1. Ngành công nghệ thông tin
Dự báo từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực ngành CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT.
2. Ngành ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Anh xuất hiện trong nhiều lĩnh vực lĩnh vực như kinh tế đối ngoại, sư phạm ngoại ngữ, marketing, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng,… Ngoài ra, số lượng văn phòng đại diện nước ngoài đặt ở Việt Nam hiện nay đã lên tới hơn 1.000. Đây là một ngành học thực sự rất triển vọng.
3. Ngành quản trị kinh doanh
Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện Việt Nam có khoảng 20 vạn doanh nghiệp, chưa kể doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp hoạt động ngoài nước cũng rất phát triển. Đây là cơ hội về số lượng việc làm trong ngành này nhưng cũng đặt ra thách thức rất lớn về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực.
4. Ngành marketing
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, từ nay đến năm 2020, ngành marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.
5. Ngành xây dựng
Số lượng công ty xây dựng tìm nhân lực lên đến 1.526 tính đến năm 2016. Ngành xây dựng là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng lao động cao khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 – 500.000 người.
6. Ngành công nghệ thực phẩm
Nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà ngành công nghệ thực phẩm còn hướng đến việc sản xuất, chế biến những sản phẩm đạt chất lượng cao để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
7. Ngành du lịch, quản lý khách sạn
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, nhu cầu nhân lực ngành du lịch, quản lý khách sạn giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025 với tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm là 8%; số chỗ làm việc là 21.600 người/năm.
8. Ngành điện – cơ khí
Dự báo nhu cầu việc làm bình quân hàng năm của ngành cơ khí đến năm 2020 là khoảng 8.100. Bên cạnh đó, người học có cơ hội được đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. Bạn cũng có thể học trung cấp hay cao đẳng nghề đào tạo ngắn hạn không nhất thiết phải đào tạo đại học.
9. Ngành tư vấn tâm lý xã hội
Nhu cầu nhân lực của ngành tâm lý học là rất lớn, riêng TPHCM cần đến hàng nghìn người mỗi năm. Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học có thể đảm trách nhiều công việc khác nhau: giảng dạy, nghiên cứu tâm lý học; chuyên viên tư vấn tâm lý; chuyên viên trị liệu tâm lý tại bệnh viện…
10. Ngành giáo dục
Nhu cầu giáo viên các ngành sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học,… sẽ tăng mạnh vì đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, đồng thời hoàn tất việc chuyển đổi các trường mầm non bán công sang mô hình trường công lập. Dự báo, nhu cầu nhân lực của giáo dục mầm non đến năm 2020 khoảng 240.000 người; bình quân mỗi năm tăng 6.600 người. Nhu cầu nhân lực của giáo dục tiểu học đến năm 2020 khoảng 522.000 người; bình quân mỗi năm tăng 5.750 người.