Đánh giá đúng năng lực nhân viên là một trong những kỹ năng khó nhất đối với bất kì nhà quản lý nào. Quá trình này nếu làm tốt có thể giúp nhân viên ngày một hoàn thiện và đạt được kết quả doanh nghiệp mong đợi cũng như phát triển tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên chắc chắn đây không phải là bài toán dễ dàng. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá ngay 4 bí quyết để đánh giá đúng năng lực nhân viên dành cho doanh nghiệp trong bài viết sau!
Để đánh giá đúng năng lực nhân viên, nhà quản lý cần phải:
Đặt ra tiêu chí đánh giá rõ ràng
Bất kì công việc nào để có thể thành công đều phải được đặt ra tiêu chí một cách rõ ràng và quan trọng nhất là có thể đo lường được, chỉ số KPI là một ví dụ hợp lý. Nên tránh các tiêu chí kiểu chung chung, nội dung khó hiểu dễ gây ra hiểu lầm cho nhân viên. Bên cạnh đó, tiêu chí đánh giá cần phải gắn liền với nhiệm vụ được giao thực hiện và mục tiêu mà tổ chức mong muốn đạt được. Các tiêu chí cần được đưa ra từ đầu kỳ đánh giá, để nhân viên có thể hiểu các yêu cầu và sự mong đợi của người quản lý đối với mình.
Đôi khi nhà quản lý sẽ có những thay đổi tiêu chí đánh giá, nhắm tới mục đích khắc phục các điểm yếu của tổ chức, chẳng hạn như doanh số bán hàng hay do những lời phàn nàn từ khách hàng… Nếu việc thay đổi này phát sinh, nhà quản lý đối cần phải thông báo từ sớm cho nhân viên biết để họ kịp điều chỉnh.
Xem thêm: 5 bí quyết cải thiện mức độ hài lòng, tạo niềm vui làm việc cho nhân viên
Theo dõi hoạt động của nhân viên
Để có thể đánh giá đúng nhất năng lực của nhân viên thì nhà quản lý không thể nào không quan tâm đến hoạt động của nhân viên. Nếu không thường xuyên theo dõi sát sao, điều rất dễ xảy ra đó là sự khác biệt giữa đánh giá của cấp trên về cấp dưới so với kết quả tự nhận xét của cấp dưới về bản thân. Khoảng cách này nếu không được xóa bỏ sẽ là rào cản lớn trong việc đánh giá nhân viên, đôi khi gây ra sự bất mãn dẫn tới việc nhân viên rời bỏ tổ chức vì cho rằng “sếp không hiểu mình”.
Đối với các sai sót của nhân viên, nhà quản lý nên nhắc nhở ngay khi phát hiện để nhân viên nhận thấy và tránh các sai sót tương tự tiếp diễn. Và những góp ý đó nên mang tính tích cực như là để nhân viên hoàn thiện tốt bản thân hơn.
Đối thoại thẳng thắn để đánh giá đúng năng lực nhân viên
Đối thoại thẳng thắn, trực tiếp với nhiên là phương thức tốt để nhà quản lý đưa ra các thông điệp một cách hữu hiệu, thông tin bạn đưa đến nhân viên của mình cũng đầy đủ và chính xác nhất, tránh gây hiểu lầm. Việc đối thoại cũng là cách tốt nhất giúp nhà quản lý và nhân viên hiểu nhau hơn. Việc lắng nghe nhân viên, để nhân viên tham gia xây dựng công tác quản lý hoàn toàn không làm giảm uy tín của nhà quản lý mà trái lại sẽ làm nhân viên cảm thấy yên tâm, tin tưởng và tôn trọng cấp trên của mình hơn. Ngoài ra việc đối thoại trực tiếp cũng có thể giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh, tạo sự đoàn kết giữa các cá nhân trong tổ chức.
Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp lôi cuốn khiến sếp muốn lắng nghe bạn chia sẻ nhiều hơn!
Đánh giá công bằng, khách quan
Một nhà quản lý giỏi không chỉ thể hiện mình là người có kiến thức hay trình độ chuyên môn xuất sắc mà sự trung thực, thẳng thắn, công bằng và quan tâm tới yếu tố con người mới thực sự là điều thiết yếu. Về mặt cá nhân, nhà quản lý có thể có thiện cảm với nhân viên này nhiều hơn nhân viên khác, nhưng trong tổ chức nhà quản lý phải không thiên vị và quan tâm tới tất cả các thành viên trong tổ chức của mình.
Xem thêm: Thiên vị là gì? Cách đối phó khi trở thành nạn nhân của thiên vị công sở?
Việc đánh giá năng lực để có yếu tố khách quan cũng cần được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau như: bản thân tự đánh giá, nhận đánh giá từ cấp trên, đồng nghiệp.
Tóm lại, người đứng đầu doanh nghiệp dù có thực sự xuất sắc đến đâu nhưng nếu không có những đồng sự giỏi sẽ khó đạt được mục tiêu của tổ chức. Đánh giá đúng năng lực nhân viên sẽ giúp lãnh đạo đặt cấp dưới vào đúng vị trí, giao việc đúng với khả năng, đồng thời khi cấp dưới được cấp trên đánh giá đúng năng lực, đó cũng là cách động viên họ làm việc tốt nhất.
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Việc Làm 24h để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: 3 bí quyết giúp đánh giá và tuyển đúng người tài cho doanh nghiệp