Cuối năm tất bật với các sự kiện nội bộ lẫn kế hoạch thúc đẩy doanh số, rồi ngập đầu trong chồng báo cáo tổng kết khiến nhiều nhân viên luôn trong tình trạng “căng như dây đàn”. Có thể thấy rằng việc duy trì động lực làm việc của nhân sự và giải tỏa áp lực công việc trong thời điểm này chính là nhiệm vụ quan trọng nhất mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng không thể bỏ qua. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu nhé!
Áp lực công việc tác động đến nhân viên như thế nào?
Cuối năm là thời điểm chạy nước rút của rất nhiều công ty, công việc dồn dập, chỉ tiêu doanh số tăng cao, chỉ chừng đó thôi cũng đã đủ thấy được sự căng thẳng, stress đang đè nặng lên các phòng ban. Khi áp lực càng lớn sẽ càng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của nhân viên. Nó là thủ phạm chính khiến nhân viên uể oải, mệt mỏi và mất động lực làm việc.
Hậu quả là tình trạng trễ deadline diễn ra thường xuyên, tỷ lệ nhân sự nghỉ việc tăng cao. Đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm này, rất nhiều nhân viên “ủ mưu” rời bỏ công việc ngay sau Tết. Nghiêm trọng hơn, việc này còn dẫn đến hiệu suất giảm, năng suất làm việc thấp, gây nên những tổn thất to lớn về thời gian cũng như tiền bạc của doanh nghiệp.
Theo một cuộc khảo sát của Deloitte, 65% giám đốc điều hành công ty đã khẳng định rằng nhân viên làm việc quá tải là một tình trạng cấp bách và quan trọng cần phải giải quyết ngay tại nơi làm việc. Chính vì vậy, trên cương vị là người quản lý, bạn cần phải có những chiến lược quản trị nhân sự khéo léo để duy trì năng suất làm việc của nhân viên. Đó cũng chính là chìa khóa “vàng” giúp người lao động và nhà tuyển dụng xây dựng mối quan hệ bền chặt trên tinh thần “win-win”.
Nên làm gì để giải tỏa áp lực công việc cho nhân sự vào cuối năm?
1. Chủ động hỗ trợ, giúp đỡ nhân viên
Làm sếp không có nghĩa là bạn chỉ biết lãnh đạo, ra lệnh và bắt nhân viên phải tuân theo. Một người sếp tuyệt vời là người luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên khi cần thiết. Hãy dành thời gian hỏi han nhân viên về những khó khăn trong công việc của họ, chủ động tìm hiểu và lắng nghe nhân viên chia sẻ và giúp họ đưa ra phương án giải quyết. Đôi khi chỉ cần được cấp trên quan tâm là nhân viên thấy đã giảm bớt áp lực và cố gắng làm việc hiệu quả hơn. Không những vậy làm việc với một người quản lý có tâm, sẵn sàng hỗ trợ sẽ giúp nhân viên cảm thấy gắn bó với tổ chức và có thêm động lực để làm tốt công việc.
Xem thêm: Bật mí 5 ý tưởng giúp gắn kết nhân viên với tập thể dành cho doanh nghiệp
2. Tuyển dụng nhân sự part-time, freelancer
Khối lượng công việc tăng cao khi mùa lễ Tết đang đến rất gần khiến nhân viên luôn phải làm việc ngoài giờ, ngày nghỉ cũng không thể vắng mặt. Lúc này, các nhà quản lý nên tính tới phương án tuyển dụng nhân sự part-time hoặc freelancer để hỗ trợ nhân viên vượt qua áp lực công việc. Khi khối lượng công việc vượt quá sức của nhân viên, tình trạng kiệt sức, mệt mỏi chắc chắn sẽ xảy ra. Vì thế, có thêm người hỗ trợ không chỉ giúp nhân viên hạn chế việc phải làm thêm ngoài giờ mà còn thúc đẩy doanh số cuối năm tăng nhanh chóng.
3. Thường xuyên động viên và khích lệ tinh thần làm việc
Một cuộc khảo sát gần đây của Salesforce đã chỉ ra rằng, những nhân viên cảm thấy tiếng nói của họ được lắng nghe sẽ có năng suất làm việc cao hơn gấp 4,6 lần so với những người khác. Vậy nên, thay vì chỉ trích hay phê phán khiến nhân viên chìm trong cảm giác tội lỗi, nhà quản lý hãy đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng. Đó là những phản hồi trên tinh thần khích lệ, khách quan và chân thành, hướng đến việc tìm ra giải pháp cho công việc. Chỉ một vài lời động viên, khích lệ tinh thần làm việc đúng lúc sẽ là “liều doping” tác động mạnh mẽ đến động lực làm việc của nhân viên.
Xem thêm: Team Bonding là gì, những hoạt động Team Bonding cực vui cho dân văn phòng
4. Thiết lập mục tiêu trong năm mới
Khi lập kế hoạch trong năm mới, để nhân viên không bị choáng ngợp, các nhà lãnh đạo nên hướng dẫn họ thực hiện từng bước nhỏ để có thể đạt được mục tiêu ngay từ bây giờ. Thiết lập tiến trình cho mỗi bước nhỏ này giúp nhân luôn đi đúng hướng, làm việc hiệu quả mà không bị “overload”.
Ngoài ra, các mục tiêu cần phải thực tế và có thể đo lường được. Bởi những nhân viên của bạn sẽ có động lực làm việc hơn nếu họ được đặt vào vị trí để hướng tới các mục tiêu nằm trong tầm với.
5. Ghi nhận sự nỗ lực, khen thưởng đúng lúc
Hơn 1.700 người tham gia cuộc khảo sát của Achievers nói rằng sự công nhận và phần thưởng ảnh hưởng đến quyết định ở lại của họ hoặc tìm kiếm việc làm mới. Vì thế, không có lý do gì mà các nhà lãnh đạo lại không tổ chức một buổi lễ khen thưởng, ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của toàn thể nhân viên trong công ty. Và cuối năm chính là thời điểm tuyệt vời để bạn thực hiện điều đó.
Những phần thưởng cuối năm cho nhân viên khi hoàn thành mục tiêu sẽ tạo động lực để duy trì năng suất làm việc. Đó cũng chính là “liều thuốc” hiệu lực nhất giúp nâng cao tinh thần làm việc, tăng tình đoàn kết, gắn bó giữa các nhân viên trong suốt kỳ nghỉ lễ.
Xem thêm: Review lương là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự
Thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên là công việc luôn được những người quản lý ưu tiên, nhất là trong mùa “chạy deadline” cuối năm. Nhân viên có hứng thú với công việc và hăng say làm việc thì doanh nghiệp mới ngày càng thành công. Hy vọng những tuyệt chiêu đơn giản nhưng siêu hiệu quả mà Việc Làm 24h gợi ý trên đây sẽ giúp các nhà quản lý có thêm các kỹ năng đỉnh cao để cùng nhân sự giải tỏa áp lực công việc và vững vàng vượt qua những cơn sóng “deadline” đang chực chờ phía trước.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn để tăng thêm thu nhập. Hãy bấm ngay vào website Việc Làm 24h bến dưới nhé!
Xem thêm: TOP 10 địa chỉ gội đầu dưỡng sinh thư giãn sau giờ làm dành cho dân văn phòng