Câu chuyện bữa tiệc của mẹ thủ tướng Anh: bài học cho nhà lãnh đạo

Hai nhà làm lãnh đạo Benjamin Disraeli và William Gladstone đã đi vào lịch sử khi cạnh tranh cho vị trí Thủ tướng của Vương Quốc Anh. Tuy nhiên, họ là những người có tính cách hoàn toàn trái ngược.

William Gladstone là một người thông minh và dí dỏm. Ông biết tất cả mọi thứ. Dựa vào trí thông minh và kinh nghiệm của mình, ông hoàn toàn có thể chiến thắng. Tuy nhiên, điều tạo ra sự khác biệt được tổng kết bởi một phụ nữ đã ăn tối với cả Disraeli và Gladstone trong bữa tiệc của bà.

Người phụ nữ đó là Jennie Jerome, mẹ của Winston Churchill (thủ tướng Anh thời thế chiến II). Khi một phóng viên hỏi ấn tượng của bà về hai người làm lãnh đạo, bà đã trả lời: “Sau khi ngồi cạnh Gladstone, tôi nghĩ rằng ông ta là người đàn ông thông minh nhất nước Anh. Nhưng khi tôi ngồi bên cạnh Disraeli, tôi lại cảm thấy tôi mới là người phụ nữ thông minh nhất”.

cau-chuyen-bua-tiec-cua-me-thu-tuong-anh-lam-lanh-dao-phai-doc-ngay-hinh-anh-1
Jennie Jerome, mẹ của Thủ tướng Anh Winston Churchill

Disraeli đã dành cả buổi tối để hỏi và chăm chú lắng nghe những câu trả lời của bà Jennie. Ông đã cố gắng hướng cuộc trao đổi về phía bà. Dĩ nhiên, không ngạc nhiên khi Disraeli, người đàn ông luôn khiến người khác cảm thấy mình quan trọng đã thắng cử.

Disraeli nắm vững nghệ thuật khiến người khác cảm thấy mình là người tuyệt vời, quan trọng và được tôn trọng. Đây là bí mật quan trọng của những người làm lãnh đạo. Đức tính này đã giúp Disraeli rất nhiều. Nó khiến nữ hoàng Victoria yêu mến và ủng hộ ông bất chấp những người khác.

Sự hiện diện

Câu chuyện bữa tiệc của mẹ Thủ tướng Anh mang đến nhiều bài học lãnh đạo sâu sắc. Khi giao tiếp với mọi người, hãy hiện diện thực sự. Hãy thể hiện bạn quan tâm và không xao nhãng sự chú ý, thay vì cố gắng thể hiện sự thông minh của mình. Luôn lắng nghe những gì họ nói một cách chăm chú và cẩn thận. Hãy khơi gợi cho họ nói nhiều hơn. Người khác sẽ thích bạn vì họ cảm thấy được tôn trọng.

Công nghệ hiện đại đã khiến các nhà làm lãnh đạo ngày nay thiếu sự hiện diện, họ càng xa rời nhân viên cấp dưới. Những nhân viên dưới quyền cần cảm thấy mình được coi trọng, để họ tận tụy hơn với bạn. Điều này sẽ không xảy ra nếu bạn liên tục bị phân tâm, trong khi họ thì cố gắng để giao tiếp với bạn.

Lắng nghe

Người làm lãnh đạo hãy để mọi người thấy bạn quan tâm thực sự. Đừng giả vờ lắng nghe khi trong tâm trí còn vẩn vơ điều gì đó. Hầu hết mọi người sẽ nhận thấy và họ sẽ ghét cay ghét đắng bạn.

Tự nhiên, thoải mái và đừng áp đặt

Lãnh đạo thực sự sẽ truyền cảm hứng khiến mọi người kính phục. Trong khi tương tác với cấp dưới, đừng có áp đặt. Thay vào đó, hãy thoải mái và tự nhiên, mọi người sẽ chỉ kết nối với bạn khi họ cảm thấy tự nhiên và thoải mái. Đừng bao giờ tỏ vẻ trịch thượng và coi thường nhân viên.

cau-chuyen-bua-tiec-cua-me-thu-tuong-anh-lam-lanh-dao-phai-doc-ngay-hinh-anh-2
Khi tương tác với cấp dưới, hãy thoải mái và tự nhiên

Giao tiếp bằng mắt

Giao tiếp bằng mắt, nhất là khi lắng nghe người khác sẽ tạo ra cảm giác kết nối mạnh mẽ. Việc này còn khiến bạn thể hiện sự tự tin và đáng tin tưởng hơn.

“Chúng ta” chứ không phải “tôi”

“Tôi, tôi và tôi” chắc chắn không phải là điều mà người làm lãnh đạo nên chú ý. Khi mọi thứ chạy xung quanh bạn, thật khó để khiến người khác tận tụy với mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, khi bạn khiến người khác trở thành trung tâm, mọi thứ thay đổi. Khi có những sai lầm, hãy chịu trách nhiệm. Khi đạt được thành công, hãy chia sẻ thành quả với cả nhóm. Khi bạn có những mục tiêu muốn cả nhóm đạt được, hãy biến nó thành mục tiêu chung, chứ không phải mục tiêu của bạn.

Làm người khác cảm thấy đặc biệt

Làm lãnh đạo cũng cần ghi nhớ tên và các sự kiện đặc biệt. Khi nhân viên cảm thấy suy sụp, hãy cổ vũ động viên. Những việc nhỏ như thế này sẽ làm cho nhóm đoàn kết, và họ sẽ càng trung thành với bạn hơn.

Theo Trí Thức Trẻ

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục