Cách điền quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch

Khi tìm kiếm công việc hoặc cơ hội nghề nghiệp, sơ yếu lý lịch là một yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Trong sơ yếu lý lịch, không chỉ thông tin về học vấn và kinh nghiệm làm việc quan trọng, mà cách bạn trình bày quá trình hoạt động của bản thân cũng chính là yếu tố quyết định. Vì thế, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về cách điền quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch đúng chuẩn!

1. Quá trình hoạt động của bản thân là gì?

Quá trình hoạt động của bản thân là tập hợp các hoạt động, kinh nghiệm và thành tựu mà bạn đã trải qua trong suốt quá trình học tập, làm việc và tham gia vào các hoạt động khác trong cuộc sống. Quá trình này bao gồm các công việc mà bạn đã từng làm, dự án mà bạn đã tham gia, vị trí bạn đã đảm nhiệm, những kỹ năng mà bạn đã phát triển và những thành tựu mà bạn đã đạt được.

Quá trình hoạt động của bản thân có thể là những khía cạnh như kinh nghiệm làm việc trong các công ty, tổ chức, dự án độc lập hoặc tình nguyện, hoạt động trong cộng đồng, tham gia vào các hội, câu lạc bộ, các khóa học và đào tạo, cũng như bất kỳ sở thích, kỹ năng mềm đặc biệt hoặc chứng chỉ nào mà bạn đã có.

quá trình hoạt động của bản thân
Quá trình hoạt động của bản thân là một trong các yếu tố giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

2. Quá trình hoạt động của bản thân sơ yếu lý lịch bao gồm những gì?

Khi trình bày quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch sẽ bao gồm khoảng thời gian (“Từ tháng năm đến tháng năm”), học tập hay làm công việc gì (“Làm công tác gì?”), “Ở đâu?” và “Giữ chức vụ gì?” hay đạt được thành tựu gì. Các yếu tố bạn có thể liệt kê trong quá trình hoạt động của bản thân như:

Kinh nghiệm làm việc

Liệt kê các công việc mà bạn đã từng làm, bao gồm tên công ty/tổ chức, vị trí công việc, thời gian làm việc và mô tả nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn trong từng công việc.

Xem thêm: Nghệ thuật viết CV: Bật mí cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV nổi bật hơn

Dự án và thành tựu

Nêu rõ các dự án mà bạn đã tham gia hoặc hoàn thành, bao gồm cả dự án trong công việc và ngoài công việc. Chú ý đến những kết quả đạt được, những thách thức đã vượt qua và vai trò của bạn trong dự án đó.

Hoạt động xã hội và tình nguyện

Đề cập đến những hoạt động xã hội, tình nguyện mà bạn đã tham gia. Cung cấp thông tin về các tổ chức, câu lạc bộ,và nhiệm vụ mà bạn đã thực hiện. Ghi nhận những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đã học được thông qua hoạt động này.

Đào tạo và chứng chỉ

Liệt kê các khóa học, đào tạo và chứng chỉ mà bạn đã hoàn thành. Đặc biệt chú trọng đến những khóa học liên quan trực tiếp đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn hoặc có liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

quá trình hoạt động của bản thân
Bạn sẽ liệt kê các yếu tố về thời gian, học tập/công việc, địa chỉ công tác và chức vụ trong quá trình hoạt động của bản thân. 

3. Tầm quan trọng quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch

Chứng minh năng lực

Quá trình hoạt động của bạn cho nhà tuyển dụng thấy khả năng làm việc của bạn trong quá khứ. Nó cung cấp thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng và thành tựu mà bạn đã đạt được, giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của bạn trong môi trường làm việc.

Xem thêm: Người tham chiếu là gì? Cách đưa thông tin người tham chiếu vào CV hợp lý 

Phản ánh tính cách và giá trị

Quá trình hoạt động cũng phản ánh tính cách và giá trị của bạn. Những hoạt động mà bạn đã tham gia và những dự án mà bạn đã hoàn thành cho thấy độ kiên trì, sự cam kết và khả năng làm việc trong đội nhóm. 

Xác thực hóa thông tin

Quá trình hoạt động trong sơ yếu lý lịch giúp xác thực hóa các thông tin mà bạn đưa ra về kinh nghiệm và thành tựu của mình. Nhà tuyển dụng có thể kiểm tra và xác minh thông tin này, và nếu các thông tin được hỗ trợ bằng quá trình hoạt động rõ ràng, điều này sẽ tạo độ tin cậy.

Tạo ấn tượng và sự nổi bật

Một quá trình hoạt động được trình bày sáng tạo và chất lượng trong sơ yếu lý lịch giúp bạn tạo được ấn tượng giữa hàng ngàn hồ sơ ứng tuyển khác. Đây là cơ hội để bạn thể hiện những thành tựu và kỹ năng đặc biệt của mình, thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng và tạo điểm cộng khi xét duyệt hồ sơ.

quá trình hoạt động của bản thân
Quá trình hoạt động của bản thân có thể giúp bạn tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn xin việc. 

4. Cách viết quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch

Đối với sinh viên mới tốt nghiệp

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đi làm, bạn có thể liệt kê các khoá học chính và dự án nghiên cứu mà bạn đã hoàn thành trong quá trình học tập. Không chỉ vậy, nếu bạn đã tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức sinh viên, hoạt động tình nguyện, hãy đề cập đến vai trò của bạn và chức vụ như thế nào khi tham gia. 

Ví dụ: 

  • Năm 2008 – 2013 – Học sinh tiểu học trường Tiểu học [Tên trường] – Địa chỉ: [Địa chỉ trường] – Học sinh. 
  • Năm 2013 – 2017 – Học sinh THCS tại trường THCS  [Tên trường] – Địa chỉ: : [Địa chỉ trường] – Học sinh.
  • Năm 2014 – 2017- Học sinh cấp 3 trường THPT  [Tên trường] – Địa chỉ: [Địa chỉ trường] – Học sinh.
  • Năm 2017 – 2021 – Sinh viên trường Đại học [Tên trường] – Địa chỉ: [Địa chỉ trường] – Sinh viên.
  • Năm 2018 – 2020 – Hội trưởng hội Sinh viên [Tên trường] – Địa chỉ: [Địa chỉ trường] – Chủ tịch hội. 
  • Năm 2020 – 2022 – Thực tập Marketing tại công ty [Tên công ty] – Địa chỉ: [Địa chỉ công ty] – Thực tập sinh viết nội dung.

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Đối với người đã có kinh nghiệm làm việc

Nếu đã đi làm nhiều năm, bạn có thể liệt kê các vị trí công việc và các dự án quan trọng mà bạn đã làm trong suốt quá trình sự nghiệp, mô tả công việc đã làm, ở đâu và giữ chức vị lúc ấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể liệt kê các khóa đào tạo và chứng chỉ mà bạn đã hoàn thành trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Ví dụ: 

  • Năm 2019 – 2021 – Làm Kế toán viên tại Công ty [Tên công ty] – Địa chỉ: [Địa chỉ công ty] – Nhân viên. 
  • Năm 2020 – 2021 –  Học chứng chỉ kế toán CPA – Địa chỉ: [Địa chỉ nơi học] – Học viên.
  • Năm 2021 – nay: Làm phó phòng Kế toán tại Công ty [Tên công ty] – Địa chỉ: [Địa chỉ công ty] –  chức vụ phó phòng ban.

Xem thêm: Top việc làm cho người chưa có kinh nghiệm với lương cao, nhiều cơ hội thăng tiến

5. Những lưu ý khi viết quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch

Đồng nhất với mục tiêu nghề nghiệp: Hãy đảm bảo quá trình hoạt động của bạn phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Chỉ liệt kê những hoạt động và kỹ năng có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực và vị trí mà bạn muốn theo đuổi.

Sắp xếp theo thứ tự thời gian: Thông thường, quá trình hoạt động được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ xa nhất đến hiện nay. Điều này giúp nhà tuyển dụng theo dõi sự phát triển và tiến bộ của bạn trong suốt quá trình làm việc.

Mô tả nhiệm vụ và trách nhiệm: Trình bày một cách rõ ràng và cụ thể về nhiệm vụ và trách nhiệm mà bạn đã đảm nhận trong mỗi vị trí công việc. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng và kinh nghiệm của bạn.

Sử dụng ngôn ngữ chính xác và rõ ràng: Sơ yếu lý lịch của bạn nên sử dụng ngôn ngữ chính xác, tránh sự phô trương và mơ hồ. Sử dụng câu ngắn gọn và rõ ràng để trình bày thông tin một cách dễ hiểu.

Tập trung những thông tin quan trọng: Tập trung vào những hoạt động, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của bạn. Không cần liệt kê quá nhiều chi tiết không cần thiết, hãy chỉ đưa ra những thông tin quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng quan tâm.

Kiểm tra lại và chỉnh sửa: Trước khi nộp sơ yếu lý lịch, hãy kiểm tra lại xem có lỗi chính tả, ngữ pháp hay sai sót nào không, để đảm bảo rằng quá trình hoạt động của bạn được viết một cách chính xác và rõ ràng nhất. 

quá trình hoạt động của bản thân
Bạn nên điền các hoạt động theo thứ tự thời gian từ xa nhất đến hiện nay để nhà tuyển dụng dễ theo dõi.

Tạm kết

Trong sơ yếu lý lịch, việc viết và trình bày quá trình hoạt động của bản thân là một phần quan trọng để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bằng cách diễn tả rõ ràng và chi tiết về thời gian, công việc, địa chỉ công tác và chức vụ, bạn có thể thể hiện khả năng và tiềm năng của mình cho công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Với những lưu ý và ví dụ về cách viết quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch, Việc Làm 24h hy vọng bạn sẽ có thể tạo ra một hồ sơ ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hãy tự tin và chính xác trong việc trình bày kinh nghiệm và thành tựu của mình. Chúc bạn thành công trong việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác cùng các cơ hội làm việc hấp dẫn tại Việc Làm 24h nhé! 

Xem thêm: Bí kíp giúp ảnh CV chuyên nghiệp gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục