Hơn 90% chúng ta từng nhìn thấy chữ brainstorming (tính cả lần này). Hơn 70% chúng ta từng tham gia brainstorming để thảo luận. 10% chúng ta từng lãnh đạo buổi brainstorming. Nhưng bao nhiêu % người đã brainstorming hiệu quả và đúng cách? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nghĩ đúng, hiểu đúng và làm đúng để phát huy tối đa sức mạnh của phương pháp brainstorming nhé!
1. Brainstorming là gì?
Từ “Brainstorm” được phát minh bởi ông trùm ngành quảng cáo Alex Faickney Osborn, xuất hiện đầu tiên trong quyển sách của ông từ những năm 1948. Osborn, sau khi gặp phải vấn đề về ý tưởng quảng cáo từ sự bế tắc của lớp nhân viên, đã quyết định gom tất cả bọn họ vào một phòng và vắt kiệt bất cứ ý tưởng nào được nêu ra. Brainstorming được sử dụng nhiều vào thời điểm gần năm 2010 với định nghĩa như sau:
Là quá trình sáng tạo nhằm tìm ra giải pháp hoặc ý tưởng mới thông qua hoạt động trao đổi của nhóm một cách “kịch liệt” và “tự do”. Mỗi thành viên đều được khuyến khích nghĩ đến đâu, nó đến đó và tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, cho dù ý nghĩ đó điên rồ hay kém khả thi thế nào đi chăng nữa. Việc phân tích, bàn luận hoặc chỉ trích/bình luận và chỉ được phép thực hiện khi buổi họp này kết thúc và chuyển sang giai đoạn đánh giá kết quả. Quá trình này đòi hỏi luật lệ và trình tự nhất định mới đảm bảo được độ thành công.
Xem thêm: Design Thinking là gì? Quy trình ứng dụng Design Thinking để làm việc hiệu quả
2. Lợi ích của Brainstorming
Tiếng Anh có câu thành ngữ “Two heads are better than one” – tạm dịch là “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đại ý là nhiều người cùng suy nghĩ thì luôn hiệu quả hơn một cá nhân, cả về thể lực lẫn trí tuệ. Sự đa dạng về lối suy nghĩ, trí tuệ, kinh nghiệm, cách nhìn và văn hóa của các cá nhân trong nhóm tạo điều kiện cho một loạt ý tưởng đa chiều được sản sinh ra. Đây là một trong những trường hợp mà số lượng quan trọng hơn chất lượng. Chính nhờ một khối dữ liệu lớn về giải pháp mà nhóm có thể gọt giũa hoặc lựa chọn ra giải pháp/ý tưởng vẹn toàn nhất.
Một số người nhầm tưởng chỉ có một số ngành như marketing, truyền thông, báo chí hay công việc thiết kế thời trang mới cần sáng tạo và phải sử dụng brainstroming nhưng thật sự kỹ thuật này có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều ngành nghề khác nhau.
Xem thêm: TOP 5 website tìm kiếm ý tưởng sáng tạo cho dân văn phòng khi bí idea
3. Luật Brainstorming
Theo Osborn, quá trình brainstorming phải tuân thủ những luật sau:
- Số lượng tối ưu cho một nhóm chỉ nên ở mức 5 – 7 người.
- Tất cả mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp ý tưởng.
- Không được phép chỉ trích hoặc bác bỏ bất cứ ý tưởng nào trong quá trình này.
- Những ý tưởng có phần phá cách, mới lạ được khuyến khích.
- Việc phát triển ý tưởng của mình dựa trên ý tưởng của người khác cũng được khuyến khích.
- Càng nhiều ý tưởng được thốt ra, càng đa dạng về nội dung, cách tiếp cận càng tốt.
- Các ý tưởng này đều phải được ghi lại (tôi có sở thích viết lên cửa sổ).
- Sau khi cả nhóm cạn kiệt ý tưởng mới, mỗi một ý tưởng sẽ được đánh giá công bằng trên ưu/nhược điểm, tính khả thi, lợi ích, tính áp dụng thực tế… của chúng.
4. Trạng thái tâm lý khi sử dụng phương pháp Brainstorming
Brainstorming không đơn giản là ngồi vào bàn và úm ba la, bạn có thể tuôn trào một loạt các sáng kiến. Nó đòi hỏi sự tập trung và dẻo dai về đầu óc rất lớn. Đây là “trạng thái brainstorm-ready”:
- Các thành viên phải tỉnh táo về đầu óc. Nghĩa là họ không được làm hoạt động gì gây kiệt quệ đầu óc trước đó.
- Các thành viên phải tập trung 100%. Mọi người không được phép sử dụng điện thoại, mở laptop trong những buổi này.
- Các thành viên phải sảng khoái về tinh thần. Vì vậy, sếp không nên trách mắng, phê bình nhân viên trước khi bước vào thực hiện.
- Đầu óc và thể lực của thành phần tham gia phải tươi mới. Nên tránh các ngày bận rộn, mọi hoạt động trước đó phải được hoàn thành hoặc loại bỏ ra khỏi đâù.
- Thời gian brainstorming không nên quá 1 tiếng đồng hồ. Thật ra hoạt động này rất đòi hỏi trí lực, và thường sức người chỉ chịu được 30 phút (với nhân viên mới) cho đến 90 phút (nhân viên có kinh nghiệm).
Xem thêm: Take note là gì? Bật mí những cách take note hiệu quả, dễ hiểu
5. Những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp Brainstorming
Bao nhiêu người tham gia brainstorming là vừa?
Con số lý tưởng là từ 5 đến 7 người. Nếu ít hơn sẽ khó mà thành lập một ngân hàng ý tưởng đa dạng. Còn lớn hơn 10 thì không khéo biến thành cái chợ mất, ý tưởng đánh nhau chan chát ấy chứ.
Nên brainstorming trong bao lâu?
Cái này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vấn đề, nhưng thông thường thì 2 tiếng là đủ. Một buổi brainstorm ngắn gọn nhưng hừng hực khí thế thì hiệu quả hơn nhiều so với buổi brainstorm dài lê thê mà ai cũng uể oải.
Làm thế nào để ghi chép ý tưởng?
Cách làm truyền thống là viết thành sơ đồ hình cột hoặc chia nhánh và đánh số thứ tự. Nhưng có một cách được ưa chuộng hơn cả là ghi từng ý tưởng vào từng tờ giấy take-note. Còn cách thứ ba là sử dụng phần mềm, một người sẽ đánh ý tưởng vào máy tính để rồi sau đó chiếu lên màn hình rộng cho mọi người cùng xem.
Dựa vào tiêu chí nào để đánh giá ý tưởng?
Trước khi tiến hành brainstorm bạn cần đưa ra tiêu chí rõ ràng để lựa chọn ý tưởng, thông thường tiêu chí là bạn phải trở thành fan hâm mộ của ý tưởng đó, nghĩa là ý tưởng phải Feasible, Attractive and Novel (khả thi, hấp dẫn và mới lạ).
Hãy kết hợp và sử dụng phương pháp brainstorming đúng lúc để khai thác nó một cách hiệu quả nhất. Tập thành thói quen thúc đẩy não làm việc hết sức khi cần ý tưởng. Hãy nhớ rằng một ý tưởng tốt là bước đầu tiên để có một tác phẩm hoàn hảo!
Xem thêm: Hiệu ứng Matthew là gì? Liệu có thực sự người giàu sẽ càng giàu hơn?