Những kiểu nhà tuyển dụng khiến ứng viên ngán ngẩm

1. Nhà tuyển dụng “giờ dây thun”

Ứng viên thường đến sớm trong các cuộc hẹn phỏng vấn để đề phòng các sự cố có thể xảy ra trên đường đi, và không muốn bị điểm trừ trong mắt doanh nghiệp vì tác phong của mình. Tuy nhiên, ít ai nhắc đến sự đúng giờ của doanh nghiệp. Vì mọi người luôn mặc định doanh nghiệp là người chủ động đưa ra giờ hẹn, thế nên chuyện trễ giờ gần như là điều không thể xảy ra.

Tuy nhiên, thực tế là không ít các ứng viên đã rơi vào tình huống phải chờ người phỏng vấn một cách mòn mỏi mà không được giải thích thỏa đáng hay được xin lỗi một cách đúng mực. Nhiều ứng viên không hài lòng với việc này nhưng không tiện bày tỏ thái độ trực tiếp, chỉ chọn cách chia sẻ với bạn bè để giảm bớt sự ấm ức. Trong trường hợp ứng viên là nhân sự cấp cao thì sự thiếu tôn trọng người tìm việc của doanh nghiệp sẽ được lan truyền với tốc độ chóng mặt bởi mối quan hệ xã hội của các ứng viên này rất lớn. Không những doanh nghiệp rất có khả năng sẽ bị “từ mặt” bởi các ứng viên khác mà uy tín của họ cũng ảnh hưởng ít nhiều.

nhung-kieu-nha-tuyen-dung-khien-ung-vien-ngan-ngam-hinh-anh-1
Có nhiều ứng viên bất mãn và bỏ về vì chờ nhà tuyển dụng

2. Nhà tuyển dụng “treo đầu dê bán thịt chó”

Điều này thường xảy ra khi người tham gia phỏng vấn không hiểu về vị trí mình đang tuyển. Hoặc vị trí đang tuyển dụng đã tìm được người và phỏng vấn những ứng viên này để lấp vị trí còn trống. Thông tin đăng tuyển là vị trí này nhưng khi phỏng vấn lại là vị trí khác. Vì thế nên có những trường hợp ứng viên đã đáp ứng đủ những yêu cầu trên thông tin tuyển dụng, nhưng khi bước vào phỏng vấn thì nhà tuyển dụng lại yêu cầu những kỹ năng, kinh nghiệm khác. Cuối cùng sẽ làm tốn thời gian của hai bên, gây ấn tượng xấu với ứng viên.

3. Nhà tuyển dụng “bặt vô âm tín”

Chờ đợi, hy vọng nhiều nhưng chỉ nhận lại sự im lặng có lẽ là bức xúc chung của rất nhiều ứng viên. Nhà tuyển dụng nên xác định một khoảng thời gian nhất định (khuyến khích trong vòng 3 ngày làm việc) để trả lời ứng viên về tình trạng hồ sơ, đồng thời giải thích về quy trình ứng tuyển để ứng viên có sự chuẩn bị.

Nếu ứng viên không phù hợp với công ty, bạn nên hồi âm sớm cho ứng viên thông qua email hoặc điện thoại để ứng viên nắm được thông tin và tìm kiếm cho mình cơ hội khác. Qua đó bạn còn tạo ấn tượng tốt với các ứng viên và có thể họ sẽ ứng tuyển vào lần sau nếu có cơ hội.

nhung-kieu-nha-tuyen-dung-khien-ung-vien-ngan-ngam-hinh-anh-2
Hãy hồi âm sớm cho ứng viên dù bạn có chọn họ hay là không

Một số ứng viên chọn cách chủ động liên lạc trực tiếp để hỏi kết quả phỏng vấn. Thay vì đưa ra câu trả lời chính xác, một số doanh nghiệp cứ hẹn đi hẹn lại với ứng viên khiến họ chờ đợi và hy vọng. Hành động này không chỉ gây ra sự mệt mỏi và thất vọng cho ứng viên mà còn cho thấy sự thiếu trách nhiệm của nhà tuyển dụng với những người đã dành thời gian đến dự phỏng vấn.

Hãy thể hiện với các ứng viên bạn là nhà tuyển dụng chuyên nghiệp. Đừng bao giờ là 1 trong 3 nhà tuyển dụng được nêu ở trên. Việc Làm 24h hy vọng bạn sẽ sớm tìm được nhân tài cho công ty mình. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục