Mông lung là gì? Làm gì để bớt mông lung trên con đường sự nghiệp?

Cuộc sống cũng như trong sự nghiệp, sẽ có không ít giai đoạn khiến ta chợt mông lung. Cùng theo dõi bài viết của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để hiểu hơn về mông lung là gì và phải làm gì để bớt mông lung và vững tin hơn trên con đường sự nghiệp. 

Mông lung là gì?

Trong câu chuyện Alice ở Xứ sở thần tiên có đoạn như thế này:

Alice đến một ngã ba đường, cô thấy chú mèo Cheshire ngồi trên một cành cây.

Cô hỏi: Bạn có thể vui lòng cho tôi biết là tôi nên đi đường nào không?

Mèo nói: Điều đó tuỳ thuộc vào cô muốn đi đâu!

Alice trả lời: Đâu cũng được, tôi không quan tâm!

Mèo đáp: Thế thì đường nào cũng vậy thôi!

Vậy còn bạn, bạn muốn đi đâu? Nếu chưa có câu trả lời, thì khả năng rất cao là chính bạn cũng đang mông lung về tương lai sự nghiệp của chính mình. 

Mông lung hiểu đơn giản chính là trạng thái mơ hồ, không biết phải ra quyết định như thế nào hoặc thấy nghi ngờ về chính quyết định của mình. Trạng thái này thường xuất hiện khi bạn bị choáng ngợp trước quá nhiều thông tin cần giải quyết hoặc cần ra quyết định nào đó liên quan tới tương lai nhưng bạn lại hầu như chẳng biết gì về nó!

mông lung là gì
Mông lung đơn giản là trạng thái mơ hồ không biết nên ra quyết định tiếp theo như thế nào. 

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mông lung là gì?

Bạn đã bao giờ bước chân vào con đường sự nghiệp với tinh thần hăng hái, nhưng dạo gần đây thường đối mặt với sự kiệt quệ và cảm giác mơ hồ với hàng ngàn câu hỏi: 

  • Liệu đây có đúng là con đường mình cần đi? 
  • Liệu đây có đúng là nghề nghiệp mình muốn làm? 
  • Vì sao mình vẫn loay hoay trong khi bạn bè lương đã cán mốc 8 con số?

Bạn đã bao giờ cảm thấy tràn đầy khí thế muốn làm thật nhiều điều nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu? 

Bạn ra trường nhưng không biết tương lai của mình là gì? 

Bạn đi làm vài năm nhưng không nhìn thấy con đường phía trước? 

Bạn loay hoay ở tuổi 30 khi đã chán công việc cũ nhưng không dám đổi nghề?

Tất cả những điều này là dấu hiệu của sự mông lung trên hành trình sự nghiệp. 

Xem thêm: Khủng hoảng Quarter life crisis tuổi 20, 30: Làm thế nào để vượt qua?

mông lung là gì
Mông lung trong sự nghiệp có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào. 

Lý do khiến người ta mông lung là gì?

Như vậy hẳn bạn đã hiểu mông lung là gì? Có nhiều lý do khiến chúng ta đôi khi bị mông lung.

Loay hoay tìm mong muốn, đam mê của chính mình

Bạn không biết mình thực sự yêu thích điều gì? Điều gì khiến bạn sẵn sàng đánh đổi thời gian, nỗ lực, công sức để đạt được? Điều gì mang lại cho bạn niềm vui, hạnh phúc khi thực hiện?

Ngược lại, bạn yêu thích quá nhiều thứ, muốn làm quá nhiều điều và không biết phải làm gì trước, làm gì sau hay bắt đầu từ đâu. Ví dụ như có quá nhiều kỹ năng phải học để trở thành một vị trí nào đó, có quá nhiều lựa chọn để bạn thử sức trong một công ty…Điều này cũng dẫn đến sự mông lung, bối rối. 

Thiếu mục tiêu nghề nghiệp khi mông lung là gì?

Bạn muốn trở thành trưởng nhóm vào năm 27 tuổi và lên quản lý ở tuổi 30? Bạn muốn trở thành nhà quản lý truyền cảm hứng và dẫn dắt cho thế thế trẻ? Hay bạn muốn nghỉ hưu sớm và dành thời gian cho một dự án cá nhân riêng? 

Mục tiêu nghề nghiệp chính là đích đến giúp bạn định hình rõ hơn lộ trình từng ngày, từng tháng, từng năm phải cố gắng ra sao. Đó có thể là một vị trí công việc, một mức thu nhập hoặc thoả mãn đam mê riêng nào đó của bản thân. Đích đến càng cụ thể, con đường càng rõ ràng. Thiếu đích đến, việc bạn mông lung không biết đi đường nào như cô bé Alice là điều dễ hiểu.

mông lung là gì
Lý do khiến người ta mông lung là gì? 

Ngại thay đổi

Công việc cũ không khiến bạn hài lòng. Nhưng bạn lại ngại bước ra khỏi vòng an toàn để học tập một kỹ năng mới. Bạn không sẵn sàng cho một công việc mới. Bạn ngại thử thách ở một môi trường mới? 

Điều này khiến bạn mắc kẹt ở giữa lựa chọn tiếp tục công việc nhàm chán buồn tẻ đang làm hao mòn bản thân mỗi ngày và việc phải bước ra đón nhận thử thách mới. Và cứ thế bạn thấy mình mãi mông lung ở giữa ngã ba đường. 

mông lung là gì
Ngại thay đổi khiến bạn mãi đứng ở ngã 3 đường. 

Xem thêm: Tại sao bạn mãi loanh quanh không dám bước ra vùng an toàn của bản thân?

Không biết cách tự ra quyết định

Bạn vào học ngôi trường nào đều do ba mẹ lựa chọn, học ngành nghề nào do ba mẹ quyết định, ra trường xin việc ở công ty nào cũng do ba mẹ gợi ý. 

Việc thiếu khả năng tự ra quyết định cho bản thân sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi phải đứng giữa các lựa chọn và dễ dẫn đến cảm giác mông lung khi rơi vào những tình huống phải tự mình quyết định. 

PCSD (Post Commencement Stress Disorder) trong mông lung là gì?

Đây là hiện tượng tâm lý chỉ sự mông lung, mơ hồ, không định hướng sau khi bước sang một trang mới cuộc đời có tên là “rối loạn, căng thẳng hậu khởi đầu”.

Bạn mới bắt đầu cuộc sống du học xa nhà; bạn vừa đến chỗ làm mới được vài tuần… Sau cảm giác nôn nao háo hức chính là sự lo lắng bất định và mơ hồ, mông lung về tương lai ở trang mới mà bạn hầu như chẳng biết gì về nó. 

Thực tế, đây là trạng thái tâm lý bình thường có thể gặp ở bất cứ ai khi cơ thể yêu cầu bạn học cách thích nghi với môi trường mới. Tuỳ theo tâm sinh lý của từng người mà giai đoạn này có thể được vượt qua nhanh chóng, hoặc không.

mông lung là gì
Sự mông lung đôi khi xảy ra khi  bạn bước vào môi trường quá mới. 

Cách để bớt mông lung là gì?

Sau đây sẽ là vài gợi ý từ Việc Làm 24h để bạn đối mặt với mông lung hiệu quả hơn trên con đường sự nghiệp. 

Tạm nghỉ, sạc thêm năng lượng

Đây là lý do cụm từ “gap year” xuất hiện, cho phép bạn tạm dừng lại và tách mình khỏi hành trình theo đuổi sự nghiệp trong một thời gian. 

Đây sẽ là khoảng thời gian quý báu để bạn đánh giá lại mục tiêu của bản thân về sự nghiệp, sắp xếp lại những kiến thức, kinh nghiệm và hành trang đã có. Từ đó, bạn tự ổn định và lên lộ trình để trở lại đường đua sự nghiệp hiệu quả hơn.

Lưu ý rằng, trong quá trình tạm nghỉ, bạn cần chuẩn bị tài chính và các yếu tố cần thiết để đảm bảo cuộc sống không bị ảnh hưởng. 

Xem thêm: Gap Year là gì? Người trẻ có nên Gap Year để trải nghiệm cuộc sống không?

mông lung là gì
Một quảng thời gian “gap year” có thể giúp bạn tự định hình lại bản thân và bớt mông lung đi. 

Đánh giá lại mục tiêu

Thiếu mục tiêu dễ khiến bạn bị mông lung. Do đó, để bớt mông lung, bạn chắc chắn phải đánh giá lại mục tiêu nghề nghiệp của mình. Có được mục tiêu chính là có được đích đến cho hành trình tiếp theo.

Mục tiêu này có thể là ngắn hạn (1-3 năm) hoặc dài hạn (sau 5 năm). Dù là mục tiêu nào thì đều cần rõ ràng. Bạn có thể sử dụng phương pháp đặt mục tiêu SMART: Specific (cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (có tính khả thi), Realistic (có tính thực tế), Time-bound (có mốc thời gian).

Vẽ lại bản đồ sự nghiệp

Quá trình này gồm các bước: đánh giá lại con đường bạn đã đi qua, bạn đang ở đâu trên hành trình sự nghiệp và con đường sắp tới để đạt đến mục tiêu.

Một bản đồ sự nghiệp rõ ràng sẽ giúp bạn nhìn lại thị trường trong ngành nghề mình đã chọn, hoàn cảnh và giới hạn của bản thân. Từ đó hiểu hơn mình cần đi những bước đi tiếp theo nào. 

Ở bước này, nếu cảm thấy quá sức hoặc vẫn không hết mông lung, bạn có thể tìm đến những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn muốn theo đuổi để xin lời khuyên. Đó có thể là sếp, thầy cô giáo, những anh chị đi trước trong nghề, hoặc những chuyên gia mà bạn tin tưởng. 

Tránh xa sự so sánh 

Có câu “cỏ bên đồi bao giờ cũng xanh hơn”, việc so sánh với người khác (đồng nghiệp, bạn học…) chỉ làm bạn thêm áp lực chứ không giúp ích gì khi bạn mông lung. 

Hãy nhớ rằng, mỗi người có khung thời gian riêng của mình, có thời gian về độ “chín” khác nhau, mục tiêu và giá trị trong đời sống khác nhau. Người đi nhanh hơn chưa chắc đã thành công hơn. Một bạn kỹ sư phần mềm ở tuổi 25 được nhận vào làm việc tại Google đã chia sẻ trên LinkedIn rằng: LinkedIn cho cả thế giới biết rằng tôi đã làm việc tại Google ở tuổi 25. Nhưng LinkedIn không nói về việc:

  • Tôi từng trượt phỏng vấn ở nhiều nơi khác
  • Tôi phải dành cả thanh xuân để thăng trầm ở nhiều công ty trước khi có được vị trí hôm nay.
  • Tôi đã được thần may mắn độ bởi trúng tuyển vào Google ở giai đoạn kinh tế đang bùng nổ.

Câu chuyện bạn nhìn thấy trên mạng xã hội đôi khi chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mà 70% nỗ lực và thất bại khác không được nhìn thấy. Do đó, bạn không cần phải nhìn vào thành công của người khác và mông lung với thành công của chính mình. Thay vào đó là kiên nhẫn đánh giá lại con đường và lộ trình của bản thân, nỗ lực hơn để đạt được mục tiêu.

Xem thêm: Áp lực đồng trang lứa peer pressure là gì? Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa 

Hiểu giá trị bản thân

Bạn có thế mạnh hoặc điểm yếu gì? Khát khao hay mong muốn của bạn là gì? Bạn thấy vui khi làm việc gì? Điều gì thực sự khiến bạn được truyền cảm hứng? Bạn có những kỹ năng gì? Bạn cần học thêm những kỹ năng gì để đạt tới cái đích đã vạch ra? Bản thân cần chuẩn bị những gì để vượt qua rủi ro nếu có? 

Việc ngồi xuống một chút và đánh giá lại những giá trị bản thân sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn giá trị của bản thân. Hiểu mình càng rõ, bạn sẽ càng bớt mông lung và tin tưởng hơn vào lựa chọn của bản thân.

Cho phép mình “được” sai

Cuối cùng, một trong những lý do khiến bạn bị mông lung là sự lo sợ phải bước ra khỏi vùng an toàn, lo sợ trước sự bất định của tương lai mà mình chưa biết đến. 

Một học sinh tới ngưỡng cửa đại học có thể bị mông lung không biết chọn ngành gì bởi không biết ngành đó có đúng với năng lực và sở thích của mình không, ngành đó có kiếm được tiền không, bố mẹ có ủng hộ hay không…

Một sinh viên mới ra trường những ngày đầu đi làm có thể bị mông lung bởi sự bất an trước những rủi ro trong môi trường công sở mới: sợ không làm được việc, sợ làm sai, sợ bị sếp mắng…

Một người ở tuổi 30 mông lung về con đường sự nghiệp do bị ám ảnh bởi nỗi sợ nếu theo đuổi công việc yêu thích thì không chắc đã thành công và kiếm không đủ tiền trang trải cho cuộc sống, sợ bị bạn bè và người thân nói là lông bông trong khi bạn bè đồng tuổi đều đã ổn định sự nghiệp…

Thực tế thì không ai có thể lường trước 100% rủi ro trong tương lai. Và việc cho phép bản thân được sai lầm và sẵn sàng rút kinh nghiệm từ sai lầm đó sẽ giúp bạn có thêm tự tin và bớt mông lung trước hành trình mới. 

Chọn sai ngành thì có thể chọn lại. Chọn sai công ty thì có thể chọn lại. Đại tá Harland Sanders – ông lão sáng lập nên hãng KFC nổi tiếng – cũng tới tận tuổi 66 mới khởi nghiệp. Điều này để nói lên rằng, điều thực sự quan trọng là bạn biết mình muốn đi con đường nào. 

mông lung là gì
Cho phép mình được sai sẽ giúp bạn bớt ám ảnh trước nỗi sợ sai và không dám dấn thân. 

Tạm kết

Chia sẻ trên đây của Việc Làm 24h hy vọng đã giúp bạn có được câu trả lời cho băn khoăn mông lung là gì, vì sao chúng ta bị mông lung và cách để bớt mông lung là gì?  

Bài viết mong rằng bạn hiểu được đây không hẳn là tình trạng xấu, và sự xuất hiện của nó đôi khi là dấu hiệu để bạn chậm lại và có những sự chuẩn bị tốt hơn cho hành trình sự nghiệp tiếp theo của mình. 

Xem thêm: Công việc đánh văn bản tại nhà có yêu cầu gì, thu nhập hấp dẫn ra sao?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục