Người trẻ ngày nay thường có nhiều lý do để quyết định từ bỏ công việc hiện tại của mình, đó có thể là do chính sách của công ty, hoặc phần lớn đến từ người sếp quản lý của mình,…Khi nhân viên nghỉ việc, không chỉ riêng công ty mà nhà quản lý trực tiếp cũng bị ảnh hưởng từ chất lượng công việc đến cảm xúc cá nhân. Vậy đâu là lý do khiến nhân viên giỏi nghỉ việc? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!
Trong tác phẩm Principles của mình, Ray Dalio chia sẻ rằng các doanh nghiệp sẽ rút ra được những bài học đắt giá trong việc đánh mất một nhân viên có năng lực thực sự – chỉ cần nhà lãnh đạo sẵn sàng nhìn nhận trực tiếp vào nguyên nhân của vấn đề.
Một sai sót thường thấy nhất ở các nhà quản lý chính là việc chỉ giải quyết hậu quả trước mắt bằng các phương pháp tạm thời mà không thực sự tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc nhân viên của mình quyết định nghỉ việc để tìm hướng khắc phục triệt để. Lý do được các nhà quản lý đưa là quá bận rộn.
Đâu là lý do khiến nhân viên giỏi nghỉ việc?
Trong nhiều trường hợp, nhân viên từ chối chia sẻ lý do họ nghỉ việc vì họ nghĩ rằng đã quyết định nghỉ rồi thì không cần thiết phải chia sẻ quá nhiều, hoặc họ nghĩ họ không được nhận những phúc lợi xứng đáng nên công ty cũng không xứng đáng được biết lý do họ nghỉ, hoặc họ làm việc với một đội ngũ quản lý khiến họ chưa thực sự “tâm phục khẩu phục”. Vì thế, những cuộc phỏng vấn sau nghỉ việc thường không mang lại kết quả cao.
Xem thêm: Bạn nên làm gì khi biết lương đồng nghiệp được trả cao hơn mình?
Vậy làm thế nào để doanh nghiệp thu được những phản hồi tích cực và mang tính xây dựng từ các nhân viên nghỉ việc nhằm giải quyết những trường hợp nghỉ việc một cách tốt đẹp và vui vẻ từ hai bên? Hãy cùng vieclam24h tìm hiểu những lý do khiến nhân viên giỏi quyết định nghỉ việc tại công ty của bạn nhé.
Thiếu sự quan tâm đối với nhân viên
Đa phần lý do lớn khiến nhân viên quyết định nghỉ việc đến từ người sếp trực tiếp quản lý họ. Không chỉ trong công việc, sếp phải luôn là người chúc mừng với nhân viên của mình, chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ họ khi họ khó khăn. Người sếp tốt sẽ là người để tâm đến nhân viên của mình từ công việc đến cuộc sống thường ngày, nếu sếp chỉ chăm chăm vào công việc mà không dành sự quan tâm cho nhân viên thì họ sẽ cảm thấy cô độc tại chính nơi họ đang gắn bó và cống hiến.
Nghiêm túc quá mức khiến nhân viên cảm thấy áp lực
Không thể có tinh thần và làm việc hết công suất nếu không có sự vui vẻ, thoải mái, môi trường công sở không phải là cái dây để chúng ta tự trói bản thân mình vào đấy. Việc tạo ra niềm vui là cách để bạn luôn phấn khởi và tạo ra những sản phẩm chất lượng.
Một công ty chuyên nghiệp luôn đề cao tinh thần vui vẻ, thoải mái nơi công sở, điển hình như Google, họ xây dựng cho nhân viên hệ thống dịch vụ giúp giảm căng thẳng tại nơi làm việc: các lớp thể hình, khu nghỉ ngơi thư giãn, ăn miễn phí, chơi bowling,…
Xem thêm: Bật mí 5 tuyệt chiêu nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên hiệu quả
Quên mất lời khen ngợi dành cho nhân viên của mình
Đối với những người trẻ, họ thích thể hiện mình và đề cao cái tôi của bản thân, nên họ rất thích được khen ngợi, nhất là với những nhân viên chăm chỉ, nhiệt huyết cống hiến cho công ty. Đừng ngại một câu khen ngợi với nhân viên của mình, đó chính là động lực để họ tiếp tục gắn bó với công ty.
Không công nhận thành quả của nhân viên
Những nhân viên giỏi thường làm việc với một thái độ tích cực và sự tâm huyết cao, vì thế họ sẽ bị tuột cảm xúc nếu người sếp của mình chỉ chăm chăm vào khuyết điểm để phê bình mà không công nhận thành quả của họ. Động viên luôn là việc làm cần thiết của sếp đối với nhân viên của mình, đặc biệt là những nhân viên giỏi, ai cũng sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm, đừng chỉ biết nóng giận phê bình họ mà quên đi việc công nhận thành quả họ đã cố gắng vì công ty.
Xem thêm: Tại sao không nên so sánh nhân viên với nhau? Đâu là kỹ năng quản lý giỏi nên có
Không để nhân viên theo đuổi đam mê của mình
Một nỗi sợ vô hình của các doanh nghiệp đối với nhân viên của mình là việc cho phép họ theo đuổi đam mê. Những nhân viên giỏi sẽ có khát vọng và đam mê lớn, việc giúp họ theo đuổi đam mê của bản thân sẽ khiến năng suất công việc được tăng cao, giúp họ yên tâm công hiến và gắn bó lâu dài với công ty.
Một khảo sát chỉ ra rằng trạng thái hưng phấn sẽ giúp con người tăng năng suất làm việc gấp năm lần bình thường nếu họ được theo đuổi ước mơ và vẫn bắt kịp tiến độ công việc.
Kết luận:
Từ những lý do mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ bên trên, biến câu chuyện nhân viên nghỉ việc thành nguồn tư liệu học hỏi và cải tiến công ty, các nhà lãnh đạo sẽ tìm thấy mẫu số chung và xác định được sự rời đi, từ đó các nhà quản lý sẽ có được nhiều bài học quý giá cho công ty của mình.
Xem thêm: Bật mí 6 câu hỏi giúp nắm bắt tính cách ứng viên khi phỏng vấn nhanh chóng