Sự phát triển của công nghệ và truyền thông ngày nay đã thúc đẩy sự giao tiếp giữa các doanh nghiệp, quốc gia. Sự giao tiếp là cầu nối cho tình hữu nghị cho mối quan hệ của các đất nước trên khắp thế giới nhằm phát triển kinh tế xã hội. Tìm hiểu về quan hệ công chúng sẽ giúp các bạn có được cái nhìn rõ nét hơn về những kiến thức và kĩ năng trong giao tiếp sau này. Vậy ngành Quan hệ công chúng là gì, điểm chuẩn quan hệ công chúng là bao nhiêu? Việc Làm 24h sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó thông qua bài viết bên dưới nhé!
Ngành Quan hệ công chúng là gì
Ngành Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) là ngành học tập trung vào các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và quan tâm của mọi người đến danh tiếng của họ. Ngành Quan hệ công chúng bao gồm tiếp thị truyền thông, kinh doanh và quảng cáo. Theo Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ (PRSA): “Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức/ doanh nghiệp và công chúng.”
Khi đã biết được ngành Quan hệ công chúng là gì, thì chúng ta sẽ tìm hiểu sẽ sinh viên sẽ được học gì trong ngành này. Về cơ bản khi học ngành Quan hệ công chúng, bạn sẽ phải học làm thế nào để giao tiếp hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ chiến lược, quảng bá thành công thương hiệu và quản lý các phương tiện truyền thông.
Thêm vào đó, bạn cũng sẽ được nghiên cứu các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn của việc lập kế hoạch chiến dịch, tâm lý người tiêu dùng, quản lý những khách hàng và viết quảng cáo cho các thương hiệu. Song song với đó là hiểu thêm về các loại hình báo chí và vai trò của chúng trong xã hội, quy trình hoạt động và sáng tạo truyền thông phục vụ cho hoạt động PR. Bên cạnh đó còn được rèn luyện tư duy cũng như các phương pháp tác nghiệp như: Phỏng vấn, phóng sự, viết tin…
Bạn có thể học ngành Quan hệ công chúng ở đại học, sau đại học hay những chứng chỉ ngắn hạn khác nhau. Các chương trình ngắn hạn hay văn bằng hai thường có thời gian học từ 1 – 2 năm tùy nơi giảng dạy. Tuy nhiên, đa số sinh viên muốn học sâu và nghiên cứu về ngành Quan hệ công chúng sẽ lựa chọn chương trình đại học chính quy từ 3 – 4 năm.
Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng
Ngành Quan hệ công chúng có mã ngành là 7320108 và xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- C12 (Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử)
- C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)
- D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)
- D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
- D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
Theo đó điểm chuẩn của ngành Quan hệ công chúng trong năm 2021 của các trường Đại học thường không dưới 15 điểm trên thang 30 điểm.
Một số trường Đại học có giảng dạy ngành Quan hệ công chúng:
- Học viện báo chí và tuyên truyền
- Học viện báo chí và tuyên truyền còn được gọi là AJC (Academy of Journalism and Communication).
Đây là trường đại học đứng đầu các trường chuyên đào tạo về ngành báo chí và truyền thông. Học viện báo chí và tuyên truyền là nơi có chất lượng đào tạo rất tốt về ngành Quan hệ công chúng, do đó điểm đầu vào cũng khá cao so với những nơi khác.
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Tp. Hồ Chí Minh
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Tp. Hồ Chí Minh là trực thuộc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
Đây là nơi đào tạo các ngành về xã hội hàng đầu phía Nam. Ngành Quan hệ công chúng tại ĐH KHXH&NV có tỉ lệ cạnh tranh vô cùng cao vì trường chỉ lấy vài trăm hồ sơ so với hàng nghìn đơn ứng tuyển mỗi năm. Dù điểm chuẩn mỗi năm sẽ có những đổi khác nhưng ngành học này luôn là ngành có điểm chuẩn cao nhất trường.
Đại học RMIT
Đại học RMIT luôn được biết đến là một trong những ngôi trường quốc tế có chất lượng giảng dạy tốt nhất hiện nay, đặc biệt trong các khối ngành về Truyền thông, Marketing – PR và Thiết kế – Mỹ thuật. Ngành Quan hệ công chúng cũng là một thế mạnh của trường với chất lượng sinh viên đầu ra đều được các doanh nghiệp quốc tế săn đón.
Những khả năng, tố chất cần có của người làm ngành Quan hệ công chúng
Biết được ngành Quan hệ công chúng là gì sẽ giúp bạn xác định được liệu mình có phù hợp với ngành này hay không. Nhắc đến ngành Quan hệ công chúng thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến đây là ngành luôn phải làm việc ngoài xã hội và giao tiếp hiệu quả. Xã hội phát triển về mặt thông tin như hiện nay, ngành Quan hệ công chúng trở thành ngành học thu hút rất nhiều người trẻ tài năng.Trước khi quyết định dấn thân vào ngành này, người học cần phải xác định mình có thích hợp và đâu là những tố chất để theo đuổi ngành Quan hệ công chúng:
Khả năng giao tiếp
Khi tìm hiểu về ngành Quan hệ công chúng là gì, các bạn có thể dễ dàng nhận ra khả năng giao tiếp là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn ngành này. Có khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho nghề PR, ngoài ra bạn cũng cần chủ động, nhanh nhạy và linh hoạt với mọi vấn đề xảy đến.
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công
Kiến thức xã hội sâu rộng
Làm việc trong ngành Quan hệ công chúng đòi hỏi bạn phải làm việc cho nhiều khách hàng với những sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Do đó, bạn cần phải nắm rõ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang quảng bá. Ví dụ như bạn đang làm cho một công ty về công nghệ, hãy cố gắng tìm hiểu về các tiện ích mới nhất trên thị trường, sở thích của khách hàng và những động thái mà đối thủ cạnh tranh đang thực hiện.
Đam mê tin tức
Công việc của người làm về Quan hệ công chúng hầu hết sẽ liên quan đến tin tức về mọi chủ đề khác nhau. Do đó, bạn phải là người có thể cập nhật mọi thứ đang diễn ra từng giờ từng phút cả trong và ngoài lĩnh vực chính. Những chuyên gia trong ngành PR là những người rất biết cách khai thác thông tin và các vấn đề thời sự, đồng thời sử dụng nó để tạo ra những ý tưởng đột phá phục vụ cho công việc của họ.
Khả năng viết tốt
Bên cạnh khả năng giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp thông qua chữ viết cũng rất quan trọng với người làm PR. Từ thông cáo báo chí được trau chuốt, các bài đăng trên blog hay website hấp dẫn người đọc đều có thể truyền tải câu chuyện và ý tưởng của mình đến với công chúng theo cách hoàn hảo, ngắn gọn và chính xác nhất.
Học Quan hệ công chúng ra trường làm gì?
Các doanh nghiệp và tổ chức thường hợp tác nội bộ với nhau để duy trì hình ảnh tích cực và mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng. Một trong những cách phổ biến nhất là doanh nghiệp sẽ tuyển những nhân viên giúp kết nối tốt hơn với khách hàng. Vậy thì đâu là những công việc mà sinh viên Quan hệ công chúng có thể ứng tuyển sau khi ra trường
Thực tập sinh cho các công ty về truyền thông, Quan hệ công chúng: Những bạn sinh viên mới ra trường không có nhiều kinh nghiệm trong ngành truyền thông, làm việc với tư cách là một thực tập sinh sẽ giúp các bạn có được không chỉ kinh nghiệm, mà còn tích lũy những kiến thức thực tế từ những người hướng dẫn kỳ cựu. Các bạn nên tìm kiếm cơ hội thực tập ở năm 3 hoặc năm cuối trước khi ra trường, như vậy sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh so với những ứng viên khác.
Trợ lý Marketing và chuyên viên phân tích thị trường: trợ lý marketing là những người hỗ trợ các quản lý hay giám đốc của một công ty trong việc lên kế hoạch, thu thập dữ liệu, nghiên cứu thị trường và phối hợp với các phòng ban khác trong việc thực hiện chiến dịch tiếp thị.
Sinh viên tốt nghiệp từ ngành Quan hệ công chúng có thể làm việc ở đa dạng ngành nghề khác nhau như Marketing, Báo chí – truyền hình…
Người tổ chức sự kiện: Các bạn có thể trở thành những người lập kế hoạch tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp bao gồm việc lập ngân sách, liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ và lên chương trình cho sự kiện.
Copywriter: Copywriter là công việc mới phát triển gần đây nhờ vào sự phát triển của truyền thông và digital marketing. Những người copywriter đảm nhiệm công việc sáng tạo câu chữ trên các trang web, blog, chiến dịch quảng cáo.
Nghiên cứu và giảng dạy về ngành Quan hệ công chúng trong các cơ sở giáo dục: trở thành giảng viên cho các trường đại học về giáo dục – đào tạo và nghiên ngành truyền thông và Quan hệ công chúng.
Tạm kết
Hy vọng bài viết ngành Quan hệ công chúng là gì của Việc Làm 24h sẽ giúp cho các bạn sắp bước chân vào giảng đường đại học cũng như quý phụ huynh có thêm thông tin về ngành học đang rất HOT hiện nay. Nếu các bạn cần thêm thông tin hoặc có thắc mắc gì về ngành Quan hệ công chúng thì đừng ngại để lại bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm: Chia sẻ về nghề Sales: Tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà dễ