Marketing được biết đến như một “mảnh ghép” không thể thiếu trong “bức tranh” vận hành của một doanh nghiệp. Bộ phận này đóng góp rất lớn trong việc tạo ra, duy trì và cải thiện doanh thu. Hơn hết, Marketing còn là lĩnh vực được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Marketing là gì cũng như các vị trí trong Marketing. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về lĩnh vực này qua bài viết dưới đây nhé!
Marketing là gì?
Marketing (Tiếp thị) là một bộ phận quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của các doanh nghiệp. Khi nhắc đến thuật ngữ này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các anh chàng, cô nàng “tay xách, nách mang” sản phẩm đến một đám đông để chào mới, tiếp thị. Một số khác nhìn nhận Marketing là việc đăng tin quảng cáo hoặc các chương trình khuyến mại, quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, những cách nghĩ này không hoàn toàn đầy đủ.
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công
Về bản chất, Marketing bao gồm toàn bộ những hoạt động liên quan đến việc làm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận. Theo Philip Kotler – “cha đẻ” của ngành Marketing hiện đại: “Marketing là quá trình kiến tạo các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hướng đến mục tiêu thu về giá trị, lợi ích cho doanh nghiệp từ những giá trị đã tạo ra.”
Các vị trí trong Marketing sẽ đảm nhận vai trò, nhiệm vụ khác nhau và hướng đến mục tiêu phát triển, tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Tuỳ vào trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển các vị trí trong Marketing mà mình muốn.
Tầm quan trọng của các vị trí trong Marketing đối với doanh nghiệp
Các vị trí trong Marketing có thể giúp doanh nghiệp:
Cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu
Thông qua các hoạt động Marketing, doanh nghiệp có thể giúp khách hàng trả lời những câu hỏi sau:
- Mặt hàng chính mà doanh nghiệp cung cấp là gì?
- Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mang đến lợi ích, giá trị gì cho người tiêu dùng.
- Vì sao người tiêu dùng nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?
- …
Có thể thấy, từ những hoạt động Marketing, doanh nghiệp có thể tự giới thiệu mình đến người tiêu dùng qua các phương thức khác nhau. Điều này góp phần thúc đẩy sự quan tâm, ấn tượng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Từ đó, độ nhận diện thương hiệu của khách hàng cũng tăng lên.
Gia tăng lợi nhuận, doanh thu
Một trong những lợi ích to lớn của các vị trí trong Marketing mang lại là giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu. Tuy không trực tiếp tạo ra nguồn lợi nhuận như bộ phận Sale, nhưng phòng Marketing đã gián tiếp giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm/dịch vụ. Thậm chí, bộ phận này đóng vai trò là tiền đề để doanh nghiệp xây dựng vị thế trên thương trường, tăng khả năng cạnh tranh.
Xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng
Đối với các chiến dịch Marketing, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được một lượng người tiêu dùng nhất định. Tuy nhiên, tiếp cận thôi vẫn chưa đủ, doanh nghiệp cũng cần biến người tiêu dùng thành khách hàng mục tiêu, thậm chí là người đồng hành.
Thông qua Marketing, doanh nghiệp có thể tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ gắn bó lâu dài hơn với các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Đảm bảo sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Để một doanh nghiệp có thể duy trì và hoạt động, bạn cần đảm bảo 2 yếu tố: lợi nhuận và khách hàng. Và các vị trí trong Marketing chính là động lực tạo ra 2 yếu tố này. Càng đẩy mạnh hoạt động Marketing, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội chinh phục khách hàng, tạo ra nguồn lợi nhuận.
Các vị trí trong Marketing – những người làm nên lịch sử cho doanh nghiệp
1. Marketing Manager
Đối với các vị trí trong Marketing, Marketing Manager (tạm dịch: Giám đốc Marketing) thường là những cá nhân có thành tích, kỹ năng chuyên môn xuất sắc. Đồng thời, họ cũng sở hữu tố chất của một nhà lãnh đạo, quản lý tốt. Tại mỗi doanh nghiệp, vị trí Marketing Manager sẽ có những yêu cầu về công việc khác nhau, nhưng nhìn chung, nhiệm vụ của họ là:
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược Marketing phù hợp với mỗi giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Duyệt ngân sách hoạt động cho các hoạt động Marketing, quản lý nguồn thu chi để đảm bảo không vượt qua kế hoạch.
- Triển khai, phân nhỏ chiến lược Marketing thành những kế hoạch Marketing cụ thể cho từng phòng ban, bộ phận.
- Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, triển khai kế hoạch, chiến lược Marketing.
- Cập nhật xu hướng, thông tin mới trên thị trường và trong lĩnh vực để hỗ trợ phát triển kế hoạch, chiến lược Marketing.
- Xây dựng mối quan hệ với các đối tác Marketing.
- Tham gia tìm kiếm nhân tài, tuyển dụng nhân sự Marketing cho doanh nghiệp.
- Báo cáo định kỳ về các hoạt động Marketing đối với ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp.
Xem thêm: Manager là gì? Bật mí các kỹ năng cần có để thành Manager chuyên nghiệp
2. Marketing Leader – vị trí không thể thiếu trong các vị trí trong marketing
Marketing Leader (tạm dịch: Trưởng phòng Marketing) là người quản lý một nhóm nhân viên Marketing để thực hiện chiến lược tiếp thị. Nhiệm vụ của một Marketing Leader là:
- Quản lý đội ngũ nhân sự Marketing, phân công, giám sát và đánh giá công việc.
- Tham gia xây dựng, phát triển chiến dịch, chiến lược Marketing qua nhiều kênh như website, mạng xã hội, truyền thông, quảng cáo,…
- Triển khai các chiến dịch tiếp thị, đánh giá hiệu suất và báo cáo định kỳ.
- Thử nghiệm nhiều kênh Marketing không trả phí hoặc những quảng cáo trả phí như quản lý nội dung kỹ thuật số, tổ chức sự kiện, tạo content,…
- Tạo dựng mối quan hệ chiến lược, hợp tác với công ty, đại lý và nhà cung cấp.
- Theo dõi, chuẩn bị ngân sách tiếp thị theo quý, năm và phân bổ chi phí một cách khôn ngoan.
- Tham gia báo cáo, phê duyệt tài liệu, ấn phẩm Marketing.
- Đo lường và báo cáo hiệu suất của các chiến dịch Marketing, so sánh với các mục tiêu cụ thể.
- Tham gia phân tích thị trường, đo lường hành vi của người tiêu dùng.
Xem thêm: Leader là gì? Bí quyết nào để trở thành một Leader vừa có tâm vừa có tầm
3. Marketing Specialist
Marketing Specialist (tạm dịch: chuyên viên Marketing) là người tham gia thiết kế, sáng tạo và tổng hợp một dự án Marketing. Thông thường, vị trí này sẽ tập trung vào một kênh truyền thông nhất định như Digital, Email, phát triển sản phẩm, Social Media,… Các công việc chính của một Marketing Specialist là:
- Triển khai, thực hiện và theo dõi các chiến dịch tiếp thị như Digital, Email Marketing, Social Media,…
- Hợp tác cùng đội ngũ in-house để phát triển, kiểm soát và đổi mới những chiến lược Marketing.
- Phân tích, đánh giá và báo cáo hiệu suất chiến dịch.
- Đánh giá thị trường, tìm hiểu xu hướng để xác định cơ hội Marketing cho doanh nghiệp.
- Phát triển, tạo chất liệu cho các hoạt động Marketing.
- Viết, điều chỉnh nội dung sáng tạo qua các phương tiện truyền thông khác nhau.
- Hợp tác với đội ngũ outsource, agency và các nhà bán hàng để thực hiện các chương trình Marketing.
Xem thêm: Specialist là gì? Bạn muốn trở thành chuyên gia biết tuốt hay biết sâu?
4. Marketing Executive
Marketing Executive (tạm dịch: nhân viên Marketing) là những cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch do Marketing Leader và Marketing Manager đề ra. Đội ngũ nhân sự này có vai trò rất lớn trong việc tạo ra những nội dung cho các kênh Marketing cũng như truyền thông trong doanh nghiệp. Marketing Executive sẽ thực hiện các công việc cụ thể sau:
- Phát triển ý tưởng, xây dựng kế hoạch nội dung dựa trên mục tiêu Marketing do cấp trên đề xuất.
- Thực hiện, triển khai kế hoạch nội dung trên các kênh truyền thông, tiếp thị của doanh nghiệp.
- Viết và quản lý hệ thống nội dung trên toàn bộ kênh tiếp thị của doanh nghiệp.
- Phác thảo ý tưởng, nội dung cho các kênh tiếp thị tiềm năng để thử tiếp cận với khách hàng.
- Hợp tác cùng bộ phận design để tạo ra hình ảnh, video và nội dung phù hợp, hấp dẫn.
- Theo dõi, quan sát hiệu quả nội dung thông qua các chỉ số đo lường để tối ưu và hiệu quả hoá lại nội dung.
- Thực hiện báo cáo định kỳ về kết quả nội dung đạt được, đề xuất các phương án cải thiện phù hợp.
Xem thêm: Executive là gì? Tổng hợp các vị trí Executive hot nhất hiện nay trên thị trường
5. Thực tập sinh Marketing
Thực tập sinh Marketing hay Intern Marketing là những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đang theo học chuyên ngành liên quan đến Marketing hoặc những chuyên ngành khác nhưng có nguyện vọng được trau dồi, tích lũy kinh nghiệm liên quan đến Marketing. Trong doanh nghiệp, thực tập sinh sẽ đảm nhiệm các vai trò sau:
- Hỗ trợ lượng công việc của các nhân viên chính thức trong doanh nghiệp.
- Tạo ra những ý tưởng mới mẻ, trẻ trung và nhiệt huyết.
Xem thêm: Intern là gì? Điểm danh 10 công việc Intern HOT nhất hiện nay
Các vị trí trong Marketing rất đa dạng, tương ứng với trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm của nhân sự. Đồng thời, mỗi vị trí sẽ đảm nhiệm công việc khác nhau với mức lương phù hợp. Việc Làm 24h hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực Marketing cũng như các vị trí chiến lược của bộ phận này.
Xem thêm: Digital Marketing là gì, xu hướng và cơ hội phát triển ra sao trong tương lai?