Merchandise là gì? Điều kiện cần để tiến xa trong nghề merchandise bạn cần biết

Sản xuất là nền tảng của nền kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp may mặc là một trong những mũi nhọn của nước ta những năm gần đây. Ngành này đã góp phần tạo nên sự đa dạng về ngành nghề trên thị trường lao động. Có thể kể đến đó là merchandise – vị trí được nhiều bạn trẻ quan tâm và hướng đến. Vậy merchandise là gì, cụ thể công việc merchandise là gì? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Merchandise là gì?

Merchandise là một từ tiếng Anh, được dùng để biểu thị các hoạt động buôn bán nói chung. Ở Việt Nam, merchandise còn có nghĩa như là một chức danh nghề nghiệp ở các công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và thương mại, cụ thể là ngành may mặc. 

merchandise là gì
Merchandise nghĩa là gì? Merchandise dùng để chỉ các hoạt động buôn bán hoặc một nghề nghiệp trong lĩnh vực may mặc. 

Trách nhiệm chính của công việc merchandise đó là quản lý, theo dõi đơn hàng. Do đó các công ty sản xuất thường không thể thiếu vị trí này. Mặc dù không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, nhưng merchandiser lại giữ vai trò cầu nối các bên với nhau (doanh nghiệp, khách hàng và nhà cung ứng). Đồng thời là một mắt xích quan trọng xuyên suốt quá trình đưa sản phẩm đến với khách hàng.

Vai trò của merchandise là gì?

Đối với sản xuất, cần phải trải qua quy trình với nhiều khâu khác nhau mới tạo nên sản phẩm hoàn thiện. Xuyên suốt quá trình này, doanh nghiệp cần có một bộ phận đảm bảo và quản lý từ khâu mua nguyên vật liệu đến khi vận chuyển thành phẩm diễn ra suôn sẻ. Chính vì vậy, merchandiser là những người nắm giữ vai trò này. 

Cụ thể merchandiser sẽ tham gia giám sát, theo dõi toàn bộ quá trình tính toán dựa trên tình hình thực tế và kế hoạch của cấp trên để đưa ra giải pháp tối ưu nhất nhằm hạn chế những phát sinh xảy ra và đảm bảo đơn hàng được hoàn thiện theo yêu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông thu hút, thuyết phục

merchandise là gì
Vai trò của merchadise là gì? Merchadise tham gia vào các khâu làm việc của quá trình sản xuất đảm bảo đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng.

Cách phân loại merchandise là gì?

Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp mà merchandise được chia thành nhiều loại như:

Merchandise quản lý đơn hàng FOB (free on board)

Nhiệm vụ của những người làm merchandise quản lý đơn hàng FOB là phụ trách đơn hàng của các khách hàng xuất khẩu, từ cung ứng nguyên vật liệu đến vận hành sản xuất, thủ tục xuất khẩu theo đúng trình tự và quy định.

Merchandise quản lý đơn hàng gia công CMT (cut, make, trim)

CMT là viết tắt của cut – cắt vải theo mẫu rập, make – khâu ráp và trim – gia công loại bỏ chỉ thừa, đóng gói. Đây là quy trình của những đơn hàng gia công. Người làm merchandise đơn hàng CMT sẽ chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình này. Khác với merchandise quản lý đơn hàng FOB, merchandise quản lý đơn hàng CMT không phụ trách khâu cung ứng nguyên vật liệu, công việc này do đối tác gia công thực hiện.

merchandise là gì
Người làm merchandise đơn hàng CMT sẽ chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình cut – make – trim.

Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất và cung ứng nội địa

Nhiệm vụ của merchandise này tập trung vào việc đảm bảo cho các đơn hàng sản xuất và cung ứng cho khách hàng trong nước.

Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp

Đây là vị trí đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm nhiều nhất khi chịu trách nhiệm cho toàn bộ các đơn hàng FOB, CMT và sản xuất, cung ứng nội địa. Để làm tốt vị trí này, bên cạnh chuyên môn cần thiết còn cần sự am hiểu sâu về ngành nghề và sản phẩm để quản lý công việc của các bộ phận tốt hơn.

Nhiệm vụ chính của người làm merchandise là gì?

Dù được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung tính chất công việc của merchandiser sẽ bao gồm:

  • Tiếp nhận các đơn hàng và nắm bắt, cập nhật thông tin của đơn hàng từ cấp trên.
  • Phối hợp với các nhà cung cấp và xưởng sản xuất để đảm bảo kế hoạch sản xuất hàng hóa theo kế hoạch.
  • Tham gia vào quy trình sản xuất hàng mẫu, đảm bảo chất lượng hàng mẫu trước khi gửi cho khách hàng.
  • Làm việc chặt chẽ với các bộ phận liên quan như thu mua, kho, thiết kế để đảm bảo tiến độ công việc.
  • Theo dõi phản hồi của khách hàng, đàm phán về hợp đồng.
  • Tính toán, tối ưu chi phí cho hàng hóa và các dịch vụ liên quan.
  • Xây dựng mối quan hệ với đối tác, khách hàng…
  • Báo cáo với cấp trên các vấn đề, tình hình, chỉ số liên quan đến đơn hàng.
merchandise là gì
Merchandiser sẽ đảm nhiệm việc đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra theo kế hoạch.

Điều kiện cần để tiến xa trong nghề merchandise là gì?

Ngoại ngữ

Xu thế của nền kinh tế hiện tại và tương lai là hội nhập toàn cầu, do đó ngoại ngữ là điều kiện cần để làm tốt bất kỳ công việc nào. Với merchandiser ngoại ngữ lại càng quan trọng hơn khi làm việc với các khách hàng, nhà cung cấp nước ngoài. Thành thạo ngôn ngữ thứ hai như tiếng Anh, tiếng Trung… sẽ là lợi thế rất lớn để bạn gia nhập và tiến xa hơn ở vị trí này.

Với merchandiser ngoại ngữ là yếu tố cần khi thường xuyên làm việc với đối tác, khách hàng nước ngoài.

Xem thêm: TOP 10 app học tiếng Anh hiệu quả rất đáng để thử nếu muốn lên trình

Khả năng chú ý đến chi tiết

Vì tính chất công việc liên quan đến nhiều khâu trong quy trình nên việc chú ý đến chi tiết là rất cần thiết để giảm thiểu tối đa rủi ro và đảm bảo mọi thứ vận hành trơn tru. Ví dụ đối với ngành may mặc, merchandiser là những người chịu trách nhiệm trong việc gửi hàng mẫu đến khách hàng. Do đó, cẩn thận, kỹ tính và chú ý đến chi tiết trong việc kiểm tra mẫu mã, phụ kiện, màu sắc, đóng gói để chỉn chu và tạo niềm tin cho khách hàng là điều quan trọng.

merchandise là gì
Chú trọng đến chi tiết giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro trong công việc.

Kỹ năng giao tiếp

Là merchandiser, bạn cần làm tốt cả đối nội lẫn đối ngoại. Đối nội là làm việc với các bộ phận nội bộ như sản xuất, kỹ thuật, kho, thu mua… Đối ngoại là hợp tác với khách hàng, nhà cung cấp… Do đó kỹ năng giao tiếp không thể thiếu để tiến xa hơn trong nghề merchandise.

merchandise là gì
Là merchandiser, bạn cần làm tốt cả đối nội lẫn đối ngoại.

Khả năng chịu được áp lực

Có thể thấy khối lượng công việc của merchandiser là không ít khi tham gia vào tất cả các khâu để hoàn thành đơn hàng của khách hàng. Những phát sinh, thay đổi liên tục đòi hỏi khả năng ghi nhớ tốt và làm việc dưới áp lực lớn mỗi ngày. Tuy nhiên, chính áp lực này là động lực thúc đẩy bạn cố gắng trau dồi và phát triển bản thân hơn.

merchandise là gì
Khối lượng công việc của merchandiser khá lớn tuy nhiên đây là cơ hội để trau dồi kỹ năng chuyên môn.

Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc

Am hiểu về ngành nghề và sản phẩm

Đây là lợi thế rất lớn để tiến xa hơn trong nghề. Để có sự am hiểu này cần thời gian và sự tìm tòi, học hỏi. Hoàn thành công việc cần kỹ năng, chuyên môn, nhưng để thấu hiểu, thay đổi và thăng tiến cần hiểu biết về dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, cách thức vận hành, những vấn đề thường gặp…

merchandise là gì
Cần thời gian và nỗ lực học hỏi để có sự am hiểu về ngành nghề và sản phẩm.

Tìm việc merchandise ở đâu?

Có thể thấy thực tế nhu cầu tuyển dụng trong ngành may mặc có xu hướng tăng vì sự thành lập của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài ở ngành này cũng thúc đẩy sự phát triển dẫn đến cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho nghề merchandise. Bạn có thể tìm thông tin merchandise tuyển dụng ở các trang việc làm hay fanpage của doanh nghiệp trong ngành. Để tìm việc uy tín và có nhiều sự lựa chọn hơn, bạn nên truy cập Việc Làm 24h. Đây là sàn việc làm lớn nhất Việt Nam với nhiều cơ hội hấp dẫn từ các doanh nghiệp hàng đầu đến startup năng động. 

merchandise là gì
Việc Làm 24h là sàn việc làm lớn nhất Việt Nam.

Merchandise là một trong những công việc phù hợp cho các bạn trẻ trải nghiệm và trau dồi bản thân. Với nhịp độ phát triển nhanh, đây sẽ là môi trường thúc đẩy các bạn luôn nỗ lực và cố gắng thích nghi với sự thay đổi liên tục. Với bài viết về merchandise là gì, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm này và tìm được công việc phù hợp cho bản thân.

Xem thêm: Overthinking là gì? 8 thói quen giúp bạn chiến thắng hội chứng overthinking! 

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục