Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động môi giới đóng vai trò cầu nối giữa các bên khác nhau, góp phần giúp thúc đẩy giao lưu dịch vụ và thương mại. Vậy môi giới là gì? Pháp luật có quy định gì về nghề môi giới? Những loại hình môi giới nào đang phổ biến hiện nay? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về môi giới qua bài viết.
Môi giới là gì?
Luật Thương mại 2005 có nêu: môi giới là hành vi trung gian do một tổ chức hoặc cá nhân thực hiện với mục đích giúp các bên gặp gỡ, đàm phán, thiết lập quan hệ mua bán và hưởng thù lao.
Hoạt động môi giới thường bao gồm các công việc như:
- Tìm kiếm khách hàng
- Đàm phán ban đầu
- Hỗ trợ đàm phán
- Hỗ trợ ký hợp đồng giữa các bên
Mỗi lĩnh vực môi giới có những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, vai trò chính của môi giới là giúp cho việc mua bán thuận lợi và hiệu quả hơn.
Hoạt động môi giới đã xuất hiện từ lâu nhưng chủ yếu được thực hiện theo hình thức cá nhân nên chưa được xem xét là một nghề cụ thể. Những năm gần đây, môi giới mới chính thức trở thành một nghề với xu hướng phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau với sự xuất hiện của các công ty hoặc tổ chức môi giới chuyên nghiệp, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Các công ty môi giới cần đăng ký giấy phép kinh doanh theo lĩnh vực hành nghề. Ngoài ra, Luật Thương mại 2005 và Nghị định 46/2023/NĐ-CP đã cung cấp những quy định cơ bản về nghề môi giới. Đây là những văn bản pháp lý nền tảng để giúp ngành nghề này ngày càng minh bạch.
Nhà môi giới là gì? Tố chất cần có ở một nhà môi giới là gì?
Nhà môi giới hay người môi giới (broker) là những cá nhân có trách nhiệm trung gian, kết nối người mua và người bán giúp quá trình giao dịch thuận lợi hơn.
Người môi giới phải nắm chắc thông tin, kiến thức về thị trường, từ các biến động thị trường, các quy định pháp lý, các nguyên tắc hoạt động của một quy trình giao dịch cụ thể. Từ đó, họ cung cấp cho cả bên bán và bên mua những điều kiện thuận lợi giúp tối ưu hoá quá trình mua bán.
Các nhà môi giới có thể hoạt động độc lập cá nhân hoặc làm việc trong các công ty môi giới. Nhiều ngành nghề, ví dụ như môi giới bất động sản, môi giới bảo hiểm… đòi hỏi người môi giới phải trải qua khóa đào tạo và có chứng chỉ hành nghề.
Ví dụ, để được nhận chứng chỉ môi giới bất động sản, bạn cần đáp ứng các điều kiện như:
- Trình độ THPT trở lên.
- Đủ năng lực về hành vi dân sự.
- Vượt qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, để trở thành một người môi giới, bạn cần có nhiều kỹ năng tốt khác như:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng đàm phán
- Nhạy bén thị trường
- Kiên trì, tỉ mỉ
- Làm việc dưới áp lực
- Làm việc độc lập
- Làm việc nhóm
- Am hiểu văn hoá
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng, tố chất quan trọng khác của người môi giới chính là đạo đức và chính trực.
Các hình thức môi giới phổ biến
Hẳn bạn đã hiểu môi giới là gì. Hiện nay, ngành môi giới chia thành hai nhóm chính: môi giới dịch vụ và môi giới tài sản.
- Môi giới dịch vụ: là người làm công việc môi giới giúp khách hàng tìm được các sản phẩm vô hình / dịch vụ như môi giới bảo hiểm, môi giới chứng khoán, môi giới việc làm, môi giới hải quan…
- Môi giới tài sản: là người làm công việc môi giới cho các sản phẩm hữu hình, các loại tài sản như môi giới nhà đất, môi giới bất động sản (BĐS).
Môi giới bất động sản là gì?
Môi giới bất động sản là một trong những hình thức môi giới phổ biến nhất hiện nay. Các nhà môi giới là bên trung gian hỗ trợ cho để cả bên bán và bên mua các loại nhà, đất, phòng trọ… tìm thấy nhau và giao dịch thuận lợi.
Người môi giới BĐS đôi khi tham gia hỗ trợ cho các giao dịch như mua bán, chuyển nhượng giúp cả bên bán và bên mua tiết kiệm thời gian, công sức, thoả mãn đúng nhu cầu.
Người môi giới BĐS cũng làm các nhiệm vụ như tìm kiếm khách hàng, giải đáp thắc mắc, tư vấn, nhưng khác với nhân viên sales có nhiệm vụ kết nối khách hàng với sản phẩm họ cần, vai trò của người môi giới là kết nối khách hàng với người bán. Tại Việt Nam, đôi khi vị trí sales BĐS kiêm nhiệm luôn cả vị trí môi giới.
Luật Kinh doanh BĐS số 66/2014/QH13, Điều 62 có nêu các yêu cầu khi cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS gồm:
- Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, tuy nhiên cần có chứng chỉ hành nghề và tuân thủ nộp thuế đúng với quy định.
- Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS không được vừa là nhà môi giới vừa là một bên tham gia HĐ trong một giao dịch BĐS.
Việc làm gợi ý
ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ
Môi giới chứng khoán là gì?
Với sự phát triển của thị trường chứng khoán, môi giới chứng khoán cũng đang là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Người môi giới chứng khoán thường đóng vai trò cầu nối giữa người mua và bán trên thị trường.
Cụ thể, họ như các chuyên gia giúp nhà đầu tư (NĐT) có quyết định đầu tư chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…) đúng đắn và ít rủi ro hơn.
Nhà môi giới chứng khoán còn giúp khách hàng phân tích thị trường, đưa ra các dự báo hoặc nhận định cụ thể về biến động giúp khách hàng đưa ra các lệnh mua hoặc bán phù hợp.
Khoản 2, Điều 97 trong Luật Chứng khoán 2019 số 54/2019/QH14, chứng chỉ hành nghề về môi giới chứng khoán sẽ được cấp cho cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Đủ năng lực dân sự.
- Không bị cấm hành nghề.
- Có bằng Đại học trở lên.
- Chuyên môn vững về chứng khoán.
- Vượt qua kỳ sát hạch cấp chứng chỉ theo quy định đúng với loại chứng chỉ đã đăng ký.
Môi giới bảo hiểm là gì?
Môi giới bảo hiểm là hoạt động trung gian giúp cho người có nhu cầu mua bảo hiểm gặp đúng người bán bảo hiểm phù hợp. Họ thường đảm nhận các nhiệm vụ tìm kiếm, thuyết phục và giới thiệu cho khách hàng bên bán bảo hiểm phù hợp.
Người môi giới có trách nhiệm giải thích và thuyết phục khách hàng về các điều khoản, mức phí, điều kiện kỹ càng trước khi người mua đặt bút ký hợp đồng.
Dựa trên hợp đồng ký kết thành công giữa khách hàng và đơn vị cung cấp bảo hiểm, người môi giới bảo hiểm sẽ được nhận phần hoa hồng tương ứng.
Điều 133 trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 08/2022/QH15 có nêu yêu cầu để được cấp phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực về môi giới bảo hiểm gồm:
- Điều kiện về vốn
+ Vốn điều lệ phải góp bằng VNĐ, không thấp hơn mức quy định tối thiểu.
+ Cổ đông hoặc thành viên góp vốn không được dùng vốn vay, vốn uỷ thác đầu tư của cá nhân, tổ chức khác để tham gia.
- Điều kiện dân sự
+ Phải có người Giám đốc hoặc tổng GĐ, Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch HĐ thành viên, người đại diện pháp luật phải đủ kinh nghiệm, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ.
+ Phải có hình thức tổ chức theo đúng quy định Luật doanh nghiệp.
- Với tổ chức nước ngoài
+ Phải hoạt động môi giới bảo hiểm ít nhất 5 năm liên tục và gần nhất tại thời điểm nộp hồ sơ.
+ Có giấy phép thành lập doanh nghiệp về môi giới bảo hiểm ở Việt Nam, xác nhận tuân thủ nghiêm túc quy định từ cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.
Ngoài ra, các quy định khác trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 08/2022/QH15 cũng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới, bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên trong quá trình môi giới.
Xu hướng ngành môi giới
Với sự phát triển của công nghệ, thị trường thay đổi cũng như xu hướng người tiêu dùng, hoạt động môi giới trong tương lai được dự kiến sẽ có những xu hướng sau:
- Tăng cường việc ứng dụng công nghệ: tích hợp công nghệ AI, blockchain… để giúp cải thiện quy trình môi giới, tối ưu quy trình giao dịch, mang lại sự thuận tiện hơn cho cả bên mua và bên bán.
- Tập trung vào trải nghiệm khách hàng: tăng trải nghiệm cá nhân hoá cũng là yếu tố giúp môi giới thu hút và giữ chân khách hàng.
- Môi giới đa ngành: cho phép một đơn vị môi giới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người môi giới cần có kỹ năng tổ chức cũng như chuyên môn đa dạng.
- Đạo đức nghề nghiệp: đây là vấn đề chưa bao giờ cũ đối với ngành môi giới. Việc tuân thủ nghiêm các quy định về đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp nhà môi giới tạo dựng lòng tin với khách hàng, đối tác cũng như tăng sự minh bạch kinh doanh.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Vieclam24h.vn về môi giới là gì cũng như các hình thức môi giới phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng phần nào giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này để có thông tin tham khảo khi lựa chọn công việc.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Starbucks tuyển dụng: Mức lương cạnh tranh, lộ trình thăng tiến rõ ràng