Marketing không ngừng phát triển và bắt kịp với những thay đổi mới nhất của công nghệ. Trước đây, các công ty thường chỉ trả tiền cho các quảng cáo được đăng trên tivi, tạp chí,.. Nhưng hiện nay với sự phát triển của digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) đã tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn. Performance Marketing là một trong những công cụ tiếp thị mới và phổ biến, đặc biệt là với các Digital Marketer. Vậy Performance Marketing là gì, hoạt động như thế nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Performance Marketing là gì?
Performance Marketing là một loại hình tiếp thị thuộc Digital Marketing, trong đó các công ty chỉ trả tiền cho chiến dịch dựa vào hiệu suất. Hiệu suất này thường là các hành động mà Marketer mong muốn, có thể là nhấp chuột, mua hàng, đăng ký hoặc tải xuống – về cơ bản là bất kỳ hành động có thể được đo lường. Không giống như Marketing truyền thống, Performance Marketing chỉ trả tiền cho kết quả.
Lợi ích của Performance Marketing là gì?
Có thể nói Performance Marketing là một trong những phương pháp tiếp thị hữu hiệu nhất, vì:
– Kết quả rõ ràng, minh bạch: không giống như những hình thức quảng cáo truyền thống, khi các thương hiệu chi tiền nhưng không biết cụ thể kết quả. Với Performance Marketing, mọi thứ rõ ràng hơn, doanh nghiệp chỉ trả tiền khi đạt được mục tiêu cụ thể. Các con số được đo lường chi tiết và không cần phỏng đoán.
– Khả năng nhắm đối tượng mục tiêu cụ thể: nhờ dữ liệu phong phú, Performance Marketing không chỉ giúp xác định khách hàng dựa trên nhân khẩu học mà còn cả hành vi trong quá khứ. Điều này đảm bảo quảng cáo chỉ được nhìn thấy bởi những người có khả năng quan tâm nhất, dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
– Khả năng linh hoạt: các chiến dịch Performance Marketing có thể được tăng hoặc giảm quy mô rất dễ dàng để phù hợp với nhu cầu của công ty.
Performance Marketing và Digital Marketing khác nhau như thế nào?
Digital Marketing là một khái niệm rộng, thể hiện tất cả các hình thức Marketing Online như SEO, Social Media Marketing, Email Marketing… Ngược lại, Performance Marketing chỉ đề cập đến những chiến dịch trả phí cho hành động cụ thể.
Ngoài ra, Digital Marketing còn bao gồm các hoạt động khác như thiết kế trang web, sáng tạo nội dung… Trong khi đó, Performance Marketing liên quan trực tiếp đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận.
Xem thêm: Digital Marketing là gì, xu hướng và cơ hội phát triển ra sao trong tương lai?
4 dạng Performance Marketing chính
Social Media Advertising
Quảng cáo trên mạng xã hội bao gồm quảng cáo trên Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn,… Thông thường, quảng cáo dạng này sẽ được tạo theo cấu trúc:
– Ít nhất một chiến dịch để tiếp cận những người mới để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
– Ít nhất một chiến dịch để tiếp cận những người đã truy cập website nhưng chưa chuyển đổi (nhắm mục tiêu lại).
Search Engine Marketing (SEM)
SEM là hoạt động chạy quảng cáo để tăng lưu lượng truy cập từ những công cụ tìm kiếm như Google.
SEM về bản chất là Performance Marketing, hoàn toàn tác biệt với SEO
Xem thêm: SEO là gì, SEM là gì? SEO và SEM khác nhau như thế nào?
Influencer Marketing
Trước đây, gần như Influencer Marketing không được xem là Performance Marketing. Nhưng những năm gần đây, điều này đã thay đổi khi có sự phát triển của công cụ quản lý Influencer và các nền tảng hợp tác với Influencer giúp doanh nghiệp theo dõi và lựa chọn đối tác phù hợp. Điều này đã giúp thúc đẩy hiệu suất của các chiến dịch.
Xem thêm: Influencer là gì? Làm sao để chuyên nghiệp và mang tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội?
Native Advertising/Sponsored Content (quảng cáo tự nhiên/nội dung được tài trợ)
Tương tự như Influencer Marketing, nhưng thay vì trả tiền cho Influencer, doanh nghiệp sẽ trả tiền cho các nội dung đề cập về thương hiệu. Các Marketer có quyền kiểm soát những thông tin này. Một số ấn phẩm được gọi là quảng cáo tự nhiên, số khác sẽ gọi là nội dung được tài trợ.
Performance Marketing hoạt động như thế nào?
Những thành phần tham gia vào các chiến dịch performance sẽ là:
– Người quảng cáo: là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ
– Publisher: là công ty hoặc cá nhân chạy quảng cáo trên trang web hoặc ứng dụng của họ
– Network: nền tảng của bên thứ ba kết nối, theo dõi nhà quảng cáo với các publisher và quản lý khoản thanh toán
– Outsourced program management companies: các công ty này cung cấp dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người quảng cáo từ lập kế hoạch, tối ưu hóa chiến dịch,…
Quá trình hoạt động của performance có thể được chia thành 4 bước sau:
Lập kế hoạch và chiến lược
Bước này sẽ liên quan đến việc đưa ra mục tiêu cho chiến dịch và phát triển chiến lược để đạt mục tiêu này. Mục tiêu của performance thường cụ thể, có thể đo lường được như:
– Có bao nhiêu nhấp chuột vào quảng cáo mỗi tháng
– Đạt tỷ chuyển đổi bao nhiêu %
– Tìm kiếm bao nhiêu khách hàng tiềm năng trong khoảng thời gian cụ thể
– ….
Những mục tiêu này thường được đo lường bởi các số liệu như:
– CPM (cost per mile): chi phí cho 1000 lần hiển thị
– CPC (cost per click): chi phí cho mỗi cú nhấp chuột
– CPA (cost per action): chi phí cho mỗi hành động
– CPL (cost per lead): chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng
Xem thêm: Phương pháp SMART là gì? Cách cực hữu ích ứng dụng SMART vào công việc
Khi các mục tiêu đã được đặt ra, bước tiếp theo là xác định cách hoàn thành. Điều này sẽ liên quan đến việc phát triển kế hoạch và lựa chọn kênh, publisher phù hợp.
Chọn kênh quảng cáo
Các kênh chính trong Performance Marketing là hiển thị, tìm kiếm, mạng xã hội, email, affiliate và thiết bị di động.
– Quảng cáo hiển thị: bao gồm nhiều định dạng khác nhau như banner ads, pop-ups and pop-unders, skyscrapers… Hình thức thanh toán: CPM, CPC.
– Quảng cáo tìm kiếm: là quá trình nhắm mục tiêu những người đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ giống công ty đang cung cấp. Quảng cáo xuất hiện dưới dạng văn bản hoặc liên kết được tài trợ trong kết quả tìm kiếm. Hình thức thanh toán: CPC.
– Quảng cáo mạng xã hội: nhắm đến những người sử dụng Facebook, Instagram, Tiktok… Hình thức thanh toán: CPM, CPC.
– Quảng cáo qua email: nhắm đến những người đã đăng ký vào mail của công ty. Hình thức thanh toán: CPC, CPM.
– Affiliate: là quá trình hợp tác với các trang web khác để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Quảng cáo được đặt trên website của đơn vị liên kết và thanh toán trên cơ sở hoa hồng.
– Quảng cáo trên thiết bị di động: xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau như quảng cáo trong ứng dụng, quảng cáo SMS. Hình thức thanh toán: CPC, CPM.
Xem thêm: CPC là gì? Cách tính CPC đơn giản mà không phải ai cũng biết
Chọn đối tác
Ở bước này, bạn cần tìm kiếm các publisher có đối tượng khách hàng phù hợp với thương hiệu. Sau đó đàm phán các điều khoản và thiết lập mối quan hệ đối tác.
Tạo chiến dịch và theo dõi
Bước cuối cùng trong quá trình này là tạo chiến dịch và bắt đầu theo dõi thường xuyên để đảm bảo đang đáp ứng các mục tiêu mong muốn. Các phổ biến nhất để theo dõi là sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics hay Google Ad Manager.
Người quảng cáo cũng có thể hợp tác với network và bên thứ ba để giúp quản lý và tối ưu hóa chiến dịch.
Không thể phủ nhận tính hiệu quả của Performance Marketing, tuy nhiên mọi thứ đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Vậy hạn chế của hình thức tiếp thị này là gì?
Hạn chế của Performance Marketing
– Không chú trọng xây dựng thương hiệu: Performance Marketing tập trung vào chuyển đổi, vì vậy yêu cầu nhắm mục tiêu cụ thể. Nghĩa là xác định thị trường có nhiều khả năng chuyển đổi nhất và nuôi dưỡng qua nhiều điểm chạm. Do đó nếu bạn muốn quảng bá thương hiệu, đây không phải là chiến lược hữu hiệu.
– Nguy cơ thương hiệu bị loãng: gần như mọi quảng cáo của performance đều tác động người dùng phải hành động. Với sự xuất hiện quá nhiều của các quảng cáo có thể làm người dùng phản cảm với thương hiệu và giảm sự chú ý.
– Tưởng dễ nhưng không dễ như tưởng: Performance Marketing còn tồn tại nhiều vấn đề như publisher, agency lừa đảo về số liệu, tốn tiền chạy ads nhưng không ra chuyển đổi… Vận hành chiến dịch performance để mang đến hiệu quả không phải là chuyện dễ dàng. Chưa kể còn đối mặt với những thay đổi về mặt công nghệ của các ông lớn. Một trong số đó là những thay đổi gần đây trong chính sách quyền riêng tư. Bản cập nhật iOS14 của Apple khiến Meta đổi tên báo cáo “kết quả” thành “kết quả ước tính”.
Nhìn chung để đạt mục tiêu từ chiến dịch performance, cần có nền tảng kiến thức chuyên sâu cùng tư duy nhạy bén. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về Performance Marketing. Đừng quên theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Xem thêm: Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh mà hãy trách bản thân chưa thực sự cố gắng!