Ngành cơ điện tử là gì? Làm công việc gì, mức lương có cao không?

Trong thời đại công nghiệp 4.0, ngành cơ điện tử nhanh chóng trở thành một trong những ngành học hấp dẫn và đầy triển vọng, thu hút nhiều bạn trẻ.  Ngành cơ điện tử là gì, chương trình học cơ điện tử bao gồm những gì và cơ hội việc làm của ngành cơ điện tử sau khi ra trường ra sao? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá ngành học đầy tiềm năng này qua bài viết dưới đây.

Ngành cơ điện tử là gì?

ngành cơ điện tử
Ngành cơ điện tử là gì? Chương trình đào tạo cơ điện tử ra sao?

Ngành cơ điện tử là một lĩnh vực kỹ thuật liên ngành, kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và khoa học máy tính. Mục tiêu chính của ngành này là thiết kế, chế tạo và điều khiển các hệ thống, thiết bị thông minh, tự động hóa.

Trong đó:  

  • Kỹ thuật cơ khí: Đóng vai trò nền tảng trong việc thiết kế và chế tạo các bộ phận cơ học của hệ thống, như khung máy, cơ cấu chuyển động và các thành phần cơ học khác.
  • Kỹ thuật điện tử: Tập trung vào việc thiết kế và phát triển các mạch điện, cảm biến và các thiết bị điều khiển điện tử, giúp hệ thống có thể tương tác với môi trường xung quanh.
  • Khoa học máy tính: Lập trình và điều khiển các hệ thống tự động hóa từ viết các chương trình điều khiển đến xử lý dữ liệu từ các cảm biến và thiết bị ngoại vi.

Chương trình học cơ điện tử học gì?

Kiến thức ngành cơ điện tử

  • Kiến thức cơ bản: Sinh viên học các môn khoa học tự nhiên, tin học và ngoại ngữ.
  • Kiến thức cơ sở ngành: Các nguyên lý cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí, cơ – điện tử, điện – điện tử và các hệ thống điều khiển tự động.
  • Kiến thức chuyên ngành: Đào sâu vào các lĩnh vực chuyên môn, giúp sinh viên phát triển năng lực vận dụng, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong các hệ thống cơ điện tử và các hệ thống điều khiển tự động.

Kỹ năng ngành cơ điện tử

  • Khả năng vận dụng các kiến thức khoa học vào thực tiễn.
  • Đọc và lập các bản vẽ kỹ thuật cơ điện tử.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm công nghệ thông tin chuyên ngành.
  • Kỹ năng thiết kế, vận hành, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống cơ điện tử.
  • Kỹ năng phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề kỹ thuật.

Ngành cơ điện tử thi khối nào?

ngành cơ điện tử
Ngành cơ điện tử học trường nào, có các khối thi gì? 

A00: Toán – Vật lý – Hóa học

A01: Toán -Vật lý – Tiếng Anh

A02: Toán – Vật lý – Sinh học

A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn

B00: Toán – Hóa học – Sinh học

C01: Toán – Ngữ văn – Vật lý

D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh

D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh

D96: Toán – Tiếng Anh – Khoa học xã hội

Ngành cơ điện tử học trường nào?

Khu vực miền BắcKhu vực miền TrungKhu vực miền Nam
Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Đại học Mở Hà Nội
Đại học Mỏ – Địa chất
Đại học Công nghiệp Hà Nội 
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Học viện Kỹ thuật Quân sự
Đại học Điện lực
Đại học Giao thông Vận tải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Đại học Thủy lợi
Đại học Lâm nghiệp
Đại học Hàng hải Việt Nam
Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng 
Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh​
Đại học Quốc gia TPHCM
Đại học Bách khoa TPHCM – Đại học Quốc gia TPHCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Đại học Công nghệ Sài Gòn
Đại học Công nghiệp TPHCM
Đại học Nông lâm
Đại học Công thương
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Văn Lang
Đại học Cần Thơ

Ngành cơ điện tử ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong các lĩnh vực như công nghiệp, tự động hóa, sản xuất hiện đại và công nghệ robot; dịch vụ viễn thông và thông tin; nông nghiệp, thực phẩm và lâm nghiệp; vận tải và logistics,….

Kỹ sư thiết kế hệ thống cơ điện tử: Thiết kế và phát triển các hệ thống cơ điện tử như robot công nghiệp, máy móc tự động hóa và các thiết bị thông minh. 

Kỹ sư tự động hóa: Thiết kế, lập trình và bảo trì các hệ thống tự động hóa trong nhà máy, bao gồm các dây chuyền sản xuất và hệ thống điều khiển.

Kỹ sư điều khiển và lập trình robot: Lập trình và điều khiển các hệ thống robot trong công nghiệp.

Quản lý, giám sát kỹ thuật tại các doanh nghiệp: Đảm bảo vận hành hệ thống điện tử công nghiệp và robot công nghiệp trên các dây chuyền sản xuất tự động.

Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, cải tiến các thiết bị cơ điện tử hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chuyên viên bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ điện tử: Bảo trì, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị cơ điện tử.

Chuyên viên kỹ thuật cơ điện tử: Chịu trách nhiệm về phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động hóa, chịu trách nhiệm điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy.

Kỹ sư sản xuất tích hợp máy vi tính: Sử dụng công nghệ máy vi tính để tối ưu quy trình sản xuất, từ thiết kế đến quản lý sản xuất và kiểm tra chất lượng.

Chuyên viên tư vấn kỹ thuật: Tư vấn cho khách hàng về công nghệ, lập trình, thiết kế, thi công hoặc chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động.

Cố vấn, giảng viên hoặc nhà nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu: Giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực cơ điện tử, đóng góp vào sự phát triển của ngành qua các công trình nghiên cứu và dự án ứng dụng.

Cơ hội việc làm 

ngành cơ điện tử
Cơ hội việc làm có cao không, mức thu nhập ra sao?

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và tự động hóa, nhu cầu về các chuyên gia cơ điện tử ngày càng tăng cao. Các công ty lớn trong lĩnh vực công nghiệp, từ các tập đoàn điện tử như Samsung, LG Electronics đến các doanh nghiệp sản xuất máy móc và linh kiện đều đang tìm kiếm nhân tài có kiến thức và kỹ năng phù hợp để thúc đẩy quá trình tự động hóa và cải thiện hiệu suất.

Sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin, Internet of Things (IoT), và trí tuệ nhân tạo (AI) cũng mở ra nhiều cơ hội mới trong việc áp dụng công nghệ cơ điện tử vào các lĩnh vực khác nhau như y tế, năng lượng, giao thông thông minh,… Cơ hội việc làm không chỉ đa dạng mà còn rất tiềm năng cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.

  • Công ty, doanh nghiệp thiết kế, sản xuất hệ thống cơ khí hoặc cơ điện tử.
  • Sở công thương, Sở Khoa học và Công nghệ. 
  • Các khu công nghiệp, khu chế xuất.
  • Viện, trung tâm nghiên cứu; trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; cơ sở đào tạo,… nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ về cơ điện tử và hệ thống điều khiển.
  • Các công ty, doanh nghiệp sản xuất hoặc đơn vị kinh doanh thiết bị và máy móc về hệ thống cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa.
  • Các công ty, doanh nghiệp nước ngoài; các tập đoàn đa quốc gia.

Mức lương có cao không?

Ngành cơ điện tử đang là một trong những ngành có mức lương hấp dẫn:

  • Kỹ sư cơ điện tử mới ra trường: 10 – 15 triệu đồng/tháng. 
  • Kỹ sư cơ điện tử 2 – 5 năm kinh nghiệm: 15 – 25 triệu đồng/tháng.
  • Kỹ sư cao cấp hoặc cấp quản lý như trưởng phòng, giám đốc kỹ thuật: 25 – 40 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên gia, kỹ sư cơ điện tử đặc thù: 40 – 60 triệu đồng/tháng.
  • Kỹ sư cơ điện tử làm ở các công ty, tập đoàn nước ngoài: 35 – 70 triệu đồng/tháng.

Các bạn có thể truy cập Vieclam24h.vn để tìm vị trí làm việc, mô tả công việc, mức lương chi tiết nhất. 

Bạn có phù hợp với ngành cơ điện tử?

Dưới đây là những tố chất cần thiết để bạn thành công trong ngành cơ điện tử:

  • Kiến thức chuyên môn: Kiến thức vững chắc về cơ khí, điện tử và khoa học máy tính. Thường xuyên cập nhật những tiến bộ công nghệ mới nhất trong lĩnh vực.
  • Kỹ năng chuyên môn: Kỹ năng lập trình và thiết kế mạch điện tử, kỹ năng thiết kế các hệ thống và thiết bị cơ điện tử.
  • Kỹ năng phân tích các vấn đề kỹ thuật và đưa ra các giải pháp hiệu quả.
  • Tư duy sáng tạo để thiết kế và phát triển các giải pháp công nghệ mới.
  • Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý dự án để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc hiệu quả với các thành viên trong nhóm và các bộ phận liên quan.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác và phối hợp để đạt được mục tiêu chung.
  • Tỉ mỉ, cẩn thận, chú trọng chi tiết.
  • Kiên trì, đam mê và yêu thích lĩnh vực cơ điện tử. 
  • Kỹ năng tiếng Anh tốt để đọc hiểu tài liệu kỹ thuật quốc tế, hoặc giao tiếp, trao đổi với đối tác.

Kết luận

Nếu bạn đam mê lĩnh vực công nghệ cao, ngành cơ điện tử chắc chắn là một lựa chọn đáng để bạn cân nhắc. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành cơ điện tử và đưa ra quyết định nghề nghiệp phù hợp. Chúc bạn thành công. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Hiện nay, các bạn có thể tạo CV xin việc đúng chuẩn và tải các mẫu CV dễ dàng ngay trên Vieclam24h.vn hoàn toàn miễn phí chỉ trong vài cú nhấp chuột. Đặc biệt, mỗi mẫu CV đều có hướng dẫn cụ thể giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Chỉ trong vài phút, các bạn đã có thể sở hữu một CV nhân viên chuyên nghiệp và đầy ấn tượng.

Xem thêm: Kỹ sư kết cấu là gì? Mức lương của kỹ sư kết cấu có cao như lời đồn

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục