Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Ra trường làm gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Kinh doanh quốc tế đang là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Nếu bạn còn băn khoăn học kinh doanh quốc tế là học những gì, ngành kinh doanh quốc tế có dễ xin việc không, tham khảo ngay bài viết sau từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để biết rõ hơn về ngành học này cũng như cơ hội nghề nghiệp khi ra trường.

Ngành kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế là cụm từ chỉ chung hoạt động giao dịch kinh doanh giữa các quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, thúc đẩy chuyển giao hàng hóa, đầu tư, dịch vụ, tài nguyên, công nghệ, ý tưởng, con người. 

Kinh doanh quốc tế là ngành học đang phát triển trong bối cảnh nền kinh tế đang “phẳng hoá” và “số hoá” toàn cầu. Các lĩnh vực chuyên sâu trong ngành nghề này cũng vô cùng đa dạng như: logistic, xuất nhập, tư vấn đầu tư quốc tế, hoạch định tài chính quốc tế…

ngành kinh doanh quốc tế
Ngành học kinh doanh quốc tế đang phát triển mạnh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu.

Học ngành kinh doanh quốc tế là học gì?

Trọng tâm của kinh doanh quốc tế là cung cấp các kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh doanh như: các nguyên tắc cơ bản về kinh tế, thông tin tài chính, quản trị kinh doanh… Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo nhiều kiến thức chuyên ngành về: 

  • Quản trị chuỗi cung ứng
  • Phát triển chuỗi cung ứng
  • Logistic toàn cầu
  • Đầu tư quốc tế
  • Đầu tư nội địa
  • Luật quốc tế
  • Tài chính quốc tế
  • Marketing quốc tế
  • Quản trị đa văn hoá
  • Thương mại điện tử
ngành kinh doanh quốc tế
Sinh viên kinh doanh quốc tế được đào tạo nhiều kiến thức chuyên ngành đa dạng.

Sinh viên theo học ngành này còn được đào tạo về các hoạt động liên quan đến kinh doanh quốc tế như: nhượng quyền, xuất nhập khẩu, cấp phép, hoạt động của các cơ sở kinh doanh nước ngoài… Bạn cũng được phát triển kỹ năng kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, kiến thức về nhiều nền văn hoá, trau dồi ngoại ngữ…

ngành kinh doanh quốc tế
Sinh viên ngành học này còn được phát triển các kiến thức về nhiều nền văn hoá.

Học kinh doanh quốc tế ra làm gì?

Với nội dung đào tạo đa dạng, ngành học kinh doanh quốc tế mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội làm việc ở các ngành nghề đa dạng với con đường sự nghiệp rộng mở

  • Về lĩnh vực: bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như: nhân sự (HR), marketing, logistic, chuỗi cung ứng, quản trị doanh nghiệp…
  • Về loại hình doanh nghiệp: bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài hoặc công ty đa quốc gia…
ngành kinh doanh quốc tế
Sinh viên học kinh doanh quốc tế khi ra trường có nhiều lựa chọn nghề nghiệp.
  • Về vị trí: bạn có thể lựa chọn trong các phòng ban sau của doanh nghiệp

+ Xuất nhập khẩu, logistic: thực hiện các công việc liên quan đến giao nhận, vận tải, vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia. 

+ Phân tích tài chính: nghiên cứu, thu thập dữ liệu để hỗ trợ quá trình ra quyết định đầu tư, dự báo ngân sách. Những ngành cần vị trí này gồm: ngân hàng, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, thị trường vốn…Để bắt đầu công việc này, bên cạnh kiến thức kinh doanh quốc tế, bạn cần học thêm các kiến thức về tài chính.

+ Marketing: trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu, marketing cho thị trường nước ngoài đang là nhu cầu lớn của nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Vị trí này có thể làm việc trong các doanh nghiệp đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp có khách hàng nước ngoài. Để đi sâu sang lĩnh vực này, bạn cần bổ sung thêm các kiến thức về marketing.

ngành kinh doanh quốc tế
Bạn có thể làm việc marketing trong các tập đoàn đa quốc gia.

+ Sales: đây là công việc phù hợp cho những ai đang học ngành kinh doanh quốc tế, bạn có thể trở thành nhân viên bán hàng cho khách hàng nước ngoài  hoặc làm việc tại công ty đa quốc gia với khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau. 

+ Nhân sự (HR): điều phối, quản lý, giám sát nhân sự trong doanh nghiệp, tham gia vào quá trình tuyển dụng, quản lý nhân tài… Có thể nói HR là “chất keo” kết nối nhân sự trong một doanh nghiệp, đặc biệt vị trí HR trong các doanh nghiệp đa quốc gia bởi họ còn cần tìm kiếm, kết nối những nhân sự ở các nền văn hoá khác nhau. 

+ Tư vấn quản trị doanh nghiệp: là những chuyên gia giúp nâng cao hiệu quả quản trị trong tổ chức, nhiệm vụ của họ là huấn luyện và tư vấn cho các nhà quản lý nhằm giúp công việc vận hành hiệu quả hơn, giảm chi phí và tăng doanh thu hiệu quả. 

Mức lương

Thị trường ngày càng cần các nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên học tập kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp đa quốc gia với mức lương hấp dẫn từ 8 triệu đồng đến 30 triệu đồng tùy theo năng lực. 

  • Mới ra trường: bạn có thể nhận được mức lương khởi điểm là 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
  • Khi đã có 1 đến 2 năm kinh nghiệm: mức lương có thể nâng lên từ 12 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng.
  • Với trên 3 năm kinh nghiệm: mức lương dao động từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng mỗi tháng. 
  • Khi lên vị trí quản lý, mức lương còn có thể cao hơn.

Ngoài ra còn có thêm hoa hồng hoặc các chính sách thưởng dự án. Lưu ý, mức lương này còn tuỳ thuộc vào vị trí công việc, loại hình công ty làm việc, địa điểm làm việc…

Khó khăn

Bên cạnh những ưu điểm nói trên, kinh doanh quốc tế có nhiều khó khăn như:

  • Về môi trường kinh tế: 

Mỗi quốc gia, khu vực, mỗi nền kinh tế chịu tác động và quản lý theo những Bộ luật kinh tế khác nhau. Cách thức vận hành kinh doanh ở những quốc gia và khu vực chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá khác nhau. Từng lĩnh vực, khu vực, doanh nghiệp cũng có tốc độ phát triển kinh tế khác nhau. Do đó, người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế cần am hiểu về sự đa dạng này nếu không muốn gặp phải rắc rối khi tiếp cận hoặc làm việc trong những môi trường kinh doanh đa dạng.

  • Về văn hoá

Người làm việc kinh doanh quốc tế cũng cần vượt qua rào cản về sự khác biệt ngôn ngữ, tôn giáo, địa lý, ứng xử văn hoá… khi làm việc với những khách hàng nước ngoài. Để thành công, bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn còn cần chủ động mở rộng tầm nhìn và thế giới quan để tiếp nhận, thích nghi với những nền văn hoá khác nhau. 

  • Vận chuyển hàng hoá

Giao thương là một phần trong kinh doanh quốc tế. Hiểu về đặc điểm của hàng hoá và yêu cầu vận chuyển để đảm bảo quá trình vận chuyển thuận lợi nhất. 

  • Quản lý thời gian 

Khi làm việc ở môi trường kinh doanh quốc tế, sự chênh lệch về múi giờ và quá trình làm việc giữa các khu vực cũng là điều mà bạn sẽ cần cân đối và kiểm soát được, từ đó quản lý thời gian làm việc hiệu quả hơn.  

Học ở đâu và điểm chuẩn bao nhiêu?

Hiện nay, nhiều trường đại học có đào tạo kinh doanh quốc tế ở cả ba miền.

  • Miền Bắc: trường ĐH Kinh tế Quốc dân (điểm chuẩn 2022: 28 điểm), trường ĐH Ngoại Thương (28.2 điểm), trường ĐH thương mại (27,1 điểm), Trường Quốc tế – ĐH Quốc gia HN (24 điểm).
  • Miền Trung: trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng (điểm chuẩn 2022: 26 điểm), trường ĐH Đông Á (15 điểm), trường ĐH Phan Thiết (14 điểm).
  • Miền Nam: trường ĐH Kinh tế tp. HCM (điểm chuẩn 2022: 27 điểm), trường ĐH Mở TP.HCM (24.7 điểm) …
ngành kinh doanh quốc tế
Hiện nay bạn có thể theo học kinh doanh quốc tế ở nhiều đại học khắp 3 miền.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Việc Làm 24h về ngành học kinh doanh quốc tế – một trong những ngành học đang hấp dẫn nhiều bạn trẻ với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Mong rằng những chia sẻ này giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này, biết được ngành kinh doanh quốc tế ra làm gì và cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường, từ đó có được lựa chọn tốt hơn. 

Xem thêm: Cần trang bị gì để trở thành môi giới bất động sản chuyên nghiệp?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục