Làm sao để chuyên nghiệp và mang tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội?