Thực tập sinh pháp lý có nhiệm vụ gì, có cơ hội trở thành nhân viên chính thức không?

Vị trí thực tập sinh pháp lý là bước đầu tiên để các bạn trẻ định hướng phát triển sự nghiệp trong ngành luật. Bạn muốn ứng tuyển thực tập nhưng không rõ công việc này yêu cầu ra sao, tính chất công việc thế nào. Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ mô tả chi tiết công việc thực tập sinh pháp lý và các kỹ năng cần thiết để bạn nhận được cái gật đầu của nhà tuyển dụng. 

Thực tập sinh pháp lý là gì?

Đây là vị trí dành cho các bạn sinh viên ngành luật tham gia trải nghiệm môi trường làm việc trực tiếp tại các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực pháp lý chẳng hạn như công ty luật, phòng pháp chế của công ty, văn phòng luật sư,… Thông qua quá trình thực tập, các bạn có thể trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia pháp lý hoặc luật sư trong tương lai. 

Mô tả công việc của thực tập sinh pháp lý

thực tập sinh pháp lý
Công việc của thực tập sinh là gì, có khó không? 

Thời gian sinh viên thực tập pháp lý thường kéo dài từ 3-6 tháng. Công việc giống như nhân viên pháp lý chính thức nhưng thiên về hướng hỗ trợ và chịu sự giám sát, hướng dẫn của người phụ trách là trưởng phòng/bộ phận pháp lý. Cụ thể như sau: 

1. Hoạt động pháp lý hàng ngày

  • Hỗ trợ nghiên cứu và phân tích các vấn đề pháp lý từ sách, báo cáo, văn bản pháp luật,…
  • Cập nhật và cảnh báo những thay đổi pháp lý trong quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
  • Theo dõi các tài liệu pháp lý, văn bản, công văn, hợp đồng và hồ sơ đăng ký cho các Cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép cần thiết.
  • Tham gia các cuộc họp, gặp gỡ với đối tác, khách hàng và lập biên bản cuộc họp.
  • Liên hệ đối tác, khách hàng và thu thập thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan.
  • Tham gia chuẩn bị và hỗ trợ cho các phiên tòa của công ty.
  • Tham gia hỗ trợ các hoạt động nội bộ của công ty.

2. Rủi ro pháp lý và tuân thủ quy định

  • Soạn thảo, đệ trình, kiểm soát và kiểm tra vấn đề pháp lý các hợp đồng, thỏa thuận, các văn bản pháp lý phát sinh từ hoạt động của công ty dưới sự giám sát của người hướng dẫn.
  • Xem xét, tư vấn và đề xuất sửa đổi hợp đồng mua bán và các tài liệu liên quan.

3. Nội quy và quy định: Tuân thủ quy trình làm việc, chính sách, nội quy và quy định của công ty.

4. Các nhiệm vụ khác theo sự phân công và uỷ quyền của người hướng dẫn.

Các công ty tuyển dụng thực tập có yêu cầu gì?

thực tập sinh pháp lý
Thực tập sinh cần phải có những tố chất và kỹ năng nào? 

Vị trí thực tập thường không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm để bắt đầu làm việc. Tuy nhiên, các công ty thuộc ngành Luật/pháp lý vẫn đòi hỏi một số tố chất và kỹ năng nhất định để đảm bảo các bạn có thể hoàn thành công việc thực tập sinh hiệu quả nhất. 

Đối tượng: Sinh viên năm 3, 4 theo học ngành luật các trường đào tạo luật hoặc mới ra trường có nhu cầu thực tập để trau dồi kinh nghiệm.

Trình độ: Nắm rõ kiến thức pháp lý căn bản, cấu trúc nội dung và có kỹ năng soạn thảo các văn bản hành chính, hợp đồng, các tài liệu pháp lý,…

Kỹ năng:

  • Nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát.
  • Chủ động chịu khó học hỏi, có tinh thần cầu tiến, trách nhiệm trong công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Tư duy thuyết phục. 
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
  • Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian hiệu quả.
  • Thành thạo tin học văn phòng Word, Excel, PowerPoint,…

Những phúc lợi mà thực tập sinh có thể được hưởng

Vị trí thực tập sinh là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức hành nghề. Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tiếp xúc thực tiễn ngành pháp lý, giúp các bạn có cơ hội cọ xát và học hỏi từ công việc hàng ngày của một chuyên gia pháp lý. Đồng thời, các bạn có thể mở rộng mối quan hệ và học hỏi từ người hướng dẫn để xây dựng nền tảng vững chắc cho công việc sau này.

Đặc biệt là các công ty luôn tạo điều kiện cho các thực tập sinh xuất sắc có cơ hội trở thành nhân viên chính thức hoặc gửi thư giới thiệu đến các công ty có nhu cầu tuyển dụng.

Các công ty tuyển dụng thực tập có trả lương không?

Thông thường, thực tập sinh pháp lý sẽ nhận được mức lương từ 2-5 triệu đồng/tháng hoặc khoản hỗ trợ 2 – 3 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên mức lương này còn tùy vào quy mô công ty tuyển dụng và tính chất công việc. Một số công ty, văn phòng luật thường tuyển thực tập sinh pháp lý với mức lương từ 50-80% mức lương của nhân viên pháp lý chính thức, nếu sinh viên thực tập phát huy tốt trong công việc. 

Ứng tuyển thực tập sinh pháp lý ở đâu?

thực tập sinh pháp lý
Ứng tuyển thực tập dễ với mức lương hấp dẫn trên Việc Làm 24h

Các bạn sinh viên ngành Luật/pháp lý có thể tham khảo các tin tuyển thực tập sinh pháp lý TPHCM, Hà Nội,… hoặc tất cả tỉnh thành nào mà bạn quan tâm bằng tính năng lọc nâng cao ngay trên Việc Làm 24h. Chỉ cần nhập “thực tập sinh pháp lý” vào ô tìm kiếm, bạn sẽ nhận thấy hàng loại tin tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp uy tín hàng đầu hiện nay tuyển dụng vị trí này. 

Không những thế, Việc Làm 24h còn cung cấp nhiều mẫu CV thực tập sinh pháp lý mà bạn chắc chắn sẽ cần. Các mẫu CV hoàn toàn miễn phí và bạn có thể dễ dàng điều chỉnh nội dung, màu sắc, cấu trúc CV nhanh chóng. 

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của thực tập sinh. Đừng quên tạo CV và ứng tuyển trực tiếp các tin tuyển dụng thực tập trên Việc Làm 24h từ hôm nay nhé. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: Thực tập sinh nhân sự tìm việc ở đâu, có được nhận lương không?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục