Top 8 phần mềm kế toán hữu ích mà doanh nghiệp không thể bỏ qua

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc sử dụng các phần mềm kế toán doanh nghiệp để quản lý tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian, công sức cho nhân viên kế toán, mà còn giúp tăng tính chính xác trong quản lý tài chính. Trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phần mềm kế toán phổ biến hiện nay để giúp các doanh nghiệp có thể chọn lựa giải pháp quản lý tài chính phù hợp nhất. 

Phần mềm kế toán là gì?

Phần mềm kế toán được thiết kế để hỗ trợ việc quản lý, theo dõi và xử lý các thông tin tài chính nhằm đảm bảo hoạt động kế toán của doanh nghiệp dễ dàng và chính xác hơn. Phần mềm này tích hợp nhiều tính năng liên quan đến sổ sách kế toán, khai thuế, thu nợ, thanh toán nợ, trả lương nhân viên,…. Việc sử dụng các phần mềm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xử lý dữ liệu tài chính, cải thiện độ chính xác, giảm thiểu sai sót và bảo mật dữ liệu hiệu quả.

Phần mềm kế toán ERP là gì?

Phần mềm kế toán ERP (Enterprise Resource Planning) là phân hệ quản trị tài chính kế toán nằm trong hệ thống quản trị doanh nghiệp toàn diện bao gồm các tính năng quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý khách hàng,… Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty thiết lập phần mềm kế toán ERP như MISA, Fast, BRAVO, Accnet, Effect,…

Phần mềm ERP triển khai theo hình thức all-in-one, do đa số các hoạt động và mọi nghiệp vụ phát sinh giữa các bộ phận trong doanh nghiệp đều liên quan đến bộ phận kế toán. Do đó, hình thức phân hệ quản lý kế toán tài chính ERP này giúp doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý toàn diện các hoạt động dễ dàng và hiệu quả. Đồng thời, doanh nghiệp có thể kết nối và kiểm soát các luồng dữ liệu minh bạch, chính xác, cập nhật thành hệ thống dữ liệu theo đúng thời gian thực. 

Hiện nay, ERP chỉ nên sử dụng đối với quy mô doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, một vài điều bất cập về phần mềm này mà doanh nghiệp nên cân nhắc như thời gian triển khai dài, chi phí khá lớn, đi theo cả gói phân hệ và khó nâng cấp khi doanh nghiệp muốn thay đổi.

Tiêu chí giúp doanh nghiệp lựa chọn phần mềm phù hợp

  • Phần mềm kế toán phải phù hợp với quy mô hoạt động doanh nghiệp nhằm đảm bảo nhu cầu hạch toán tài chính diễn ra suôn sẻ.
  • Đáp ứng các nghiệp vụ kế toán tài chính như tổng hợp số liệu, báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước, ngân hàng, hoặc các nhà đầu tư,… và kế toán quản trị, thực hiện các yêu cầu nội bộ như lập báo cáo số liệu  về khách hàng, số liệu bán hàng, số liệu hàng tồn kho,…
  • Cập nhật đầy đủ và kịp thời các chính sách, thông tư, mới của Nhà nước,…
  • Giao diện trực quan, dễ sử dụng nhằm giúp kế toán viên thao tác dễ dàng, giảm thời gian thực hiện và tối ưu hiệu suất. 
  • Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phần mềm kế toán.
  • Kết nối với các hệ thống khác dễ dàng như thuế điện tử, chữ ký số, hoá đơn điện tử,… giúp thiết lập hệ sinh thái liên kết chặt chẽ.

Top 8 phần mềm kế toán doanh nghiệp nổi bật hiện nay

1. Phần mềm kế toán MISA

phần mềm kế toán
MISA là phần mềm online phổ biến hiện nay

MISA được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. MISA đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp phần mềm kế toán cho hơn 150.000 doanh nghiệp trên 16 quốc gia.

Điểm nổi bật: 

  • Ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Blockchain,…
  • Dịch vụ đa dạng và linh hoạt, cung cấp 18 phân hệ như phân tích tài chính, quỹ, mua hàng, bán hàng,….
  • Năng suất cao và tiết kiệm thời gian hiệu quả: tự động hạch toán, báo cáo thuế hoặc báo cáo tài chính,… 
  • Thiết lập hệ sinh thái với các liên kết tiện ích với Tổng cục thuế, ngân hàng, phần mềm bán hàng, hóa đơn điện tử, chữ ký số,… giúp xử lý dữ liệu nhanh chóng, tối ưu. 
  • Xem báo cáo điều hành dễ dàng, mọi lúc mọi nơi.
  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng và dễ tùy chỉnh
  • Tính năng bảo mật mạnh mẽ, tránh khỏi các rủi ro về bảo mật.
  • Hỗ trợ khách hàng tốt, nhanh chóng

Nhược điểm: 

  • Phần mềm tính phí, ngân sách phù hợp với doanh nghiệp vừa và lớn.
  • Yêu cầu cấu hình máy tính cao.

2. Phần mềm kế toán Excel

phần mềm kế toán
Bất kỳ kế toán viên nào cũng biết đến phần mềm Excel

Phần mềm Excel là một trong những phần mềm thông dụng nhất hiện nay mà bất kỳ kế toán viên nào cũng từng sử dụng trong công việc kế toán doanh nghiệp từ đơn giản đến phức tạp.

Điểm nổi bật: 

  • Dễ sử dụng, với kiến thức cơ bản về Excel, người dùng có thể tạo các bảng tính, tính toán các khoản thu chi, lập báo cáo tài chính và quản lý ngân sách của doanh nghiệp dễ dàng.
  • Phần mềm Excel cho phép người dùng tạo các công thức tính toán phức tạp, định dạng lại các ô bảng tính và thêm các phím tắt để tăng tốc độ làm việc.
  • Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các phần mềm chuyên dụng hoặc thậm chí Excel có thể được sử dụng như phần mềm miễn phí nếu người dùng đã có bản quyền Office.

Nhược điểm:

  • Không an toàn: Excel không có tính năng bảo mật cao, dễ bị hack hoặc lộ thông tin, thao tác xóa file không thể phục hồi dữ liệu.
  • Nếu doanh nghiệp có nhiều người sử dụng cùng lúc, Excel không phải là giải pháp tốt nhất. Việc chỉnh sửa các bảng tính trên cùng một file sẽ gây ra rủi ro dẫn đến sai sót.
  • Khi doanh nghiệp lớn hơn, số lượng dữ liệu cần quản lý sẽ tăng lên và lúc này, Excel sẽ gây khó khăn khi quản lý dữ liệu. Việc tạo các bảng tính toán phức tạp trên nhiều bảng tính khác nhau tốn nhiều thời gian và công sức.
  • Tìm kiếm chứng từ, sổ sách và dữ liệu khó khăn.
  • Phải tự thống kê và gõ lại từ đầu nếu muốn tổng hợp dữ liệu.

Xem thêm: Tổng hợp các phím tắt trong Excel mà dân văn phòng nào cũng cần biết

3. Phần mềm kế toán BRAVO

phần mềm kế toán
BRAVO là phần mềm doanh nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay

BRAVO được nhiều kế toán viên ưa chuộng hiện nay. 

Điểm nổi bật: 

  • Giao diện tối ưu, tính năng ổn định.
  • Khả năng bảo mật tối ưu.
  • Truy cập dữ liệu với độ chính xác cao, nhanh chóng, an toàn, bảo mật.
  • Dễ dàng liên kết với các phân hệ (module) khác trong hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp. 
  • Giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Cấu trúc thiết kế 3 lớp linh động, dễ dàng sửa tùy theo nhu cầu.
  • Hỗ trợ nghiệp vụ kế toán từ đơn giản đến phức tạp, nhiều mảng như kế toán vốn tiền mặt, mua hàng, sản xuất, giá thành, thuế, tiền lương,…

Nhược điểm:

  • Thời gian triển khai dài. 
  • Chi phí khá lớn, đi theo cả gói phân hệ. 

4. Effect

Effect là phần mềm kế toán ERP được phát triển bởi Công ty phần mềm Effect, được đánh giá cao trong lĩnh vực quản trị kế toán tài chính doanh nghiệp. 

Điểm nổi bật:

  • Phần mềm kế toán không yêu cầu kích hoạt. 
  • Giao diện dễ sử dụng. 
  • Tích hợp dịch vụ trực tiếp, doanh nghiệp có thể trực tiếp tư vấn cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. 
  • Tích hợp 24 phân hệ kế toán và quản trị, chẳng hạn như dịch vụ hoá đơn điện tử, chữ ký số,… và các quy trình CRM, HRM, DMS,… đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp. 

Nhược điểm:

  • Chỉ được phép mở một module duy nhất trên 1 tab, không thể sử dụng linh hoạt trên nhiều tab. 
  • Tính năng còn nhiều hạn chế, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
  • Thiết kế giao diện gây khó khăn khi sử dụng.
  • Khả năng kiểm soát nhập liệu tương đối kém.

5. Accnet

Một phần mềm kế toán online mà doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là Accnet thuộc Công ty cổ phần Tin học Lạc Việt. Phần mềm kế toán Accnet được phát triển thành 3 phần mềm kế toán bao gồm: AccNetBA – phần mềm kế toán quản trị, AccNetiZ – phần mềm kế toán đóng gói và phần mềm kế toán Cloud AccNetC. 

Điểm nổi bật

  • Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tương tự các ứng dụng Microsoft Office, giúp người dùng dễ dàng làm quen, sử dụng phần mềm và truy cập mọi lúc, mọi nơi.
  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán cần thiết.
  • Xem báo cáo, đối chiếu sổ sách, chứng từ,… và xử lý nhiều số liệu với tốc độ nhanh.
  • Cập nhật kịp thời các thông tư, quy định, quyết định mới nhất của Bộ Tài Chính và cơ quan thuế.

Nhược điểm:

  • Giao diện chưa đẹp mắt. 
  • Thường xuất hiện một vài lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng. 
  • Phần mềm kế toán miễn phí trong 3 tháng sử dụng. 
  • Phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

6. Fast

phần mềm kế toán
Nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán online Fast

Fast đáp ứng các nghiệp vụ kế toán tài chính và được sử dụng phổ biến hiện nay. 

Điểm nổi bật: 

  • Phần mềm kế toán online hay offline đều sử dụng được, không cần cài đặt phần mềm hay ứng dụng hỗ trợ.
  • Thực hiện đầy đủ nghiệp vụ kế toán tài chính từ đơn giản đến nâng cao. 
  • Dễ dàng lập trình chỉnh sửa. 
  • Tích hợp hoá đơn điện tử miễn phí. 
  • Phiên bản dùng thử FAST Accounting và FAST Accounting Online.
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng. 
  • Tốc độ xử lý nhanh. 
  • Dễ dàng truy xuất chính xác thông tin.

Nhược điểm:

  • Dung lượng lớn.
  • Phần mềm tính phí, ngân sách phù hợp với doanh nghiệp vừa và lớn.

7. Smart Pro

Smart Pro là phần mềm kế toán doanh nghiệp nổi bật với các kế toán viên bởi những tính năng vượt trội. 

Điểm nổi bật:

  • Chi phí tương đối thấp. 
  • Phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp.
  • Mở data dữ liệu trên cùng một phần mềm cho nhiều công ty. 
  • Linh hoạt với nhiều tab làm việc. Đặc biệt, phần mềm tự phân trang khi khối lượng dữ liệu quá lớn, không ảnh hưởng đến tốc độ xử lý dữ liệu. 
  • Đẩy dữ liệu qua phần mềm HTKK – Hỗ trợ kê khai thuế của Tổng cục Thuế dễ dàng, Smart Pro sẽ tự động cập nhật phần mềm dựa theo sự thay đổi của phần mềm HTKK. 
  • Cập nhật các quy định mới nhất của Thuế, Bộ Tài Chính,…

Nhược điểm:

  • Giao diện chưa bắt mắt. 
  • Bán theo phiên bản và tính phí khi cập nhật phần mềm sau năm đầu tiên sử dụng. 
  • Chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có ít nghiệp vụ kế toán. 

8. ISSI

phần mềm kế toán
Không thể bỏ qua phần mềm miễn phí ISSI

ISSI là phần mềm miễn phí được nhiều doanh nghiệp sử dụng với 2 phần mềm phổ biến bao gồm ISSI-MICE (phần mềm online phù hợp với doanh nghiệp siêu nhỏ) và ISSI-SME (phần mềm online phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ)

Điểm nổi bật: 

  • Hoạt động online 24/24, sử dụng mọi lúc mọi nơi qua trình duyệt web hoặc web app.
  • Áp dụng công nghệ PWA .
  • Hoạt động được đa nền tảng như Windows, MAC OS, iOS, Android vfa chạy được trên nhiều thiết bị như iMac, Macbook, điện thoại, Laptop, PC, máy tính bảng.
  • Hiển thị tương thích trên các kích thước hiển thị trình duyệt của Chrome, Firefox, Opera, …
  • Mô hình thiết kế 3-tiers bảo mật cao. 
  • Giao diện đơn giản, trực quan, dễ sử dụng.
  • Cung cấp các nghiệp vụ kế toán cơ bản và nhiều loại báo cáo tài chính có sẵn theo thông tư, quy định của BTC.
  • Dễ dàng nâng cấp và mở rộng phần mềm.
  • Thời gian sử dụng miễn phí và dung lượng lưu trữ không giới hạn.

Nhược điểm:

  • Phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Lưu ý: Các phần mềm kế toán doanh nghiệp phổ biến hiện nay được thiết kế với rất nhiều tính năng đa dạng và mỗi phần mềm sẽ mang những đặc tính nổi bật riêng. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng các tiêu chí cần thiết nhằm lựa chọn phần mềm phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ quy mô, đặc thù và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để lựa chọn loại phần mềm phù hợp.

Kết luận

Với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều phần mềm kế toán hữu ích ra đời giúp các doanh nghiệp quản lý tài chính dễ dàng và hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên giúp các bạn nắm được những ưu điểm và tính năng đáng chú ý của từng phần mềm để có thể đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả.

Xem thêm: Social Listening là gì? 11 công cụ lắng nghe khách hàng hiệu quả

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục