5 bí quyết vàng xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Có thể nhận thấy, văn hoá doanh nghiệp đang là đề tài rất được quan tâm. Nhất là thời điểm cạnh tranh của thị trường hiện nay, văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết để kết nối nhân viên và phát triển bền vững. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp lý nhất? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tham khảo những gợi ý sau đây nhé!

1. Xác định giá trị cốt lõi và xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, trước hết bạn nên xác định đâu là giá trị cốt lõi tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp bạn. Giá trị cốt lõi là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp, là điều mà mọi nhân viên đều phải hiểu và nắm rõ khi làm việc.

Xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp không chỉ là định hướng cho sự phát triển của công ty mà nó còn là định hướng xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp. Làm sao để định hướng không quá khác biệt so với hiện tại để mọi người có thể hòa nhập dễ dàng.

xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp không chỉ là định hướng cho sự phát triển của công ty mà nó còn là định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xem thêm: Integrity là gì? Tại sao nên xây dựng giá trị cốt lõi Integrity trong doanh nghiệp?

2. Xác định những yếu tố cần thay đổi

Doanh nghiệp nên thường xuyên đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại, kết hợp với mục tiêu phát triển doanh nghiệp có thể đưa ra những thay đổi thật sự cần thiết. Để việc đánh giá diễn ra thuận lợi hơn, bạn cần phải thiết lập những tiêu chí cụ thể. Tuy nhiên sẽ rất khó khăn nếu như công ty bạn tồn tại những luật bất thành văn và điều này sẽ rất khó đánh giá.

Lãnh đạo cần phải có trách nhiệm xây dựng và truyền bá văn hóa cho tất cả mọi người trong công ty. Giúp nhân viên hiểu đúng về tầm nhìn, sứ mệnh của công ty, tin tưởng vào lãnh đạo và nỗ lực thực hiện.

Xem thêm: 7 bước giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa công ty văn minh, chuyên nghiệp

3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp qua teambuilding

Team building là hoạt động xây dựng tinh thần đồng đội, gắn kết mỗi người với nhau. Làm cho mọi người cảm thấy mình là thành viên của nhóm và nhận ra được sự quan trọng của mình. Hoạt động team building giúp nhân viên rút ra được bài học thực tiễn trong công việc, điều chỉnh thái độ và hành vi trong khi làm việc để hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Hoạt động team building giúp nhân viên rút ra được bài học thực tiễn trong công việc, điều chỉnh thái độ và hành vi trong khi làm việc để hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

Xem thêm: Team building là gì? Khám phá 10 địa điểm tổ chức Team building hấp dẫn gần Sài Gòn mà dân văn phòng không thể bỏ qua!

4. Thiết lập truyền thống

Hãy tạo nên một truyền thống cho công ty của bạn. Những hoạt động khiến bạn và nhân viên cảm thấy thoải mái, hào hứng khi làm cũng có thể trở thành hoạt động truyền thống của doanh nghiệp. Ví dụ như lễ kỷ niệm thành công ty, hoạt động thi đua thường niên,…Những hoạt động này sẽ giúp nhân viên thoát khỏi những mệt mỏi, căng thẳng của công việc hàng ngày và giúp mọi người gắn bó, biết chia sẻ nhiều hơn.

5. Tạo môi trường làm việc vui vẻ

Khảo sát cho thấy 9/10 cho rằng môi trường vui vẻ mới có thể làm việc tốt. Do đó, hãy cố gắng tạo không khí làm việc vui vẻ, không nên đặt quá nhiều nguyên tắc hành xử trong môi trường làm việc. Điều này giúp nhân viên thoải mái, có thể nảy sinh nhiều ý tưởng hay và mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình. Đây cũng là yếu tố khiến môi trường làm việc trở nên thân thiện, gần gũi và đạt hiệu quả công việc cao.

xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tạo môi trường làm việc vui vẻ giúp nhân viên thoải mái, có thể nảy sinh nhiều ý tưởng hay.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên tích cực làm việc và giữ vững doanh nghiệp phát triển theo đúng định hướng. Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn xây dựng văn hóa tích cực cho doanh nghiệp mình.

Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Việc Làm 24h để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!

Xem thêm: Làm gì khi suy thoái kinh tế? 8 ngành giúp bạn ổn định trong thời kỳ khó khăn

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục