Văn hóa cạnh tranh trong doanh nghiệp là một yếu tố mà cả sếp và nhân viên đều quan tâm. Văn hóa này vừa có tác dụng tốt và xấu cho công ty. Làm thế nào để đảm bảo công ty bạn luôn tồn tại văn hóa cạnh tranh lành mạnh? Đây là câu hỏi mà một số doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết được. Sau đây là một vài gợi ý từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giúp bạn tạo văn hóa cạnh tranh lành mạnh tại công ty.
1. Đánh giá kết quả minh bạch, chính xác
Bạn phải lập ra một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thành tích của nhân viên một cách chính xác. Các tiêu chuẩn đánh giá phải khách quan, không nên căn cứ vào các ý kiến của nhân viên khác hoặc ý kiến chủ quan của bản thân.
Bạn nên đánh giá dựa trên KPI hoàn thành công việc, đây là yếu tố tạo sự công bằng khi bạn đánh giá các nhân viên. Khi đánh giá xong bạn nên chia sẻ kết quả cho toàn bộ phận để mọi người cùng biết, tránh tình trạng nói xấu sếp thiên vị nhân viên. Hãy thiết lập hệ thống đánh giá và chia sẻ để mọi người cùng biết và cố gắng. Trong mỗi cuộc họp, bạn nên cập nhật tình hình để mọi người biết được họ đã hoàn thành đến đâu, còn thiếu những gì và từ đó cố gắng hoàn thành KPI của mình. Bạn cũng có thể chia sẻ tình hình thông qua các công cụ dùng chung cả bộ phận như Skype, email,… để mọi người cùng cố gắng làm việc hiệu quả hơn.
2. Thưởng phạt hợp lý
Thưởng phạt luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhân viên khi đi làm. Nhờ vào chính sách thưởng mà nhân viên có thêm động lực làm việc. Vì thế, bạn cần lập một hệ thống thưởng phạt cụ thể để nhân viên nhìn vào đó và cố gắng làm việc. Theo khảo sát thì 8/10 người thích phần thưởng có giá trị tiền tệ và tuyên dương công khai.
Đối với phạt, bạn phải kiên quyết trừng trị những người “biết luật nhưng vẫn sai luật”. Nhất là những người có thái độ làm việc không nghiêm túc, hay chia rẽ mọi người trong bộ phận. Và với mỗi lỗi sai bạn luôn có những mức phạt hợp lý và thống nhất, không được thay đổi nhiều lần sẽ làm nhân viên nghi ngờ. Nếu bạn mắc một lỗi nào đó trong quy định thì vẫn bị phạt như thường, bạn cần phải tạo văn hóa cạnh tranh lành mạnh để mọi người thấy được sự công bằng và cố gắng làm việc.
Xem thêm: Review lương là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự
3. Tạo hệ thống giao tiếp chung để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh
Việc tạo hệ thống giao tiếp chung vừa giúp bạn nắm bắt được tình hình của bộ phận, vừa giúp bạn thông báo nhanh những vấn đề cần thiết. Bạn có thể tạo nhóm trên các ứng dụng skype, gmail, facebook,… để bạn và mọi người cùng tương tác và hỗ trợ nhau. Điều này rất quan trọng đến hiệu quả công việc và mối quan hệ giữa các đồng nghiệp.
Và đây cũng là nơi để bạn thông báo kết quả làm việc, thưởng phạt từng cá nhân hay từng nhóm. Điều này đảm bảo tất cả mọi người đều nắm được thông tin và không có sự ưu ái cho bất cứ cá nhân nào.
Xem thêm: Tại sao không nên so sánh nhân viên với nhau? Đâu là kỹ năng quản lý giỏi nên có
4. Ghi nhận quá trình cố gắng để các nhân viên có thể cạnh tranh lành mạnh
Hãy theo dõi mọi hoạt động của nhân viên và đưa ra cho họ sự phản hồi, khích lệ và ghi nhận ngay trong quá trình làm việc hàng ngày. Bạn nên ghi nhận công sức của nhân viên đã làm tốt công việc trong mỗi ngày, mỗi tuần. Có thể dễ dàng thực hiện điều này bằng cách xác định xem cá nhân nào trong nhóm đã làm việc hiệu quả, tạo ra kết quả tốt như bạn mong đợi.
Và bằng cách này, bạn luôn đảm bảo được rằng sẽ có nhiều nhân viên được công nhận và khen thưởng hơn thay vì chỉ vài người ưu tú được tuyên dương vào cuối tháng hay cuối quý. Hãy thể hiện mỗi cá nhân đều có vai trò quan trọng với công ty, họ góp phần vào sự phát triển của công ty. Hãy để họ thấy giá trị của mình để họ có mục tiêu phát triển nhiều hơn, điều này sẽ mang lại lợi ích cho chính công ty bạn.
Khi công ty bạn tồn tại văn hóa cạnh tranh lành mạnh, nhân viên sẽ yên tâm làm việc, không sợ mình bị tranh công hay bị đối xử không công bằng. Điều này sẽ làm họ thoải mái làm việc và tạo ra những kết quả tốt hơn.
Ngoài ra, đừng quên truy cập website Việc Làm 24h thường xuyên để không bỏ qua bất kỳ thông tin nghề nghiệp bổ ích cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp nhé!
Xem thêm: Một số mẫu nội quy công ty ngắn gọn đúng chuẩn mà doanh nghiệp nên biết