Cuộc cách mạng công nghệ đang thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống cũng như công việc. Trước những biến đổi này, việc lựa chọn ngành nghề làm việc không đơn giản chỉ là theo đuổi đam mê, sở thích mà còn ảnh hưởng đến định hướng phát triển trong tương lai. Trong bài viết này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về những ngành nghề sẽ biến mất trong tương lai, cũng như giải đáp lý do vì sao bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định nghề nghiệp. Cùng theo dõi nhé!
Vì sao có những ngành nghề có thể biến mất trong tương lai?
Chúng ta phải đối mặt với những ngành nghề sẽ biến mất trong tương lai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể như sau:
Tiến bộ công nghệ: Tốc độ tiến độ như vũ bão của công nghệ đã làm thay đổi cách chúng ta làm việc. Các ngành nghề dựa vào công nghệ cũ hoặc phương pháp truyền thống có nguy cơ bị thay thế bởi các quy trình tự động hóa hoặc trí tuệ nhân tạo (AI).
Nhu cầu thị trường thay đổi: Thị trường tiêu dùng đang thay đổi, khiến nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ suy giảm; chẳng hạn như nhu cầu mua sắm trực tuyến đã gây áp lực lớn lên ngành bán lẻ.
Nhu cầu về môi trường: Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đang làm thay đổi cơ cấu ngành nghề. Đặc biệt là các ngành nghề sản xuất gây ô nhiễm có thể phải thích nghi với sự thay đổi với xu hướng phát triển môi trường bền vững.
Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới. Điều này tạo ra cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng cũng đặt ra áp lực cạnh tranh cao, đặc biệt đối với các ngành nghề có nền tảng kỹ thuật thấp. Một số ngành nghề không thể cạnh tranh có thể gặp khó khăn để tồn tại.
Tiết lộ những ngành nghề sẽ biến mất trong tương lai
1. Thu ngân
Công việc chính của thu ngân là tiếp nhận, quản lý các khoản thanh toán và biên lai khách hàng tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị. Tuy nhiên, khách hàng thường chọn hình thức thanh toán trực tuyến thông qua các ứng dụng và ví điện tử mà không cần đến sự hỗ trợ của nhân viên thu ngân. Bên cạnh đó, các cửa hàng, siêu thị đã áp dụng công nghệ thanh toán tự động, quét mã QR vào quy trình bán hàng. Chính vì thế mà thu ngân đang là một trong những ngành nghề có thể biến mất trong tương lai.
2. Kế toán, thư ký
Thư ký là người chịu trách nhiệm trước các vấn đề hành chính, soạn thảo văn bản, quản lý sổ sách, lưu trữ tài liệu, sắp xếp các cuộc họp,… Công việc của kế toán là thu thập, tổng hợp, xử lý và kiểm tra các vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Nếu công việc của thư ký dần có nguy cơ bị thay thế do các trợ lý ảo hỗ trợ quản lý thông tin, sắp xếp lịch trình,… thì vị trí kế toán cũng gặp tình trạng tương tự. Một số công nghệ và phần mềm kế toán cho phép doanh nghiệp tự động hoá nhiều tác vụ kế toán nhanh chóng và chính xác. Một lợi thế của các phần mềm này là chi phí đầu tư ban đầu khá cao, nhưng hiệu suất và chất lượng về lâu dài mang đến nhiều lợi ích hơn so với việc chi trả lương cho các kế toán có chuyên môn.
3. Nhân viên bán hàng, phục vụ, lễ tân
Tuy nghiệp vụ của các vị trí này khác nhau, tuy nhiên nhân viên bán hàng, phục vụ và lễ tân đều đảm nhận vị trí đón tiếp, giới thiệu và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ, bán hàng… tại các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bách hoá,… Trong tương lai, các vị trí này có thể bị thay thế bởi công nghệ bán hàng tự động và robot lễ tân. Đặc biệt khi hiện nay, một số khách sạn đã áp dụng robot lễ tân để hỗ trợ khách hàng các thủ tục checkin – checkout. Một số thiết bị số còn giúp khách hàng tư vấn mua hàng và thanh toán trực tuyến dễ dàng. Hiện nay, một số cửa hàng có thể hoạt động 24/7 mà không cần đến nhân viên, cùng với đó là sự xuất hiện các tủ bán nước hoặc thức ăn tự động tại một số trường học, khu vui chơi, công viên giải trí,…
4. Công nhân nhà máy sản xuất
Trong thời buổi mà máy móc đang dần thay thế con người, một trong những ngành nghề sẽ biến mất trong tương lai đó là công nhân nhà máy sản xuất. Hiện nay, nhiều dây chuyền sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,… đã chuyển sang công nghệ tự động hóa. Nhờ đó, tăng năng suất, giảm sai sót trong quá trình sản xuất và tiết kiệm chi phí nhân công hiệu quả. Chẳng hạn như nhiều nhà máy sản xuất ô tô hiếm khi có sự hỗ trợ của con người, thay vào đó sẽ là các dây chuyền, băng tải và robot điều khiển.
5. Telemarketing – Tiếp thị qua điện thoại
Công việc của tổng đài viên tiếp nhận thông tin, trả lời, giải đáp thắc mắc và bán sản phẩm/dịch vụ thông qua điện thoại. Tuy nhiên, đây là một trong những ngành nghề sẽ biến mất trong tương lai khi công việc này đã được tự động hóa bằng công nghệ AI. Nhiều khách hàng thường thấy phiền toái với các cuộc gọi tiếp thị, do đó, doanh thu từ hình thức tiếp thị này không thể so sánh với các hình thức tiếp thị khác. Bên cạnh đó, khách hàng có thể chủ động tra cứu trực tuyến các thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên Internet. Chính vì thế, các hoạt động tiếp thị truyền thống của tổng đài viên đang ngày càng bị hạn chế và được thay thế bằng tiếp thị trên mạng xã hội.
Xem thêm: 8 kỹ năng telesale cần có khiến khách hàng gật đầu chốt đơn nhanh chóng
6. Thông dịch viên
Công nghệ đã làm thay đổi cách con người thực hiện các công việc về dịch thuật. Hiện nay mọi người có thể chủ động chuyển ngữ dễ dàng bằng các ứng dụng và phần mềm giọng nói, văn bản. Các thuật toán dịch máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên ngày càng được cải thiện, giúp việc dịch thuật trở nên hiệu quả và giảm thiểu sai sót hơn. Do đó, thay vì tra cứu và dịch văn bản theo yêu cầu, công việc của các thông dịch viên cần được cải thiện dựa trên các thuật toán để mang đến bản dịch sát nghĩa và nhanh chóng hơn.
7. Nhân viên đánh máy, nhập liệu
Đây là một trong những ngành nghề sẽ biến mất trong tương lai do sự xuất hiện của các công nghệ và thiết bị hỗ trợ nhập liệu hiện nay. Không cần đến nhân viên phải gõ và nhập dữ liệu, với các công nghệ chỉ quét trong vòng vài phút đã có tài liệu được truy xuất dưới dạng bản in. Hơn nữa, tính năng scan này giảm sai sót khi thao tác nhập liệu xuống 0%.
Xem thêm: Công việc đánh văn bản tại nhà có yêu cầu gì, thu nhập hấp dẫn ra sao?
8. Công việc in ấn, xuất bản
Đi cùng với thói quen đọc sách, báo giấy của con người ngày càng thấp, các công việc in ấn, xuất bản đang trở thành những ngành nghề có thể biến mất trong tương lai. Phần lớn mọi người xem tin tức, đọc sách, xem báo, nghe podcast,… bằng các ứng dụng, website, kênh truyền thông, mạng xã hội. Vì thế, cơ cấu nhân lực các công việc trong ngành in ấn và xuất bản sẽ biến đổi đáng kể trong những năm tới.
9. Nhân viên bưu điện
Email, tin nhắn điện tử, mạng xã hội,… đã thay thế nhiều hình thức liên lạc truyền thống như thư giấy. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng dịch vụ bưu điện để gửi thư trở nên ít phổ biến hơn nhiều. Vì thế, số lượng nhân viên bưu điện ngày càng giảm đáng kể, đây chắc chắn là một trong những ngành nghề sẽ biến mất trong tương lai.
10. Đại lý du lịch
Sự xuất hiện và phát triển của các hệ thống đặt phòng trực tuyến đã thay đổi cách mà người tiêu dùng tìm kiếm và đặt phòng khi du lịch. Các hệ thống đặt phòng trực tuyến như Booking, Traveloka, Airbnb,… thường cung cấp thông tin về giá cả, đánh giá, và hình ảnh chi tiết về khách sạn, nhà nghỉ,… giúp người tiêu dùng so sánh và tiết kiệm chi phí dễ dàng. Điều này có thể làm giảm sự cần thiết của dịch vụ đại lý du lịch, làm thay đổi cơ cấu nhân sự lĩnh vực công việc này.
Cần lưu ý gì trước khi quyết định nghề nghiệp tương lai?
Về căn bản, các ngành nghề mang tính lặp đi lặp lại và không mang tính ứng dụng của cảm xúc con người sẽ được trí tuệ nhân đạo đảm nhiệm trong tương lai. Mặc dù các ngành nghề này phải đối diện trước những thách thức do tốc độ thay đổi của công nghệ thời kỳ 4.0, tuy nhiên không đồng nghĩa với các ngành nghề trên sẽ hoàn toàn biến mất.
Điều quan trọng là chỉ có người tài, chuyên môn giỏi trong lĩnh vực công việc nhất định làm việc gì cũng thành công. Do đó, nhân sự các ngành nghề này phải học cách thích nghi, nâng cao kỹ năng và ứng dụng công nghệ trong công việc. Các bạn nên theo dõi các xu hướng và cơ hội phát triển của các ngành nghề để đảm bảo đưa ra định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
Sinh viên mới ra trường nên lựa chọn ngành nghề để theo đuổi trong tương lai tổng hợp 3 yếu tố: sở trường – sở thích cá nhân – nhu cầu xã hội để đưa ra sự lựa chọn phù hợp, tránh tâm lý chạy theo đám đông. Các bạn có thể tìm kiếm và ứng tuyển các vị trí công việc phù hợp trên Việc Làm 24h từ hôm nay nhé!
Kết luận
Cơ cấu nghề nghiệp đang chuyển đổi với tốc độ nhanh chóng trong thời kỳ trí tuệ nhân tạo chiếm lĩnh hiện nay. Do đó, việc lựa chọn ngành nghề để theo đuổi đảm bảo định hướng phát triển trong tương lai trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hy vọng những ngành nghề sẽ biến mất trong tương lai mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ những thách thức khi lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Hãy lựa chọn cẩn thận và đưa ra quyết định đúng đắn để đảm bảo định hướng sự nghiệp tương lai thành công nhé!
Xem thêm: Làm freelancer bắt đầu từ đâu? Freelancer có thật sự tự do như bạn nghĩ?