Mô hình holacracy là gì? Có hiệu quả không khi ai cũng làm chủ?

Holacracy là một mô hình quản trị được nhắc đến thường xuyên trong khoảng 10 năm gần đây. Khác với mô hình tổ chức doanh nghiệp phân cấp truyền thống, holacracy cho phép các nhóm nhân sự trong công ty có quyền làm chủ. Họ được trao quyền quyết định cách thức thực hiện công việc, miễn sao đạt mục tiêu. Vậy mô hình holacracy là gì, hoạt động ra sao, có thật sự hiệu quả? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!

holacracy là gì
Trong mô hình holacracy mỗi cá nhân đều có quyền làm chủ

Mô hình holacracy là gì?

Từ “holacracy” xuất phát từ “holon”. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu trong cuốn sách “The Ghost in the Machine” năm 1967 của Arthur Koestler.

Holon giống một tập con nhỏ trong một tập hợp lớn hơn. Một Holon là một đơn vị tự trị, nhưng vẫn phụ thuộc (một phần) vào tổng thể. Hậu tố -cracy có nghĩa là “được cai trị bởi”. Theo đó, mô hình holacracy là một tổ chức được cai trị bởi nhiều nhóm độc lập khác nhau.

holacracy là gì
Nhân viên tự xác định vai trò và trách nhiệm của mình trong mô hình holacracy

Mô hình quản trị holacracy được phát minh bởi Brian Robertson như một phương pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ý tưởng ban đầu là để các nhóm phát triển quan hệ, tạo môi trường cộng tác hiệu quả hơn. Theo đó, nhân viên trong công ty được tổ chức thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ tự xác định vai trò và trách nhiệm của mình.

Holacracy còn được gọi là mô hình quản trị toàn quyền. Nó được cấu trúc và phân phối quyền hạn theo mặt phẳng. Nhờ đó, nhân viên có thể tập trung vào công việc (các hoạt động cốt lõi) hơn là báo cáo và chờ đợi phản hồi của cấp trên.

holacracy là gì
Mỗi nhân viên tự điều hành công việc của mình như một doanh nhân thực thụ

Ngoài ra, mô hình quản trị holacracy còn cho phép nhân viên phát huy tối đa tính sáng tạo của mình. Sự bình đẳng về vị trí công việc giúp mọi người hợp tác thuận lợi hơn, nhờ đó các ý tưởng và chiến lược độc đáo được phát triển.

Mô hình holacracy hoạt động như thế nào?

Trong mô hình quản trị holacracy, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều vai trò thay mặt cho tổ chức. Các vai trò này có thể chồng chéo hoặc tách biệt giữa các vòng tròn khác nhau, trong một vòng kết nối lớn hơn của tổ chức.

Do đó, một cá nhân có thể nắm vai trò lãnh đạo trong vòng tròn này nhưng là người thực thi trong một hoặc nhiều vòng tròn khác mà họ tham gia. 

holacracy là gì
Mô hình quản trị holacracy

Mỗi vòng kết nối là hoàn toàn tự quản. Những người trong vòng tròn tự chỉ định vai trò và chịu trách nhiệm về lĩnh vực của mình trong tổ chức. Các vai trò kết nối được gọi là liên kết nằm trong nhiều vòng kết nối và đảm bảo rằng các vòng kết nối đó hoạt động phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu chung.

Xem thêm: Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp như thế nào? Bạn có hợp làm việc ở đây không?

Mô hình holacracy khác gì với mô hình phân cấp?

Phần lớn các công ty truyền thống hoạt động với cơ cấu tổ chức phân cấp. Trong đó, các cấp điều hành, quản lý phân phối hướng dẫn, mục tiêu,… tới các bộ phận, phòng ban và nhân viên bên dưới.

Tùy theo từng doanh nghiệp mà việc phân quyền có thể chặt chẽ hay lỏng lẻo. Nhưng nhìn chung, với mô hình phân cấp, cấp trên ra lệnh, cấp dưới thực thi. Khi có vấn đề phát sinh, cấp dưới cần báo cáo lại cho cấp trên. Sau đó họ mới có thể hành động. Như vậy, hầu hết nhân viên thực thi không có quyền quyết định.

holacracy là gì
Mô hình quản trị phân cấp truyền thống

Trong mô hình holacracy, mọi người đề có thể trở thành người ra quyết định. Vai trò quản lý có thể được chuyển giao. Anh A có thể là quản lý – người chịu trách nhiệm chính trong một nhóm tác vụ nhưng lại giữ vai trò thấp hơn trong một nhóm khác. Với mô hình quản trị holacracy, không ai được giao quyền ra quyết định vĩnh viễn.

Dưới đây là 3 điểm khác biệt chính giữa mô hình holacracy và mô hình quản trị phân cấp:

Vai trò holacracy là gì?

Trong các công ty truyền thống, mỗi nhân viên đều có một công việc cụ thể. Những yêu cầu công việc này hầu hết là cố định. Do đó, nhân viên giữ vị trí nào sẽ trở nên giỏi chuyên môn, nhưng họ không giỏi ứng biến khi phải thuyên chuyển sang vị trí khác hay phát sinh vấn đề mới.

holacracy là gì
Nhân viên trong mô hình holacracy có thể đảm nhận nhiều vai trò

Ngược lại, nhân viên trong cơ cấu tổ chức holacracy có các vai trò năng động hơn. Cách tiếp cận chính của phương pháp này là mỗi nhiệm vụ hiện tại được bố trí sao cho phù hợp với người đảm nhiệm. Các vai trò công việc liên tục thay đổi, và những cá nhân thực hiện đầu việc đó cũng luôn thay đổi.

Quyền hạn

Trong mô hình quản trị phân cấp truyền thống, lời nói của các nhà quản lý cấp cao vẫn là có trọng lượng nhất. Họ toàn quyết quyết định mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.

Trong mô hình holacracy, quyền hạn vẫn tồn tại. Tuy nhiên, thay vì quyền lực nằm trong tay một người nhất định thì được chia đều có các nhóm. Các nhóm thực thi có quyền tự chủ trong khuôn khổ công việc của mình.

Quy tắc làm việc của holacracy là gì?

holacracy là gì
Không còn quy tắc ngầm, holacracy đề cao tính minh bạch

Hầu hết các tổ chức đều có quy tắc (quy chế) làm việc thành văn và bất thành văn. Đặc biệt là trong các lĩnh vực có thể xảy ra tranh chấp quyền lực nội bộ. Trong khi đó, các tổ chức hoạt động theo mô hình holacracy đề cao tính minh bạch. Tất cả các quy tắc đều được thừa nhận công khai và giống nhau với tất cả mọi người. Mô hình quản trị này khuyến khích mọi người làm việc và cống hiến trên cơ sở bình bằng.

Ví dụ về mô hình quản trị holacracy là gì?

Nhờ hai cuốn sách của Tony Hsieh – Tỷ bán bán giày và Trải nghiệm Wow – mà Zappos (một công ty bán giày trực tuyến) được biết đến như là doanh nghiệp nổi tiếng nhất thực hiện mô hình quản trị holacracy. Hai cuốn sách này cũng giúp mọi người hiểu được holacracy là gì và áp dụng thực tế ra sao. Tại Zappos, nhân viên được khuyến khích xác định các vấn đề, cơ hội phát triển và đề xuất giải pháp. Mục đích của họ là trao quyền cho mọi nhóm suy nghĩ và hành động như một doanh nghiệp tự chủ.

holacracy là gì
Zappos nổi tiếng với mô hình quản trị holacracy

Ngoài ra, cũng còn rất nhiều doanh nghiệp khác cũng thực hiện thành công mô hình này.

Mercedes-Benz.io là ví dụ nổi tiếng khác. Đây là công ty con của gã khổng lồ ô tô, Mercedes-Benz. Họ tổ chức hoạt động bằng cách sử dụng cấu trúc đồng bộ trong khi làm việc trên các nền tảng tiếp thị trực tuyến và thương mại điện tử của Mercedes-Benz. Mỗi nhân viên là một chủ sở hữu chịu trách nhiệm về nhiều vai trò và hoạt động theo mô hình phân cấp phẳng.

Tại HolacracyOne – một công ty tư vấn và đào tạo doanh nghiệp – nhân viên được quyền đưa ra tất cả các quyết định xung quanh công việc cụ thể của mình. Cụ thể, họ có thể quyết định nên thâm nhập thị trường hoặc quốc gia mới nào. Họ cũng có quyền chọn địa điểm, quyết định ai là người đứng ra đào tạo khách hàng mới.

Một doanh nghiệp nổi tiếng khác cũng sử dụng mô hình holacracy là công ty i Semrush. Những người sáng lập muốn đảm bảo rằng sự đổi mới là trung tâm của văn hóa công ty, vì vậy họ đã chọn mô hình quản lý toàn quyền này. Đồng thời, họ cũng nhận xét holacracy vô cùng phù hợp với bối cảnh công việc hiện tại, khi mọi người thích làm việc tại nhà hơn ở công ty.

Xem thêm: Cần lưu ý ngay 5 điều sẽ khiến bạn rơi vào bế tắc trong công việc!

Holacracy có phải là mô hình làm việc của tương lai?

Nhìn chung, mô hình quản trị holacracy có một số lợi thế so với các mô hình khác. Ví dụ như:

  • Việc ra quyết định nhanh hơn và phi tập trung hơn
  • Tốc độ đổi mới cao hơn và hệ thống phân cấp phẳng hơn.
  • Bình đẳng hơn và có động lực hơn giữa các nhân viên, cũng như năng suất và tính linh hoạt cao hơn.

Tuy nhiên, mô hình này cũng có vài hạn chế. Đầu tiên, do nhân sự trong các nhóm thay đổi thường xuyên, mối quan hệ giữa các nhân viên có thể lỏng lẻo, gây khó khăn cho việc phối hợp sâu rộng. Ngoài ra, một số nhân viên cảm thấy áp lực do được trao quá nhiều quyền tự do, hoặc phải chịu trách nhiệm ra quyết định trong khi bản thân chưa sẵn sàng.

Trong các công ty có bề dày lịch sử, nhiều người tỏ ra hoài nghi khi nói đến những thay đổi về quyền lực. Các nhà quản lý cũng thường không sẵn sàng từ bỏ vai trò lãnh đạo và quyền điều hành của mình. 

Thế nhưng tại các công ty khởi nghiệp và tổ chức phi chính phủ, mô hình quản trị holacracy được chào đón Mô hình này giúp các tổ chức phản ứng nhanh chóng với những thay đổi và duy trì tính đổi mới trong điều kiện thị trường năng động. Đặc biệt, khi người lao động ngày càng yêu thích các chế độ làm việc từ xa và linh hoạt, holacracy dường như là lựa chọn phù hợp nhất cho môi trường làm việc phân tán.

Việc Làm 24h hy vọng bài viết trên đã giải đáp được cho bạn về holacracy là gì, hoạt động ra sao, có thật sự hiệu quả? Thường xuyên theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để cập nhật những kiến thức mới mẻ về môi trường làm việc nhé!

Xem thêm: Thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, người tìm việc hết sức cẩn thận!

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục