Đánh giá ứng viên qua ngôn ngữ cơ thể

Quan sát một ứng viên

Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của ứng viên khi đang nói. Thử xem rằng ngôn từ đang diễn tả có ăn khớp với những gì cơ thể của họ thể hiện? Ví dụ như tư thế của ứng viên có khom mình và tỏ ra tự bảo vệ trong khi anh ta đang tuyên bố rằng “mình sống tốt với mọi người”? Bạn hãy lưu tâm đặc biệt đến đôi mắt, xem nó thỉnh thoảng có tránh né đôi mắt bạn một cách vô ý thức khi bạn đang muốn giao tiếp với họ qua ánh mắt? Việc tránh né đôi mắt của nhau chứng tỏ là ứng viên không tự tin vào những điều mình nói hoặc có thể là những điều đó không đúng sự thật. Bên dưới là một số ngôn ngữ cơ thể giúp bạn thầm quan sát ứng viên và có cách đánh giá chính xác.

  • Ví trị nghiêng đầu

Đầu hơi cúi xuống dường như là cách một người thể hiện sự nhút nhát, xấu hổ.Một trường hợp phổ biến khác là đối phương đang cố tình che giấu điều gì đó. Động thái này chung quy thể hiện sự giữ khoảng cách và e ngại khi giao tiếp. Nó thông báo cho chúng ta rằng đối tác chưa sẵn sàng để tiếp tục hoặc đang mang trong mình những hoài nghi, suy nghĩ. Hãy xem đối với những câu hỏi nào thì ứng viên có những hành động này để đánh giá câu trả lời của họ.

  • Xem cử chỉ tay

Khoanh tay là một cử chỉ mang sắc thái từ chối, cự tuyệt. Có những người sử dụng cử chỉ này chỉ như một thói quen nhưng nó vẫn thể hiện sự không thoải mái cho lắm, nó chỉ ra nhận thức cá nhân cao và không muốn có sự xâm phạm (sự tự vệ). Trường hợp khác là họ muốn che giấu gì ở phần tay áo. Nếu họ khoanh tay, vai gồng lên, chân mở rộng thì đó là sự biểu hiện cho quyền uy (đôi khi là sự hống hách, lãnh đạo).

Hai tay xoa vào nhau chứng tỏ rằng đối phương đang trông chờ mong muốn gì đó. Tâm trạng sâu bên trong của họ là sự hồi hộp và khá háo hức. Nếu một người nào đó dựa cánh tay của họ phía sau cổ hoặc đầu của họ, họ là những gì đang được thảo luận, hoặc chỉ đặt trở lại nói chung. Bàn tay đặt lên hông, họ có thể đang chờ đợi, dần mất kiên nhẫn và có dấu hiệu mệt mỏi. Bàn tay nắm chặt thể hiện rằng họ bị kích thích, tức giận, hay lo lắng.

Nhận ra những dấu hiệu tích cực

Một người có nụ cười rạng rỡ luôn tạo ra các dấu hiệu tích cực, trong khi một người cứ chăm chăm nhìn xuống sàn nhà lại tạo dấu hiệu hết sức tiêu cực. Nụ cười cũng là một tiêu chí tốt để đánh giá ứng viên, tuy vậy, dấu hiệu tích cực không phải lúc nào cũng thấy rõ.

danh-gia-ung-vien-qua-ngon-ngu-co-the-hinh-anh
Nụ cười là một tiêu chí tốt để đánh giá ứng viên

Một người tự tin có khuynh hướng ngồi thẳng, hay hơi nghiêng nhẹ về phía trước, ngay cả khi phải đối diện với ông sếp tương lai của mình. Khi một người tự tin không nói, chân tay thường để yên, và ánh mắt thường nhìn thẳng, kiên định vào người đối diện.

Bắt tay với một ứng viên cũng đem lại cảm giác tức thời về trạng thái tinh thần của họ. Nếu họ thoải mái và thư giãn, tay họ thường khô và ấm…Ngược lại, bàn tay lạnh, ra mồ hôi có thể cho thấy sự căng thẳng.

Nhận ra những dấu hiệu tinh tế

Có những dấu hiệu tinh tế giúp nhà tuyển dụng nhận ra trạng thái tâm lý của ứng viên. Để đánh giá ứng viên, hãy chú ý đến trạng thái tay chân hay ánh mắt họ. Lưu tâm cả đến giọng nói của họ. Giả dụ như nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một ứng viên cho vị trí quản lý hay một nhân viên cho vị trí quan hệ với báo chí.

Hãy nhớ rằng một người có giọng nói the thé, hay ta quen gọi là “giọng kim” rất khó thu hút được sự chú ý và vị nể của người khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể giọng của ứng viên trở nên the thé vì họ quá căng thẳng!
Quan sát bối cảnh chính là chìa khóa để hiểu ngôn ngữ cơ thể. Mỗi người đều có ngôn ngữ cơ thể của riêng mình nên khi quan sát về một người, hãy có sự hiểu biết về hành vi cơ bản của người đó. Đừng quá nghiêm trọng trước mọi biểu hiện vì chúng chỉ mang tính chất tương đối và hoàn toàn có thể thay đổi qua thời gian và nhiều tác động khác.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những phương pháp góp phần vào quá trình đánh giá ứng viên bạn cần tham khảo để áp dụng đánh giá cho những tình huống thích hợp. Đừng sử dụng nó như là căn cứ để đánh giá giá trị và nhân phẩm của một người, cũng đừng tiêu tốn quá nhiều thời gian để phân tích và tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể của ứng viên. Hãy chủ động và khôn khéo nhận biết những biểu hiện của ứng viên thông qua cơ thể của họ để có những nhận xét hợp lý, bổ sung cho bảng đánh giá ứng viên của bạn thêm phần phong phú và chính xác, phù hợp với yêu cầu và vị trí đang tuyển dụng.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục