Với giới kinh doanh, công ty offshore không còn quá xa lạ. Sau khi hồ sơ Panama được công bố cùng danh sách cá nhân, tổ chức có tài khoản ở nước ngoài, loại hình công ty này ngày càng được nhiều người quan tâm. Công ty offshore là gì? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hiểu kỹ hơn về công ty offshore qua bài viết.
Offshore là gì?
Offshore là “ngoài khơi”, trong lĩnh vực kinh tế, đây là hình thức công ty được thành lập, đăng ký và hoạt động ở một quốc gia khác bên ngoài lãnh thổ nơi nhà đầu tư chính đang sinh sống.
Đó thường là các quốc gia có sự ưu đãi về thuế, tài chính và pháp luật. Công ty offshore kinh doanh ở nước sở tại mà chủ đầu tư đang sống.
Ví dụ, bạn có công ty chính đang hoạt động tại Việt Nam, bạn có thể thành lập công ty offshore ở các quốc gia khác như Thuỵ Sĩ, Ireland, Panama, đảo Cayman, Bermuda, đảo Channel, Bahamas, New Zealand…
Đây là hình thức mở công ty ở nước ngoài hợp pháp để hưởng các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp như: thuế suất thấp, quy định lỏng lẻo, nhân công và mặt bằng rẻ hơn.
Cách hoạt động công ty offshore là gì?
Thuật ngữ offshore mô tả hình thức hoạt động ngược với công ty “onshore” truyền thống.
Công ty onshore được thành lập và hoạt động bên trong biên giới của quốc gia nơi chủ sở hữu công ty sinh sống. Trong khi công ty offshore thực hiện mọi giao dịch bên ngoài biên giới của quốc gia nơi nó thành lập. Công ty offshore không chịu thuế địa phương.
Sự khác biệt cơ bản này đến từ tình trạng cư trú hoặc không cư trú của chủ sở hữu. Đó cũng là sự khác nhau giữa công ty offshore và công ty onshore.
Công ty onshore buộc phải tuân theo mã số thuế và luật pháp sở tại, còn công ty offshore thì không vì nó không có bất cứ giao dịch nào trong nước.
Việc mở một công ty offshore có thể phục vụ cho bất cứ mục đích nào: mở, nắm giữ tài khoản ngân hàng, ký kết hợp đồng hoặc các thoả thuận hợp pháp, nắm giữ tài sản, thực hiện giao dịch… Một số khu vực được xem là “thiên đường thuế” lý tưởng để thành lập các công ty offshore nổi tiếng gồm: Nevis, Panama, Quần đảo Cook, Scotland…
Những lợi ích của công ty offshore là gì?
Loại hình công ty offshore đem lại lợi ích như:
- Độ bảo mật cao
Hầu hết trung tâm tài chính tại nước ngoài đều không đăng ký công ty công khai để bảo vệ cho giám đốc và cổ đông.
Thông tin công ty và chủ sở hữu, các giám đốc, cổ đông… được bảo vệ quyền riêng tư với mức độ bảo mật rất cao. Trừ những trường hợp đặc biệt như có lệnh từ toà án hình sự hay những thỏa thuận quốc tế liên quan. Còn lại, hầu như các thông tin này không được tiết lộ ra bên ngoài. Điều này giúp bạn có khả năng ẩn danh cao hơn
- Tối ưu hoá thuế
Nghĩa vụ thuế tại các quốc gia khác nhau rất khác nhau. Một số quốc gia nhất định có chế độ ưu đãi thuế. Công ty offshore tại các quốc gia này có thể được miễn thuế hoặc chỉ đóng một mức thuế vừa phải trên thu nhập doanh nghiệp. Đó cũng là lý do nhiều công ty tìm cách thành lập công ty offshore ở nước ngoài để giảm gánh nặng về thuế.
- Bảo vệ tài sản
Các tài sản của công ty ở nước ngoài sẽ được pháp luật bảo hộ theo quy định của nước đặt công ty và luật định quốc tế. Do đó, hành động chuyển tài sản sang các tập đoàn nước ngoài, các cơ cấu kinh doanh hợp pháp sẽ mang đến sự bảo vệ mạnh mẽ hơn cho tài sản.
- Vận hành đơn giản
Các công ty offshore có thể thành lập và vận hành đơn giản. Một số nơi còn không yêu cầu kiểm toán hay báo cáo tài chính, không cần thư ký, không cần họp công ty…
- Bảo vệ pháp lý
Bởi cơ cấu nước ngoài có một hệ thống pháp luật riêng, một số dạng công ty offshore cho phép tách bạn khỏi pháp nhân kinh doanh. Điều luật này giúp bảo vệ công ty khi nó bị nhắm vào trong các vụ kiện hay các vụ khám xét tài sản.
Bên cạnh những điều trên, công ty offshore còn mang lại lợi ích như:
- Linh hoạt và thích nghi với nhiều môi trường làm việc khác nhau.
- Có thể cho phép việc tiếp thị sản phẩm ở các quốc gia họ đang hoạt động cũng như ở những nơi khác họ muốn.
- Việc đăng ký công ty ở một địa điểm nước ngoài giảm nguy cơ công ty bị kiểm tra do vi phạm quyền hạn của nước sở tại.
- Duy trì công ty offshore thường dễ hơn công ty trong nước.
- Tiết kiệm chi phí
- Dễ tiếp cận lao động lành nghề.
- Tối ưu hoá lợi suất
Nhược điểm của công ty offshore là gì?
- Muốn thu lại tiền cần trả thuế
Đây là điểm hạn chế lớn nhất liên quan đến công ty offshore. Điều này đề cập đến việc phân phối và tài sản. Nếu không tính toán tốt khi thu hồi lại tiền về nước của mình, bạn có thể phải chịu thuế lên đến 2 lần.
- Khó chứng minh về quyền sở hữu
Không có thông tin công khai, công ty không thể kiểm tra ở nước ngoài. Do đó, việc chứng minh quyền sở hữu tương đối thách thức.
Các hình thức phổ biến của offshore là gì?
Có ba dạng dịch chuyển ra nước ngoài phổ biến gồm: kinh doanh, ngân hàng và đầu tư.
- Kinh doanh offshore: Đây là hành động thiết lập chức năng kinh doanh (sản xuất, tổng đài, kinh doanh…) tại quốc gia khác đặt ngoài trụ sở chính.
Mục đích của hoạt động này chủ yếu để tận dụng điều kiện thuận lợi ở nước ngoài (chi phí về lương thấp hơn, quy định lỏng lẻo hơn, tiết kiệm tài chính đáng kể, gánh nặng thuế thấp hơn….)
- Đầu tư offshore: Chủ yếu được các nhà đầu tư có giá trị tài sản ròng cao sử dụng, vì việc vận hành tài khoản nước ngoài cao đặc biệt. Những lợi thế của việc nắm giữ tài khoản nước ngoài gồm: lợi ích về thuế, quyền riêng tư và bảo vệ tài sản. Các tài khoản đầu tư ở nước ngoài thường được mở dưới tên công ty thay vì cá nhân, điều này đem lại chế độ ưu đãi thuế tốt hơn.
- Ngân hàng nước ngoài: Liên quan đến đảm bảo tài sản cố định ở các tổ chức tài chính tại nước ngoài, cũng có thể bị hạn chế bởi luật pháp của quốc gia đầu tư (giống với đầu tư nước ngoài). Cá nhân hoặc công ty có thể sử dụng tài khoản nước ngoài để tránh những hoàn cảnh bất lợi liên quan đến việc giữ tiền tại ngân hàng trong nước. Điều này cho phép họ tiếp cận nguồn tiền đơn giản hơn mà không cần tính đến tỷ giá hối đoái.
Một số khái niệm liên quan khác đến offshore
Bên cạnh hình thức công ty offshore, một số khái niệm khác cũng thường được sử dụng liên quan đến hoạt động đầu tư ở nước ngoài có thể gây nhầm lẫn như Offshore Outsourcing, Offshore Development Center…
Offshore Outsourcing là gì?
Đây là hình thức thuê ngoài nhân sự. Bạn có thể hiểu là một công ty thuê công ty hoặc tổ chức nước ngoài khác làm việc cho họ để cắt giảm chi phí (ví dụ: nhân công trong nước có giá cao). Đây là cách làm tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận.
Hình thức này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với sự hỗ trợ của Internet, các công ty có thể thuê ngoài, chỉ đạo từ xa.
Offshore Development Center là gì?
Offshore Development Center (ODC) là trung tâm phát triển phần mềm đặt tại nước ngoài. Đây là một đội ngũ, nhóm hoặc một công ty chuyên cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm nhưng có văn phòng và nhân sự hoạt động đặt tại một quốc gia khác.
Vị trí đặt các ODC thường có chi phí về mặt bằng, nhân công và các mức phí hoạt động khác thấp hơn so với nước sở tại. Mục đích chính của ODC là giúp cho công ty tiết kiệm chi phí. Do đó, công ty có thể tiết kiệm được khoản phí chênh lệch giữa 2 quốc gia này. Một ODC thường cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, họ có chuyên gia ở nhiều vị trí: kỹ sư phần mềm, QA, Tester, chuyên gia UX/UI, quản lý dự án (PM)…
ODC mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:
- Giảm chi phí
- Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng, chuyên môn cao
- Kiểm soát tiến độ công việc
Tuy nhiên, ODC có hạn chế như:
- Trở ngại trong giao tiếp & quản lý
- Rào cản văn hoá
Lời kết
Qua bài viết trên từ Vieclam24h.vn, mong rằng bạn đọc đã có hiểu biết cơ bản về offshore là gì, những ưu điểm – hạn chế của hình thức này cũng như cách thức hoạt động của công ty offshore. Theo dõi Blog Việc làm 24h mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Unicorn là gì? Top các công ty Kỳ Lân hàng đầu tại Việt Nam