Hãy tưởng tượng bạn đang truy cập một trang web để tìm kiếm thông tin quan trọng, nhưng lại nhận được thông báo “404 Not Found”. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thất vọng và khó chịu. Lỗi 404 – “kẻ thù” thầm lặng của website gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng mà bạn không ngờ tới. Lỗi 404 là gì? Đâu là cách khắc phục lỗi 404 not found? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ mang đến câu trả lời chính xác nhất!
Lỗi 404 là gì?
Lỗi 404 là một mã phản hồi chuẩn của HTTP thông báo trình duyệt web (Browser) có thể kết nối với một máy chủ, nhưng máy chủ không tìm thấy trang web hoặc thông tin được yêu cầu. Ngoài ra, khi thông tin được tìm thấy nhưng không được cấp quyền truy cập thì máy chủ vẫn trả về lỗi 404.
Khi người dùng truy cập một liên kết hỏng, máy chủ hiện hành sẽ tạo ra một trang web thông báo lỗi 404.
Các hình thức lỗi 404 là gì?
Một số hình thức thông báo lỗi 404 thường thấy bao gồm:
- Error 404
- 404 Not Found
- 404 Page Not Found: Không tìm thấy trang.
- Page Not Found: Không tìm thấy trang.
- 404 File or Directory Not Found: Không tìm thấy tài liệu hoặc danh mục.
- File Not Found: Không tìm thấy tài liệu.
- HTTP 404: Lỗi giao thức kết nối.
- HTTP 404 Not Found: Không tìm thấy giao thức kết nối.
- The requested URL [URL] was not found on this server: Yêu cầu tìm kiếm URL không thể tìm thấy trên máy chủ.
Nguyên nhân gây ra 404 not found là gì?
Về phía người dùng, lỗi 404 thường xuất hiện khi nhập sai địa chỉ URL hoặc truy cập một tên miền không còn tồn tại. Thông báo lỗi 404 thường xuất hiện bên trong cửa sổ trình duyệt website thuộc trang đích mà người dùng muốn mở lên.
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi 404:
Thay đổi URL
URL là địa chỉ định danh của trang web trên công cụ tìm kiếm, nếu thay đổi website từ tên miền (domain) cũ sang tên miền mới, chẳng hạn như abc.com sang abc.vn nhưng không thông báo cho Google biết, người dùng truy cập vào địa chỉ cũ abc.com sẽ hiển thị lỗi 404.
Khi website gốc di chuyển sang URL mới, các website được liên kết (blog, cổng tin tức) thường không được thông báo. Nếu quản trị viên website không kiểm tra kỹ lưỡng các đường liên kết ngoài, dẫn đến việc liên kết chết tồn tại trong thời gian dài. Những đường link chết dẫn đến nội dung đã bị xóa hoặc di chuyển vẫn hiển thị kết quả tìm kiếm mặc dù nội dung không còn hoạt động.
Xem thêm: URL là gì? Tips tối ưu URL hợp lệ và chuẩn SEO
Lỗi mod_rewrite
Mod_rewrite là kỹ thuật thường được sử dụng để tối ưu URL website, nhằm ghi lại địa chỉ trang web từ dạng này sang dạng khác. Tuy nhiên, cấu hình mod_rewrite sai cú pháp hoặc quy tắc sẽ dẫn đến việc website không thể xác định URL. Bên cạnh đó, chuyển hướng URL không chuẩn thì truy vấn của người dùng vào trang web sẽ báo lỗi 404.
Sai mã code web
Mỗi website được lập trình từ hàng ngàn dòng code, và chỉ một sai sót nhỏ như dấu chấm, dấu ngoặc,… cũng có thể khiến website gặp lỗi 404. Bên cạnh đó, máy chủ là nơi lưu trữ website và chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu truy cập. Khi máy chủ gặp sự cố, website sẽ không thể hoạt động và dẫn đến lỗi 404. Hơn nữa, tên miền được được tìm kiếm không thể chuyển đổi thành địa chỉ IP do hệ thống DNS, khi tên miền không còn tồn tại, website sẽ báo lỗi.
Hậu quả của lỗi 404 là gì?
Theo thống kê của Google, có hơn 40% website gặp lỗi 404. Lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng website, cụ thể như sau:
Đối với người dùng:
- Trải nghiệm tồi tệ: Gặp lỗi 404 khi truy cập website gây ra sự thất vọng và khó chịu cho người dùng.
- Mất đi khách hàng tiềm năng: Khách hàng tiềm năng có thể chuyển sang website khác nếu gặp lỗi 404, dẫn đến việc doanh nghiệp mất doanh thu.
Đối với SEO:
- Giảm thứ hạng website: Google đánh giá cao trải nghiệm người dùng, do đó, website có nhiều lỗi 404 sẽ bị đánh giá thấp, dẫn đến thứ hạng tìm kiếm bị ảnh hưởng.
- Ảnh hưởng đến việc thu thập dữ liệu của Google: Khi Googlebot truy cập vào trang web bị lỗi 404, nó sẽ không thể thu thập được dữ liệu của trang web đó. Điều này dẫn đến việc Google không thể hiểu được nội dung và giá trị của trang web, khiến website khó index và không được xếp hạng cao.
- Mất backlink: Khi trang web bị lỗi 404, các backlink trỏ đến trang web đó sẽ trở nên vô giá trị.
Đối với website:
- Giảm uy tín: Lỗi 404 thường xuyên xảy ra làm giảm uy tín website.
- Tăng tỷ lệ thoát trang: Khi người dùng gặp lỗi 404, họ có xu hướng thoát trang nhanh hơn, tương tác người dùng và traffic giảm sút.
- Gây ảnh hưởng đến hiệu quả marketing: Lỗi 404 ảnh hưởng đến hiệu quả của các chiến dịch Marketing, đặc biệt là các website về bán hàng hoặc quảng cáo dịch vụ.
Vì vậy, việc fix lỗi 404 not found là vô cùng quan trọng để đảm bảo trải nghiệm người dùng, nâng cao hiệu quả SEO và uy tín của website.
8 cách khắc phục lỗi 404 not found bạn cần biết
1. Tải lại trang
Đôi khi Error 404 xảy ra do lỗi tạm thời của trình duyệt hoặc máy chủ, làm gián đoạn tải trang. Bạn ấn phím F5 hoặc nút Refresh/Reload trên trình duyệt, để tải lại trang và khắc phục lỗi này.
2. Xóa bộ nhớ cache
Xóa bộ nhớ cache có thể giúp fix lỗi 404 not found trong một số trường hợp sau:
- Lỗi do phiên bản trang web đã lỗi thời: Khi website được cập nhật, phiên bản mới của trang web sẽ được lưu trữ trên máy chủ. Tuy nhiên, trình duyệt của bạn có thể vẫn lưu trữ phiên bản cũ trong bộ nhớ cache. Điều này dẫn đến việc bạn truy cập vào phiên bản lỗi thời của trang web và gặp lỗi 404.
- Lỗi do bộ nhớ cache bị lỗi: Đôi khi bộ nhớ cache có thể bị lỗi, dẫn đến việc trình duyệt không thể truy cập vào các trang web đã được lưu trữ trong bộ nhớ cache.
Trong trường hợp này, bạn nên xóa bộ nhớ cache để tránh ảnh hưởng đến việc tìm kiếm sau này.
3. Kiểm tra lại địa chỉ URL
Lỗi 404 not found có thể xảy ra khi trình duyệt không thể tìm thấy trang web mà bạn đang cố gắng truy cập. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do bạn nhập sai địa chỉ URL. Lỗi chính tả và một số ký tự đặc biệt, chẳng hạn như dấu cách trong địa chỉ URL có thể dẫn đến lỗi 404. Hãy đảm bảo rằng địa chỉ URL bạn nhập khớp với địa chỉ URL được cung cấp.
4. Sửa lại địa chỉ URL
Nếu trang web của bạn đã đổi địa chỉ nhưng chưa được chuyển hướng tới URL mới, lỗi 404 có thể xuất hiện. Bạn có thể khắc phục bằng cách xóa bớt phần đuôi phía sau URL cho đến khi tìm được. Chẳng hạn như bạn có thể thay thế www.abc.com/x/y/z.html bằng www.abc.com hoặc www.abc.com/x/y. Với cách này bạn sẽ biết được URL đang bị lỗi hoặc đã bị xóa.
5. Thay đổi máy chủ DNS
DNS (Domain Name System) là hệ thống quản lý và dịch tên miền thành địa chỉ IP, trang web sẽ xuất hiện lỗi 404 nếu bị nhà mạng chặn quyền truy cập hoặc DNS đã dừng hoạt động. Bạn nên thay đổi máy chủ DNS để khắc phục sự cố.
6. Truy cập trang web trên Google cache
Google Cache là bản sao lưu các trang web được lưu trữ bởi Google. Googlebot sẽ thu thập dữ liệu và lưu trữ các phiên bản trang web trong bộ nhớ cache. Khi bạn tìm kiếm một trang web, Google có thể hiển thị phiên bản trang web được lưu trữ trong bộ nhớ cache nếu phiên bản đó mới hơn phiên bản hiện tại trên trang web. Bạn có thể truy cập vào bộ nhớ cache của Google để truy cập trang web.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập phiên bản trang web được lưu trữ trong bộ nhớ cache của Google bằng cách thêm “cache:” vào trước URL của trang web.
7. Chuyển hướng trang
Người dùng sẽ nhanh chóng rời khỏi trang web khi bị lỗi 404 not found. Bạn nên chuyển hướng đến một trang web khác có nội dung tương tự để không gây ảnh hưởng.
- Chuyển hướng 301: Trang web đã được chuyển đi vĩnh viễn.
- Chuyển hướng 302: Trang web đã được chuyển đi tạm thời.
8. Truy cập vào các thư mục cấp
Trong một số trường hợp, lỗi 404 có thể xảy ra do trang web bạn muốn truy cập đã được di chuyển hoặc xóa, nhưng thư mục “cha” vẫn còn tồn tại. Cách khắc phục lỗi 404 not found là chọn từng cấp độ thư mục trong đường dẫn cho đến khi tìm được thông tin phù hợp.
Các công cụ kiểm tra lỗi 404 not found hiệu quả
Các bạn có thể tham khảo các công cụ miễn phí dưới đây để fix lỗi 404 not found kịp thời:
- Google Search Console: Giúp chủ sở hữu quản lý và theo dõi tình hình website trong chỉ mục tìm kiếm của Google hoàn toàn miễn phí.
- Online Broken Link Check: Bằng cách nhập URL của trang web, công cụ trực tuyến miễn phí này giúp bạn quét, kiểm tra và liệt kê các liên kết hỏng.
- Screaming Frog SEO Spider: Công cụ này cung cấp các chức năng phục vụ SEO như phân tích chỉ số website, kiểm tra liên kết, phát hiện lỗi 404 nhanh chóng,…
- Dead Link Checker: Chỉ cần nhập URL, công cụ này sẽ quét và báo cáo các liên kết không hoạt động.
- LinkChecker: Đây là công cụ giúp bạn kiểm tra lỗi 404 trên hệ điều hành Windows, Ubuntu, Linux,… và xử lý kịp thời các lỗi phát sinh.
- Check My Links: Đây một tiện ích mở rộng cho trình duyệt Chrome, bạn có thể kiểm tra lỗi 404 trực tiếp trên trang web đang truy cập.
- Xenu’s Link Sleuth: Công cụ này sẽ rà soát các liên kết từ trang này sang trang khác và trả về kết quả thống kê chi tiết. Nếu website có nhiều trang bị lỗi, công cụ sẽ tốn khá nhiều thời gian để kiểm tra.
- Internet Marketing Ninjas: Mang đến những thông tin giá trị để bạn tăng lượng truy cập website, tìm kiếm và khắc phục lỗi 404 nhanh chóng.
Kết luận
Lỗi 404 là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng trên website. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về lỗi 404 là gì, nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404 not found hiệu quả. Hãy kiểm tra website của bạn ngay hôm nay và đừng để lỗi 404 ảnh hưởng. Chúc bạn thành công.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.
Xem thêm: Schema là gì? Hướng dẫn 3 cách tạo Schema markup cho website