Staff là thuật ngữ được sử dụng phổ biến, hầu như ai cũng bắt gặp từ này trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và đều biết nghĩa tiếng Việt của staff là nhân viên. Tuy nhiên, staff còn mang nhiều tầng nghĩa khác tùy vào ngữ cảnh. Vậy chính xác staff là gì và có những vị trí staff phổ biến nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Staff nghĩa là gì?
Từ staff được dùng để chỉ những người làm việc trong tổ chức, từ nhân viên cấp cao đến cấp thấp. Staff thường được chia thành các bộ phận hoặc các nhóm công việc có cùng mục tiêu hoặc chuyên môn, và mỗi bộ phận sẽ có những nhân viên với chức vụ, trách nhiệm cụ thể. Chẳng hạn như technical staff (nhân viên kỹ thuật), project management staff (nhân viên quản lý dự án)…
Ban đầu, staff được sử dụng phổ biến trong ngành dịch vụ nhà hàng và khách sạn với các vị trí quen thuộc như reception staff (nhân viên lễ tân), cashier staff (nhân viên thu ngân)… Sau đó, staff đã được “phủ sóng” ở mọi ngành bằng cách dùng ghép với các vị trí khác để tạo thành chức vụ cụ thể.
Key staff là gì?
Tương tự như staff, key staff cũng được dùng với ý nghĩa là nhân viên, nhưng lại là những nhân viên quan trọng, có vai trò quyết định hoặc ảnh hưởng lớn đến hoạt động của dự án hay doanh nghiệp. Tùy vào ngữ cảnh mà key staff có nghĩa khác nhau.
Trong môi trường công sở, key staff thường là những nhân viên có kiến thức, kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc trong những vị trí chủ chốt như lãnh đạo, quản lý các phòng ban hay chuyên gia trong lĩnh vực công việc của mình.
Đối với một dự án cụ thể, những nhân viên được gọi là key staff thường đảm nhiệm việc lãnh đạo, giám sát toàn bộ hoạt động. Họ thường có trách nhiệm quản lý các phương tiện và nguồn lực để đảm bảo tiến độ, dự án, hiệu suất để đạt mục tiêu đề ra.
Chief of staff là gì?
Thuật ngữ này xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm chính phủ, quân đội, tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp. Ví dụ như:
– Chính phủ: Chief of staff là người đứng đầu bộ phận hành chính của văn phòng Tổng thống, Thủ tướng hoặc các quan chức cấp cao. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ lãnh đạo trong việc quản lý lịch trình, đánh giá, lựa chọn thông tin…
– Quân đội: trong quân đội, Chief of staff thường là những người hỗ trợ, tư vấn cho chỉ huy về các vấn đề quản lý, chiến lược và tác chiến đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động quân sự.
– Doanh nghiệp: vị trí của Chief of staff trong doanh nghiệp thường là đứng đầu bộ phận hành chính, phối hợp và quản lý các dự án quan trọng cũng như đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các bộ phận.
– Tổ chức phi lợi nhuận: cChief of staff là những người quản lý hoạt động hàng ngày, hỗ trợ ban điều hành và thúc đẩy các dự án chiến lược của tổ chức.
Vai trò và tên gọi của chief of staff có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức và ngữ cảnh cụ thể, nhưng nhìn chung họ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý, thúc đẩy hiệu suất đồng thời đảm bảo quy trình làm việc của các phòng ban được diễn ra hiệu quả.
Các vị trí staff phổ biến
Lĩnh vực nhà hàng khách sạn
Trong lĩnh vực này, các vị trí staff phổ biến là:
– Reception staff: là nhân viên lễ tân ở các khách sạn, nhà hàng. Công việc của họ thường bao gồm tiếp đón khách, cung cấp thông tin, giải quyết khiếu nại, hỗ trợ khách hàng… Vai trò của nhân viên lễ tân rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín của tổ chức trong mắt khách hàng.
– Laundry staff: là nhân viên làm việc trong bộ phận giặt là của khách sạn. Họ có nhiệm vụ đảm bảo quần áo, khăn tắm… của khách hàng được giặt sạch.
– Housekeeping staff: là nhân viên buồng phòng với nhiệm vụ đảm bảo sự sạch sẽ, gọn gàng cho phòng khách sạn cũng như khu vực văn phòng, tiền sảnh. Một số công việc chính của nhân viên buồng phòng là dọn phòng, thay ga trải giường, lau dọn phòng…
Một số lĩnh vực khác
1. Financial staff là gì?
Nhân viên tài chính là những người chịu trách nhiệm quản lý và xử lý các hoạt động tài chính của tổ chức. Công việc của financial staff là gì?
– Theo dõi, lập báo cáo về tài chính theo định kỳ.
– Xử lý các giao dịch tài chính của tổ chức bao gồm chi tiêu, thu nhập và quản lý ngân sách.
– Chuẩn bị các báo cáo thuế và thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế.
– Thực hiện kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc quản lý tài chính của tổ chức.
2. Human resources staff là gì?
Nhân viên nhân sự có nhiệm vụ quản lý, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến nhân lực, bao gồm:
– Tuyển dụng nhân viên mới.
– Quản lý các quy trình về đánh giá hiệu suất, chính sách lương, thưởng và phúc lợi cho nhân viên.
– Giám sát việc tuân thủ các quy định và chính sách nhân sự của tổ chức.
– Hỗ trợ giải quyết các vấn đề xung đột của nhân viên và đề xuất các giải pháp phù hợp.
3. Customer support staff là gì?
Nhiệm vụ của Customer Support Staff là gì? Công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng bao gồm:
– Hỗ trợ và giải đáp các câu hỏi của khách hàng.
– Giải quyết các vấn đề và khiếu nại của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.
– Lưu thông tin phản hồi từ khách hàng để cải thiện dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp.
4. Technical staff là gì?
Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật cho tổ chức, chẳng hạn như:
– Cài đặt cấu hình máy tính và bảo trì hệ thống mạng.
– Xử lý các vấn đề về kỹ thuật bằng những giải pháp phù hợp.
– Giám sát và duy trì sự hoạt động ổn định của hạ tầng công nghệ trong công ty.
– Triển khai các giải pháp công nghệ mới để cải thiện hiệu suất của công ty.
5. Marketing staff là gì?
Công việc của nhân viên Marketing bao gồm các hoạt động để xây dựng, duy trì hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng… Các nhiệm vụ cụ thể của họ có thể thay đổi tùy vào quy mô và cấu trúc của doanh nghiệp. Một số công việc phổ biến của họ như là:
– Nghiên cứu để hiểu về người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường.
– Lập kế hoạch và chiến lược dựa trên thông tin từ nghiên cứu thị trường. Các kế hoạch này có thể bao gồm các hoạt động online và offline để đạt được mục tiêu kinh doanh.
– Sáng tạo nội dung ở các nền tảng như blog, fanpage, website, video…
– Tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
6. Project management staff là gì?
Nhân viên quản lý dự án đảm nhận vai trò quan trọng trong lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi tiến độ của các dự án trong tổ chức. Công việc của họ bao gồm:
– Lập kế hoạch và xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực cho dự án.
– Điều phối và giám sát các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức để đảm bảo tiến độ của dự án.
– Theo dõi và đánh giá tiến độ của dự án, đồng thời báo cáo cho các bên liên quan.
– Đảm bảo rằng dự án hoàn thành đúng thời hạn và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Staff (nhân viên) là nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì hoạt động của một tổ chức. Từ những nhân viên cấp bậc thấp đến quản lý cấp cao, mỗi vị trí đều đóng góp vào sự thành công chung. Qua bài viết về staff là gì trên, hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi blog của Việc Làm 24h để đón đọc những bài viết mới nhất và thú vị khác.
Xem thêm: Life Coach là gì? Tiết lộ các kỹ năng và bí quyết chinh phục nghề Life Coach