Brand Asset là gì? Cách xác định Brand Asset cho doanh nghiệp

Brand Asset giúp xây dựng nhân thức về thương hiệu cho khách hàng. Bao gồm nhiều yếu tố khác nhau: tên thương hiệu, logo, màu sắc thương hiệu, phong cách thiết kế sản phẩm,… Trong bài này, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu Brand Asset là gì. Làm thế nào để bạn xác định được Brand Asset cho thương hiệu của mình và – vô cùng quan trọng – chiến lược giúp bạn khai thác hiệu quả. 

Brand Asset là gì?

Đây là tài sản thương hiệu, thể hiện bản sắc doanh nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu. Bao gồm phông chữ, màu sắc, hình ảnh, biểu tượng liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Chúng được kết hợp với nhau để tạo nên “bộ nhận diện thương hiệu”.

brand asset
Brand Asset gồm nhiều yếu tố khác nhau.

Được thiết kế tốt mang lại trải nghiệm nhất quán, thống nhất và đưa thương hiệu lên vị trí hàng đầu trong tâm trí khách hàng. Khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra thương hiệu của bạn, không nhầm lẫn với đối thủ cạnh tranh.

Một số Brand Asset thường gặp là:

Logo là Brand Asset quan trọng nhất của thương hiệu. Mọi người lưu giữ thông tin tốt hơn khi nó được ghép nối với một hình ảnh có liên quan. Logo chính là hình ảnh đầu tiên giúp khách hàng nhận ra thương hiệu và bắt đầu xây dựng kết nối cảm xúc với doanh nghiệp của bạn.

Xem thêm: Brand Archetype là gì? Bí quyết thành công của các thương hiệu hàng đầu thế giới

Màu sắc thương hiệu

688
Màu sắc độc đáo cũng tạo nên ấn tượng sâu sắc với khách hàng.

Hơn 90% ấn tượng ban đầu đến từ màu sắc. Khi chọn màu sắc, hãy nghiên cứu kỹ ý nghĩa của chúng để đảm bảo phù hợp với định vị thương hiệu và sở thích của khách hàng mục tiêu.

Tagline

Một tagline (khẩu hiệu) hấp dẫn, khi được kết hợp với logo và bảng màu cụ thể có thể tạo nên một là Brand Asset mạnh mẽ, là chìa khóa thành công cho mọi chiến dịch tiếp thị và biến thương hiệu của bạn thành một cái tên quen thuộc. Chỉ một dòng nhỏ “Hãy nói theo cách của bạn”, “Đi để trở về”, “Nâng niu bàn chân Việt”,… cũng đủ để bạn nhận ra tên thương hiệu.

brand asset
Các đoạn intro video cũng có thể trở thành Brand Asset

Lợi ích

Đầu tiên, chúng có thể giúp tăng cường hiệu quả quảng cáo. Bằng cách sử dụng độc đáo, các chiến dịch quảng cáo sẽ hiệu quả hơn.

brand asset
Brand Asset được sử dụng nhất quán trong toàn bộ chiến dịch marketing.

Bạn cũng có thể tận dụng Brand Asset để tăng chuyển đổi bán hàng. Hành trình của người mua ngày càng phức tạp và điều đó có nghĩa là các mẩu quảng cáo có thể bị lãng quên vào thời điểm người mua ra quyết định.

Sử dụng xuyên suốt Brand Asset trên hành trình khách hàng, bạn sẽ tạo được liên kết nhất quán giữa các thông điệp quan trọng. Từ đó, giúp người tiêu dùng dễ dàng liên kết các lợi ích và đề xuất giá trị với thương hiệu của bạn tại thời điểm mua hàng.

Cách xác định Brand Asset

brand asset
Brand asset phải vừa độc đáo, vừa được nhiều người biết đến.

Không chỉ là màu sắc hay logo thương hiệu. Bất cứ yếu tố dễ nhận biết, thể hiện bản sắc doanh nghiệp đều có thể được phát triển thành Brand Asset. Chúng có thể bao gồm các linh vật, intro video, âm nhạc, trang blog, khóa học trực tuyến, kiến trúc đặc trưng của các cửa hàng,… Nhưng không phải yếu tố nào liên quan tới thương hiệu cũng đủ tiêu chuẩn để phát triển.

Brand Asset phải đảm bảo được hai tiêu chí quan trọng sau:

  • Độc đáo: yếu tố đó sẽ tự động được liên kết với thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, không nhầm lẫn đối thủ cạnh tranh.
  • Nổi tiếng: hầu hết hoặc tất cả người tiêu dùng đều nhận ra yếu tố này và nó đại diện cho thương hiệu của bạn.
brand asset
Brand Asset giúp bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.

3 bước giúp bạn xác định đâu có thể là Brand Asset cho thương hiệu:

Lên danh sách các yếu tố thương hiệu hiện tại của bạn.

Lập danh sách các yếu tố thương hiệu mà bạn tin rằng có thể là Brand Asset. Bao gồm các yếu tố gắn liền với thương hiệu của bạn trong một thời gian dài nhưng không còn được sử dụng nữa, cũng như các ý tưởng mà bạn có thể phát triển cho tương lai.

Thu thập dữ liệu

Đối với bước này, bạn sẽ cần hỏi khách hàng mục tiêu xem yếu tố nào trong danh mục trên mà họ cảm thấy có liên kết với thương hiệu nhất. Bạn cũng nên thu thập các dữ liệu khác như họ có thường xuyên sử dụng sản phẩm của bạn không, trong thời gian bao lâu và những dữ liệu nhân khẩu học khác.

Diễn giải dữ liệu

Bao nhiêu phần trăm người tiêu dùng thích một yếu tố cụ thể trong danh sách ở bước 1 và nó liên kết với họ như thế nào? Yếu tố nào đặc biệt hơn yếu tố tương tự của đối thủ cạnh tranh?

brand asset
Phân tích dữ liệu để xác định chiến lược thương hiệu tốt nhất.

Câu trả lời cho những câu hỏi như thế này cho biết yếu tố nào nổi bật hơn. Hãy chấm điểm các yếu tố thương hiệu dựa trên phản hồi của khách hàng và sử dụng kết quả đó để xác định đâu là Brand Asset của bạn.

Lưu ý tuyệt đối không sử dụng các yếu tố có khả năng gây nhầm lẫn hoặc liên tưởng đến đối thủ cạnh tranh của bạn.

Xem thêm: Bách khoa toàn thư về ma trận BCG trong Marketing

Khai thác Brand Asset hiệu quả

Bây giờ bạn đã xác định được Brand Asset đặc biệt của mình, làm thế nào bạn có thể tận dụng tốt nhất những yếu tố độc đáo đó? Dưới đây là những phương pháp hiệu quả để bạn tiếp tục phát triển và gặt hái thành công.

brand asset
Liệt kê tất cả các yếu tố liên quan đến thương hiệu để tìm kiếm Brand Asset
  • Đầu tiên, hãy sử dụng chúng một cách nhất quán. Để duy trì sự liên kết thương hiệu đó trong tâm trí người tiêu dùng, hãy sử dụng Brand Asset của bạn liên tục và thống nhất trên tất cả  chiến dịch tiếp thị, kênh và điểm chạm.
  • Giữ cho Brand Asset dễ dàng truy cập với mọi phòng ban. Hãy đảm bảo rằng ai cũng có thể tiếp cận và được sử dụng chúng. Hãy giúp các nhóm tiếp thị, bán hàng và sáng tạo nội dung của bạn dễ dàng định vị và khai thác các bộ nhận dạng thương hiệu.
  • Tin tưởng khách hàng của bạn. Ngay cả khi đội ngũ Marketing nói rằng họ có ý tưởng độc đáo, bạn phải luôn dựa vào phản hồi thực tế từ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Phản hồi của người tiêu dùng là cách duy nhất để đánh giá sức mạnh thực sự.
  • Sử dụng các yếu tố thương hiệu giống nhau cả trên Internet và cửa hàng truyền thống. Nếu bạn sử dụng một số Brand Asset nhất định trong bao bì sản phẩm của mình, thì những yếu tố đó cũng phải xuất hiện nhất quán trong các chiến dịch Marketing số.
  • Theo dõi đối thủ cạnh tranh của bạn. Không có gì lạ khi đối thủ cạnh tranh chiếm đoạt các yếu tố thương hiệu, đặc biệt là những yếu tố không được bảo vệ bản quyền.
brand asset
Brand Asset giúp xây dựng các liên kết sâu sắc với khách hàng mục tiêu.
  • Giới thiệu Brand Asset mới một cách thông minh. Nếu bạn đang phát triển mới, hãy luôn sử dụng chúng cùng với tên thương hiệu cho đến khi bạn đánh giá được liệu Brand Asset mới có liên kết với khách hàng hay không. Chỉ khi yếu tố đó đạt điểm cao về cả mức độ nổi bật và tính độc đáo thì mới được sử dụng độc lập. Tuy nhiên, trước khi bạn giới thiệu một Brand Asset mới, bạn nên đánh giá lại lần nữa để đảm bảo rằng chúng không có mối liên hệ nào với các đối thủ cạnh tranh.

Như vậy bạn đã biết Brand Asset là gì và các bước xác định một yếu tố thương hiệu có tiềm năng trở thành Brand Asset. Tóm lại, đây là tài sản thương hiệu truyền đạt bản sắc doanh nghiệp giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận ra. Chúng tạo nên sự khác biệt cho một thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh và phát triển mối liên hệ gắn bó bền vững với khách hàng.

Theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích cùng các cơ hội việc làm hấp dẫn về Marketing nói riêng và nghề nghiệp nói chung nhé!

Xem thêm: Brand Loyalty là gì? Hé lộ bí mật thành công đằng sau các thương hiệu hàng đầu

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục