Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn thì phỏng vấn tiếng Anh cũng là một trong những mối lo ngại của không ít ứng viên. Hãy cùng Việc Làm 24h khám phá các bí quyết vượt qua nỗi ám ảnh khi bạn nhận được lời đề nghị trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh nhé.
Học cách chào hỏi
Có rất nhiều cách để chào hỏi người khác bằng tiếng Anh nhưng bạn sử dụng cách nào trong một cuộc phỏng vấn xin việc là hợp lý?
Luôn luôn bắt đầu với “Hello” (xin chào) hay “Good morning” (chào buổi sáng).
Để bắt đầu, thông thường nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu như: bạn cảm thấy thế nào, bạn đã ăn sáng chưa, bạn làm gì sáng nay… Bạn nên trả lời một cách thành thật để nhà tuyển dụng cảm nhận được sự chân thành. Chẳng hạn, bạn có thể thừa nhận rằng mình đã hơi lo lắng một chút về buổi phỏng vấn.
Xem thêm: Đi phỏng vấn mặc gì? Bí kíp để thành công lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng
Nói về điểm mạnh của mình
Người tuyển dụng có nhiều cách để hỏi về điểm mạnh của ứng viên. Điểm mạnh là kỹ năng và năng lực tốt nhất của bạn. Họ sẽ hỏi bằng những câu hỏi như: Tại sao bạn thích hợp cho công ty này? Bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty?…
Bạn nên liệt kê ra những gì mà bạn tự tin làm tốt nhất. Sau đó, nhấn mạnh những điểm nổi trội mà bạn cho rằng phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển.
Nhiều người khi sử dụng tiếng Anh bị nhầm lẫn về việc sử dụng từ “Well” hoặc “Good” trong tình huống này. Vậy, khi nào chúng ta sử dụng “Well” và khi nào chúng ta sử dụng “Good”? Bạn cần nhớ cấu trúc, “You do (verb) well but you are good at (verb)” để chuẩn bị những câu có sử dụng 2 từ trên một cách chính xác.
Những từ vựng thường dùng:
– Điểm mạnh: key skills, talents, abilities, competencies, knowledge, things you do really well.
– Cách diễn đạt: excel in/at, asset to, bring to the table, good at, do well.
– Động từ: planning, organizing, monitoring, managing, evaluating, budgeting, inspiring, developing, encouraging, coaching, holding others accountable.
– Tính từ: multicultural, bilingual, multilingual, global, culturally diverse.
Trả lời các câu hỏi về điểm yếu
Mỗi người đều có vài điểm yếu. Thông thường, điểm yếu liên quan đến điểm mạnh. Ví dụ, nếu điểm mạnh của bạn là luôn đáp ứng thời gian như yêu cầu: “deadline”, điểm yếu của bạn có thể là bỏ lỡ một vài chi tiết khi làm việc quá nhanh. Hay, điểm mạnh của bạn là làm việc rất cụ thể, chi tiết thì điểm yếu của bạn đôi khi dẫn đến trễ hạn.
Xem thêm: Chạy deadline là gì? Tiết lộ các phương pháp chạy deadline hiệu quả và nhanh chóng
Câu hỏi mẫu:
– What would you say is your greatest weakness? (Bạn nói gì về điểm yếu lớn nhất của mình?)
– What would your coworkers say they dislike about working with you? (Đồng nghiệp của bạn sẽ nói điều họ không thích nhất khi làm việc với bạn là gì?)
Bạn nên giải thích điểm yếu chỉ tồn tại trong tình huống cụ thể. Thay vì nói “I’m bossy” (Tôi rất hống hách), bạn có thể diễn đạt “I delegate roles to the team quickly which sometimes makes my team feel I am not considering their feelings” (Tôi giao việc cho cả đội nhanh chóng, đôi khi khiến họ cảm thấy tôi không cân nhắc đến cảm xúc của họ).
Thành thực về điểm yếu thể hiện bạn là người nhận thức tốt về bản thân, nhưng điều đó chưa đủ. Bạn cần chỉ ra kế hoạch cải thiện, biến điểm yếu thành điểm mạnh.
Những từ vựng thường dùng:
– Điểm yếu: things you don’t do well, problems, issues, opportunities for improvement.
– Cách diễn đạt: makes my team feel…, makes others feel…
– Từ chỉ tần suất: at times, sometimes, occasionally.
Kể về những việc mình đã làm trong quá khứ
Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết về việc bạn đã làm những gì trong quá khứ, bởi vì từ đây họ có thể hình dung được những gì bạn sẽ làm trong tương lai.
Câu hỏi thường gặp: “What were your responsibilities in your previous position? How did you tackle them?” (Bạn có trách nhiệm gì ở vị trí trước đây? Làm thế nào bạn giải quyết chúng?)
Vị trí trước đây là kinh nghiệm làm việc gần nhất của bạn. Trách nhiệm là công việc bạn làm hằng ngày. Hãy trả lời theo thứ tự: tóm tắt lại công việc, một vài khó khăn phát sinh, và cách bạn giải quyết những khó khăn đó như thế nào.
Một số từ vựng mô tả công việc trong quá khứ: responsibilities, duties, tasks, work, workload, role, assignments…
Xem thêm: Cái giá phải trả cho những lời nói dối trong CV xin việc
Những câu hỏi khác
Đây là phần ứng viên sẽ đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Hãy thể hiện rằng bạn thật sự rất nghiêm túc với công việc bằng những câu hỏi liên quan đến vị trí ứng tuyển như:
“What would my daily responsibilities be like in this position?” (Trách nhiệm hàng ngày của tôi ở vị trí này như thế nào?)
“Will this job provide opportunities to work in foreign countries?” (Công việc này có mang lại cơ hội làm việc ở nước ngoài không?)
Không chỉ đơn giản là đặt câu hỏi, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ những sở thích và điểm mạnh của mình tại phần này. Như vậy sẽ thể hiện bạn là một ứng viên chuyên nghiệp, thông minh.
Thể hiện sự tự tin
Nếu trong trường hợp tiếng Anh của bạn chưa thật sự tốt, hãy sử dụng ngôn ngữ hình thể để trợ giúp. Nếu bạn lỡ phạm phải sai lầm, thay vì thế hiện sự lo lắng, hãy mỉm cười để thể hiện phần nào sự tự tin trong bạn.
Buổi phỏng vấn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn tìm hiểu thật kỹ về công ty thông qua các báo cáo tài chính, thông cáo báo chí…. Như vậy, dù cho tiếng Anh của bạn không hoàn hảo nhưng chính sự chuẩn bị chu đáo sẽ lấy cho bạn điểm cộng từ phía nhà tuyển dụng.
Sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai có thể là đáng sợ với nhiều ứng viên trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị những mẹo trả lời câu hỏi để có được sự tự tin cho bản thân thay vì lo sợ. Khi bạn có sự chuẩn bị, buổi phỏng vấn sẽ diễn ra suôn sẻ hơn, đạt được kết quả tốt hơn. Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chúc bạn thành công!
Xem ngay: Tiết lộ cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn mê hoặc mọi nhà tuyển dụng