Ngành quản lý nhà nước là gì, cơ hội công việc ra sao?

Ngành quản lý nhà nước có thể là một lĩnh vực tương đối trừu tượng và phức tạp với nhiều người, tuy nhiên đây là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều bạn trẻ quan tâm nhưng vẫn do dự trước khi quyết định theo học ngành do chưa hiểu rõ ngành quản lý nhà nước là gì, học trường nào. Bên cạnh đó, ngành có dễ xin việc không, học ngành ra làm gì và mức lương ngành quản lý nhà nước là những mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!

Quản lý nhà nước là ngành gì?

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp thông qua các hoạt động quản lý được thực hiện dựa trên pháp luật. Ngành định hình, xác lập trật tự và thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo tuân thủ các quy tắc công bằng, nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp trong xã hội.

Ngành quản lý nhà nước học gì?

Quản lý nhà nước là ngành học đào tạo toàn bộ thủ tục hành chính nhà nước, tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quy trình chấp hành, điều hành và quản lý hành chính của bộ máy Nhà nước trong các hoạt động chính trị và xã hội. 

Sinh viên theo học ngành quản lý nhà nước sẽ được trang bị các kiến thức về chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; các lĩnh vực của đời sống xã hội và các kiến thức về quản lý nhân sự. 

Trong đó: 

*Kiến thức cơ bản: Lý luận chính trị, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, nghiên cứu khoa học,… 

*Kiến thức đại cương: 

  • Khoa học quản lý: quản lý học đại cương, quản lý hành chính nhà nước và đạo đức công vụ.
  • Khoa học pháp lý: luật hiến pháp và luật hành chính
  • Khoa học tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và nhân sự hành chính nhà nước.
  • Kiến thức cơ sở của một số nghiệp vụ hành chính như thủ tục hành chính, soạn thảo văn bản hành chính, văn hóa công sở,…. 

*Kiến thức chuyên ngành: 

  • Quản lý nguồn nhân sự trong khu vực công
  • Quản trị địa phương
  • Thiết kế và phân tích tổ chức bộ máy nhà nước
  • Hoạch định và phân tích chính sách công
  • Thủ tục hành chính
  • Quản lý về kinh tế và tài chính
  • Quản lý xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế; dân tộc, tôn giáo; dân số, lao động và tiền lương; khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường; đô thị và nông thôn; tổ chức phi chính phủ.
  • Quản lý nhà nước về công tác thanh niên

*Kiến thức nghiệp vụ: Tin học văn phòng, tiếng anh chuyên ngành và nghiệp vụ hành chính như tổ chức và điều hành công sở, kiểm soát trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; đánh giá nguồn nhân lực.

Các chuyên ngành quản lý nhà nước là gì?

ngành quản lý nhà nước
Các chuyên ngành là gì? Ngành quản lý nhà nước học trường nào?

Do tính chất bao quát của các quy trình, chấp hành điều hành và quản lý hành chính của cơ quan nhà nước mà ngành được chia thành các phân ngành cụ thể để thí sinh hiểu rõ hơn về ngành và có hướng đi phù hợp trong quá trình học tập như sau: 

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Quản lý xã hội
  • Khoa học quản lý Nhà nước
  • Quản lý kinh tế
  • Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
  • Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa
  • Truyền thông chính sách

Mã ngành là gì? Ngành quản lý nhà nước thi khối nào?

Mã ngành là 7310205.

Các tổ hợp môn thường được chọn xét tuyển gồm có:

A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học

A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh

A09: Toán Học, Địa Lý, Giáo dục công dân

A16: Toán Học, Khoa học tự nhiên, Ngữ Văn

C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý

C03: Ngữ Văn, Toán Học, Lịch Sử

C04: Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý

C14: Ngữ Văn, Toán Học, Giáo dục công dân

C15: Ngữ Văn, Toán Học, Khoa học xã hội

C19: Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân

C20: Ngữ Văn, Địa Lý, Giáo dục công dân

D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh

D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh

D11: Ngữ Văn, Vật Lý, Tiếng Anh

D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh

D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh

D66: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh

D96: Toán Học, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

R22: Ngữ Văn, Toán Học, điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh

Ngành quản lý nhà nước học trường nào, điểm chuẩn có cao không?

STT Tên trường Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 2022
1 Học Viện Báo chí – Tuyên truyền (HBT) Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước D01; R22 23.38
Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước A16 22.88
Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước C15 23.88
2 Học Viện Chính sách và Phát triển (HCP) Quản lý nhà nước A01; C00; D01; D09 24.2
3 Đại học Nội vụ Hà Nội (DNV) Quản lý nhà nước A01; D01 21
Quản lý nhà nước C00 23
Quản lý nhà nước C20 24
Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước C00 17.5
Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước C19; C20 18.5
4 Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (DQK) Quản lý nhà nước C00; C19;
D01; D66
21
5 Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam (HTN) Quản lý nhà nước A09; C00; C20; D01 15
Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước A09; C00; C20; D01 15
6 Đại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị (DCQ) Quản lý nhà nước C00; D01; D11; D14 15
7 Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng (DDQ) Quản lý nhà nước A00; A01; D01; D96 23
8 Đại Học Vinh (TDV) Quản lý nhà nước A00; A01; C00; D01 18
9 Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế (DHT) Quản lý nhà nước C14; C19; D01; D66 15
10 Học viện cán bộ TPHCM (HVC) Quản lý nhà nước A00; A01; C00; D01 22
Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước C00; C03; C04; C14 18.75
10 Đại học Thủ Dầu Một (TDM) Quản lý nhà nước A16; C00; C14; D01 17
11 Đại học Trà Vinh (DVT) Quản lý nhà nước C00; C04; D01; D14 15

Nguồn tra cứu điểm chuẩn tại đây.

Ngành quản lý nhà nước có dễ xin việc không?

ngành quản lý nhà nước
Ngành quản lý nhà nước có dễ xin việc không?

Cùng với sự phát triển trong mọi lĩnh vực những năm gần đây, ngành luôn cần đội ngũ nhân lực trẻ sẵn sàng cống hiến cho bộ máy Nhà nước. Điều này mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các cử nhân ngành. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù mà ngành này có mức độ cạnh tranh tương đối lớn. Do đó, để có được vị trí công việc ngành quản lý nhà nước tốt, các bạn cần phải trang bị các kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng. Đặc biệt, các bạn nếu muốn nâng cao nghiệp vụ cần vượt qua các kỳ thi tuyển chọn công chức.

Các cử nhân ngành có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng trên trang web chính thức của các cơ quan hành chính thuộc Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, các bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm như quản lý, hành chính, nhân sự,… tại các đơn vị ngoài nhà nước, đơn vị tư nhân trên Việc Làm 24h. 

Ngành quản lý nhà nước ra làm gì?

ngành quản lý nhà nước
Ngành quản lý nhà nước ra làm gì? Mức lương có cao không?

Sau khi nhận tốt nghiệp, các bạn có thể đảm nhận các công việc về quản lý hành chính nhà nước như sau:

  • Quản lý và chuyên viên hành chính làm việc tại các cơ quan thuộc khu vực công hoặc khu vực tư.
  • Công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan như ban, ngành, sở, phòng, trung tâm,… chuyên môn quản lý nhà nước; các cơ quan, đơn vị hành chính hoặc sự nghiệp các cấp.
  • Công chức, viên chức làm việc trong hệ thống chính trị như cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang,…
  • Cán bộ hành chính văn phòng; chuyên viên văn phòng hoặc cán bộ văn thư – lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. 
  • Thư ký tổng hợp hoặc trợ lý làm việc tại Bộ phận tham mưu, các cấp lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức.
  • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ngành tại các trường đào tạo hoặc viện nghiên cứu ngành.

Mức lương có cao không?

Mức lương không chỉ phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn mà còn là vị trí công công tác trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức tư nhân. Thông thường, mức lương ngành được xác định dựa theo quy định pháp luật hiện hành và chính sách lương của đơn vị làm việc.

Dưới đây là mức lương một số vị trí ngành mà bạn có thể tham khảo:

  • Công chức, viên chức Nhà nước: 12 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên quản lý hành chính: 15 triệu đồng/tháng.
  • Trợ lý lãnh đạo hoặc bộ phận tham mưu các cấp: 12 triệu đồng/tháng.
  • Cố vấn hành chính: 20 triệu đồng/tháng.
  • Cán bộ hành chính văn phòng: 12 triệu đồng/tháng.

Tố chất quan trọng khi theo đuổi ngành

Khi quyết định theo đuổi ngành quản lý nhà nước, những tố chất quan trọng dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong công việc:

  • Tinh thần phục vụ xã hội và phụng sự tổ quốc. Luôn nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
  • Kiên trì, nhẫn nại và tỉ mỉ trong công việc.
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao.
  • Khả năng chịu áp lực cao.
  • Tư duy linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo.
  • Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp và trình bày thông tin độc lập.
  • Khả năng làm việc độc lập.
  • Khả năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán,…

Bên cạnh đó sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và trình độ ngoại ngữ cao, có thể đọc, hiểu các tài liệu chuyên ngành quản lý nhà nước trong và ngoài nước là một điểm cộng khi theo đuổi ngành học này. Nếu yêu thích ngành quản lý nhà nước, bạn nên đầu tư kiến thức vào các môn khoa học xã hội và nâng cao vốn hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. 

Kết luận

Ngành quản lý nhà nước là lĩnh vực thu hút những người có tầm nhìn xa, khát khao đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước. Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu đúng và rõ ràng về ngành quản lý nhà nước là gì, ngành quản lý nhà nước học trường nào để đưa ra quyết định ngành nghề đúng đắn.

Xem thêm: 4 câu hỏi ứng viên nên chuẩn bị để có buổi phỏng vấn thành công

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục