Vị trí Tester đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, đảm bảo chất lượng và tính ổn định của các sản phẩm. Để tìm ra ứng viên phù hợp, các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi đánh giá chuyên môn và kỹ năng giải quyết vấn đề. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn trọn bộ 20 câu hỏi phỏng vấn Tester mới nhất trong năm 2025, giúp bạn tự tin hơn trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
Các câu hỏi phỏng vấn Tester chung
Khi phỏng vấn Tester, các câu hỏi về thông tin cá nhân giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên. Những câu hỏi này thường liên quan đến kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp và cách ứng viên đối mặt với thử thách trong công việc. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn Tester về thông tin cá nhân chung mà bạn có thể gặp phải trong quá trình tuyển dụng:
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình?
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn Tester này, bạn hãy bắt đầu bằng cách giới thiệu về tên tuổi. Sau đó, bạn nên tập trung vào những điểm mạnh, kinh nghiệm làm việc và lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
Gợi ý trả lời: “Chào anh (chị), tôi là Trần Đức Thiện, tôi đã có kinh nghiệm làm việc với vị trí Tester tại công ty XYZ. Trong 3 năm qua, tôi đã tham gia vào các dự án kiểm thử phần mềm lớn, đồng thời tôi cũng phát triển kỹ năng tìm lỗi và thực hiện các báo cáo chi tiết. Tôi rất mong muốn gia nhập công ty của Anh/Chị để có thể áp dụng những kinh nghiệm đó vào các sản phẩm của công ty.”
Câu 2: Tại sao bạn lựa chọn làm Tester?
Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên làm rõ lý do vì sao công việc này phù hợp với sở thích và kỹ năng của bạn. Hãy nhấn mạnh rằng bạn yêu thích việc giải quyết vấn đề và tìm ra lỗi trong phần mềm để giúp cải thiện chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề cập đến đam mê đối với công nghệ và sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm.
Gợi ý trả lời: “Tôi lựa chọn làm Tester vì luôn thích phân tích và giải quyết các vấn đề. Công việc kiểm thử cho tôi cơ hội không chỉ phát hiện lỗi mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Tôi tin rằng công việc này sẽ giúp tôi phát triển kỹ năng và đóng góp vào sự thành công chung của đội ngũ phát triển.”
Câu 3: Bạn đã từng tham gia công việc Tester trước đây chưa?
Đối với câu hỏi phỏng vấn Tester này, bạn nên làm rõ những kinh nghiệm thực tế đã có và những công cụ, kỹ năng bạn đã sử dụng trong quá trình kiểm thử. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trực tiếp, hãy chia sẻ các khóa học hoặc dự án bạn đã từng tham gia để thể hiện sự chủ động trong việc tìm hiểu công việc này.
Gợi ý trả lời: “Trước đây, tôi đã tham gia vào một dự án kiểm thử phần mềm tại công ty XYZ, và công việc của tôi là thực hiện kiểm tra chức năng và báo cáo các lỗi. Tôi sử dụng các công cụ như Selenium và JIRA để hỗ trợ quá trình kiểm thử. Mặc dù đây là lần đầu tôi làm việc chính thức trong lĩnh vực này, nhưng tôi đã học hỏi được rất nhiều về quy trình kiểm thử và nâng cao kỹ năng xử lý lỗi.”
Câu 4: Theo bạn, Tester cần có những kỹ năng gì?
Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên nhấn mạnh các kỹ năng quan trọng như kỹ năng phân tích, khả năng lập kế hoạch kiểm thử và sự cẩn trọng đến từng chi tiết. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm cũng rất cần thiết để báo cáo lỗi và phối hợp với các bộ phận khác.
Gợi ý trả lời: “Tester cần có kỹ năng phân tích mạnh mẽ để hiểu và phát hiện các lỗi trong phần mềm. Tôi cũng thấy rằng khả năng sử dụng công cụ kiểm thử tự động như Selenium là rất quan trọng. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt giúp tôi truyền đạt các vấn đề cho các nhà phát triển một cách rõ ràng và hiệu quả.”
Câu hỏi phỏng vấn Fresher Tester
Đối với các ứng viên fresher (mới vào nghề) trong lĩnh vực Tester, câu hỏi phỏng vấn thường tập trung vào các kỹ năng cơ bản và sự hiểu biết về quy trình kiểm thử phần mềm. Dưới đây là những câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng tiếp cận công việc của bạn và sự sẵn sàng học hỏi trong môi trường mới:
Câu 5: Hãy mô tả một số bước quan trọng trong quy trình kiểm thử phần mềm mà bạn biết?
Gợi ý trả lời: “Quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản thường gồm 6 bước, bao gồm:
Lập kế hoạch kiểm thử: Xác định mục tiêu, yêu cầu, và tiêu chí đánh giá.
- Thiết kế ca kiểm thử: Tạo các kịch bản kiểm thử chi tiết dựa trên yêu cầu.
- Thực hiện kiểm thử: Tiến hành các ca kiểm thử và ghi nhận lỗi.
- Báo cáo lỗi: Ghi nhận và báo cáo chi tiết các lỗi phát hiện.
- Kiểm tra lại sau sửa lỗi: Xác nhận rằng lỗi đã được khắc phục và không ảnh hưởng đến các chức năng khác.
- Đánh giá và báo cáo kết quả: Đưa ra báo cáo tổng kết kết quả kiểm thử và các lỗi còn lại.”
Câu 6: Bạn đã từng sử dụng các công cụ kiểm thử phần mềm nào? Nếu có, hãy liệt kê một số công cụ và mô tả kinh nghiệm của bạn khi sử dụng chúng.
Khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể liệt kê các công cụ kiểm thử phần mềm bạn đã sử dụng và mô tả cách bạn áp dụng chúng trong công việc.
Gợi ý trả lời: “Tôi đã từng sử dụng các công cụ như Selenium, JIRA, và Postman trong quá trình kiểm thử phần mềm. Với Selenium, tôi thực hiện kiểm thử tự động cho ứng dụng web, sử dụng JIRA để theo dõi và báo cáo lỗi và Postman để kiểm thử API. Kinh nghiệm của tôi cho thấy việc sử dụng Selenium giúp tiết kiệm thời gian kiểm thử và giảm thiểu lỗi thủ công trong quá trình phát triển phần mềm.”
Câu 7: Có những phương pháp kiểm thử nào?
Gợi ý trả lời: “Trong kiểm thử phần mềm, có ba phương pháp chủ yếu: kiểm thử hộp đen (black box testing), kiểm thử hộp trắng (white box testing) và kiểm thử hộp xám (grey box testing). Mỗi phương pháp này đều có những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng biệt, phù hợp với các mục tiêu và yêu cầu kiểm thử khác nhau.”
Câu 8: Khi gặp lỗi trong ứng dụng, bạn thường làm gì để ghi chép và báo cáo về lỗi đó?
Gợi ý trả lời: “Khi gặp lỗi trong ứng dụng, tôi luôn ghi lại các bước tái tạo lỗi, kèm theo thông tin môi trường như phiên bản phần mềm, hệ điều hành và thông tin về các tình huống xảy ra lỗi. Tôi sẽ sử dụng công cụ quản lý lỗi như Jira hoặc Bugzilla để báo cáo chi tiết, đảm bảo rằng các thông tin này dễ dàng truy cập cho các thành viên trong nhóm.”
Câu 9: Làm thế nào để xác định kết quả kiểm thử có thành công hay không?
Gợi ý trả lời: “Để xác định một kết quả kiểm thử có thành công hay không, tôi sẽ so sánh kết quả thực tế của quá trình kiểm thử với kết quả mong đợi đã được xác định trước trong test case. Nếu kết quả thực tế khớp với mong đợi, kiểm thử được coi là thành công. Ngược lại, nếu có sự sai lệch hoặc xuất hiện lỗi, thì kiểm thử đó không đạt và cần được xem xét kỹ hơn. Ngoài ra, tôi sẽ kiểm thử thêm các chỉ số như tỷ lệ lỗi, thời gian phản hồi hoặc tính ổn định của ứng dụng để đưa ra kết luận chính xác hơn.”
Câu 10: Smoke testing là gì?
Gợi ý trả lời: “Smoke testing (kiểm thử khói) là một loại kiểm thử ứng dụng sơ bộ nhằm xác minh các chức năng cơ bản của phần mềm có hoạt động đúng hay không trước khi tiến hành các kiểm thử chi tiết hơn. Đây là bước kiểm tra nhanh để đảm bảo phần mềm ổn định và sẵn sàng cho các bước kiểm thử chuyên sâu. Smoke testing thường được thực hiện sau khi có bản build hoặc cập nhật mới để phát hiện sớm các lỗi lớn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống.”
Câu hỏi phỏng vấn Manual Tester
Phỏng vấn vị trí Manual Tester đòi hỏi ứng viên không chỉ hiểu rõ về các phương pháp kiểm thử mà còn có khả năng chú ý đến chi tiết và xử lý tình huống linh hoạt. Dưới đây là các câu hỏi phỏng vấn thường gặp dành cho Manual Tester, giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng để thể hiện kỹ năng kiểm thử một cách chuyên nghiệp:
Câu 11: Làm thế nào để bạn xác định các ca kiểm thử quan trọng và ưu tiên?
Gợi ý trả lời: “Để xác định các ca kiểm thử quan trọng và ưu tiên, tôi thường xem xét ba yếu tố chính: mức độ rủi ro, tầm quan trọng của chức năng đối với người dùng và tác động tiềm tàng của lỗi. Bắt đầu bằng cách đánh giá các chức năng có nguy cơ xảy ra lỗi cao hoặc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống nếu không hoạt động đúng. Tiếp theo, tập trung vào các chức năng chính mà người dùng thường xuyên sử dụng. Cuối cùng, xem xét các yếu tố như thời gian có sẵn và độ phức tạp của từng ca kiểm thử để sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý.”
Câu 12: Làm thế nào để bạn kiểm tra tính tương thích của ứng dụng trên nhiều trình duyệt và thiết bị khác nhau?
Để trả lời câu hỏi phỏng vấn Tester này, bạn hãy nêu rằng bạn sẽ kiểm tra tính tương thích của ứng dụng trên nhiều trình duyệt và thiết bị khác nhau, thực hiện một loạt kiểm thử chéo (cross-browser testing) và kiểm thử đa nền tảng (cross-platform testing).
Gợi ý trả lời: “Tôi sử dụng BrowserStack để kiểm thử ứng dụng trên các thiết bị và trình duyệt khác nhau, từ đó xác nhận tính tương thích về giao diện và tính năng. Việc này giúp đảm bảo ứng dụng hoạt động mượt mà cho mọi người dùng.”
Câu 13: Bạn có hiểu biết về các tiêu chuẩn và quy tắc kiểm thử phần mềm như ISTQB không?
Khi trả lời câu hỏi về hiểu biết các tiêu chuẩn và quy tắc kiểm thử phần mềm như ISTQB, bạn nên tổ chức câu trả lời thành các phần rõ ràng, thể hiện sự am hiểu của mình với một cách tiếp cận chuyên nghiệp.
Gợi ý trả lời: “Tôi hiểu rõ các nguyên tắc kiểm thử cơ bản của ISTQB. Tôi có kiến thức về các kỹ thuật thiết kế kiểm thử khác nhau như hộp đen, hộp trắng và kiểm thử dựa trên kinh nghiệm. Ngoài ra, tôi cũng có kinh nghiệm áp dụng quy trình kiểm thử của ISTQB trước đây. Nếu được chọn, tôi sẽ áp dụng kiến thức từ ISTQB vào công việc hàng ngày.”
Câu 14: Hãy nêu cách thành phần cơ bản của một test case
Gợi ý trả lời: “Các thành phần cơ bản của một test case bao gồm:
- Test Case ID: Định danh duy nhất để phân biệt test case.
- Mô tả: Mô tả ngắn gọn về mục đích của test case.
- Các bước thực hiện: Các bước chi tiết để kiểm thử.
- Kết quả mong đợi: Kết quả mà test case cần đạt để được coi là đạt yêu cầu.
- Kết quả thực tế: Kết quả sau quá trình kiểm thử thực tế.”
Câu 15: Bạn hiểu thế nào về Branch Testing?
Gợi ý trả lời: “Branch Testing là kỹ thuật kiểm thử phần mềm nhằm kiểm tra các nhánh điều kiện trong mã nguồn. Mục tiêu là đảm bảo mỗi nhánh của cấu trúc điều kiện (như if-else, switch) đều được kiểm tra ít nhất một lần. Điều này giúp phát hiện lỗi trong các quyết định logic và tăng độ bao phủ mã. Branch testing thường được áp dụng để đảm bảo tính đúng đắn của các luồng điều khiển trong phần mềm.”
Câu 16: Bạn đã có kinh nghiệm làm Manual Testing bao lâu và làm việc ở đâu trước đây?
Đối với câu hỏi phỏng vấn Tester này, bạn hãy đưa ra thời gian và tên công ty mà bạn đã làm Manual Testing trước đây. Lưu ý, bạn nên liệt kê thêm các kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy ở công việc trước đó.”
Gợi ý trả lời: “Tôi đã có [số năm] kinh nghiệm làm Manual Testing, chủ yếu làm việc tại [tên công ty/trong lĩnh vực nào đó], nơi tôi thực hiện kiểm thử các ứng dụng phần mềm, kiểm tra các tính năng và báo cáo lỗi. Tôi cũng tham gia vào việc viết test case, thực hiện kiểm thử theo các yêu cầu của khách hàng và hỗ trợ nhóm phát triển trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm.”
Câu hỏi phỏng vấn tình huống
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn tình huống dành cho Tester, giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và kỹ năng kiểm thử thực tế của ứng viên trong các tình huống cụ thể:
Câu 17: Bạn sẽ giải quyết như thế nào khi đã log bug nhưng hôm sau không thể tái tạo lại được bug đó?
Gợi ý trả lời: “Đối với trường hợp này, tôi sẽ cân nhắc xử lý tùy vào từng nguyên nhân cụ thể. Ví dụ:
- Khi bug liên quan đến logic chức năng hoặc giao diện được báo cáo nhưng không thể tái hiện, cần ghi chú trong bug rằng “cannot reproduce” và đóng bug lại. Tôi sẽ không xóa bug, mà chỉ ghi chú và đóng.
- Trường hợp developer nhận ticket nhưng không tái hiện được bug, họ cần ghi chú vào bug là “cannot reproduce this issue” và chuyển lại cho QA để kiểm tra. Nếu QA cũng không thể tái hiện được, QA sẽ ghi chú và đóng bug.
- Trong trường hợp bug A không tái hiện vì dev đã sửa một bug B có liên quan, cần đợi đến khi dev hoàn tất việc sửa bug B và chuyển lại cho QA để kiểm tra. Nếu QA xác nhận bug A đã được khắc phục, bug sẽ được đóng lại.”
Câu 18: Có bug nào để lại cho bạn nhiều ấn tượng không?
Khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể nêu ra một bug mà bạn đã gặp phải trong quá trình kiểm thử, giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy ấn tượng về nó. Hãy chia sẻ quá trình tìm ra bug, cách bạn xử lý và ảnh hưởng của nó đến chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của bạn.
Gợi ý trả lời: “Một bug mà tôi cảm thấy khá ấn tượng là khi tôi phát hiện lỗi trong một tính năng thanh toán trực tuyến. Lỗi này chỉ xảy ra trong một số trường hợp nhất định khi người dùng sử dụng thẻ tín dụng của một số ngân hàng. Tôi đã thực hiện các bước kiểm thử tỉ mỉ để tái hiện bug và phối hợp với dev để xác định nguyên nhân gốc rễ, cuối cùng sửa lỗi giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và giảm tỷ lệ lỗi trong hệ thống.”
Câu 19: Kết quả mong đợi của test case sẽ được xác định dựa trên những yếu tố nào?
Gợi ý trả lời: “Kết quả mong đợi của test case sẽ dựa vào 4 yếu tố:
- SRS (Software Requirement specification Document): tài liệu đặc tả.
- Thẻ của khách hàng trên công cụ quản lý dự án.
- Q&A file.
- Yêu cầu của khách hàng.”
Câu 20: Làm thế nào để bạn giải quyết khi developer báo rằng họ không thể tái tạo lại lỗi mà bạn đã báo cáo?
Gợi ý trả lời: Khi developer báo rằng họ không thể tái tạo lại lỗi, tôi sẽ kiểm tra lại các điều kiện và môi trường đã được sử dụng trong quá trình kiểm thử. Nếu cần thiết, tôi sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết như video hoặc logs để hỗ trợ. Đôi khi, tôi cũng sẽ yêu cầu dev thử lại trên môi trường giống hệt của tôi để xác định nguyên nhân và đảm bảo lỗi được tái tạo chính xác.”
Lưu ý khi tham gia phỏng vấn Tester
Khi tham gia phỏng vấn Tester, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng để thể hiện khả năng, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn tự tin và tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn:
Luyện tập cách trả lời câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp
Trước khi phỏng vấn, bạn nên luyện tập cách trả lời các câu hỏi thường gặp như: “Bạn hiểu thế nào về kiểm thử phần mềm?”, “Làm thế nào để bạn kiểm tra một ứng dụng?”, hoặc “Bạn sẽ xử lý ra sao khi không thể tái tạo lại bug?”. Việc luyện tập giúp bạn trả lời rõ ràng, mạch lạc và không bị lúng túng trong quá trình phỏng vấn.
Mang theo những tài liệu cần thiết
Hãy chuẩn bị các tài liệu quan trọng như sơ yếu lý lịch, chứng chỉ (nếu có), ví dụ về các dự án trước đây và tài liệu minh họa về cách bạn đã giải quyết các vấn đề kiểm thử. Những tài liệu này sẽ giúp bạn cung cấp bằng chứng về kinh nghiệm và năng lực của mình trong kiểm thử phần mềm.
Hiểu rõ về công ty và dự án
Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu về công ty và các dự án kiểm thử mà họ đang thực hiện. Điều này giúp bạn trả lời câu hỏi một cách phù hợp và thể hiện sự quan tâm đến công ty.
Thể hiện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Kiểm thử phần mềm không chỉ là kỹ năng kỹ thuật mà còn đòi hỏi khả năng giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm. Trong buổi phỏng vấn, bạn hãy thể hiện khả năng giao tiếp rõ ràng, có thể giải thích các vấn đề kỹ thuật một cách dễ hiểu và chứng tỏ bạn là người biết làm việc trong môi trường đội nhóm.
Sẵn sàng giải quyết tình huống kiểm thử thực tế
Nhiều buổi phỏng vấn cho Tester sẽ yêu cầu bạn giải quyết các tình huống kiểm thử thực tế. Bạn có thể sẽ được yêu cầu viết test case, thiết kế quy trình kiểm thử hoặc giải quyết một lỗi. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để giải thích cách tiếp cận của bạn và chứng minh khả năng phân tích vấn đề.
Thái độ tích cực và tự tin
Dù có thể phải gặp các câu hỏi khó, bạn hãy giữ thái độ tích cực và tự tin. Nếu bạn không chắc chắn về một câu trả lời, đừng ngần ngại nói rằng bạn chưa có kinh nghiệm trực tiếp nhưng bạn sẽ học hỏi nhanh và sẵn sàng giải quyết vấn đề. Thái độ tích cực này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Hy vọng rằng với bộ các câu hỏi khi phỏng vấn Tester mới nhất 2025 này, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn của mình. Việc nắm bắt các câu hỏi thường gặp và cách trả lời phù hợp không chỉ giúp bạn thể hiện kiến thức mà còn giúp tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp kiểm thử phần mềm!
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực Tester, hãy truy cập Việc Làm 24h để cập nhật những vị trí tuyển dụng mới nhất. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các công việc phù hợp với kỹ năng kiểm thử của mình từ nhiều công ty hàng đầu.
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Việc Làm 24h để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: Headcount là gì? Cách lập kế hoạch Headcount cho doanh nghiệp hiệu quả