Brand Attribute là gì? Brand Attribute quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp?

Marketers hay chủ doanh nghiệp đều muốn ghi dấu thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Để đạt được điều này, thương hiệu cần có thuộc tính rõ ràng, gọi là Brand Attribute. Vậy cụ thể Brand Attribute là gì và làm thế nào để khách hàng không chỉ lướt qua lướt qua mà lưu giữ thương hiệu trong tâm trí? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Brand Attribute là gì?

Brand Attribute hay còn được gọi là thuộc tính thương hiệu. Thuật ngữ này dùng để chỉ tất cả những điểm nhận dạng thương hiệu  bao gồm lý tính và phi lý tính (ví dụ hình dáng logo, màu sắc, văn phong truyền thông, tính cách, giá cả,.. Brand Attribute có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự khác biệt và nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Như TH True Milk đã nhanh chóng xâm chiếm thị trường với thuộc tính sữa sạch và thiên nhiên. Hay khách hàng luôn nhớ đến Apple với logo quả táo cắn dở, thiết kế sang trọng cùng những tính năng mượt mà khi trải nghiệm sản phẩm. 

brand attribute
Brand Attribute là tất cả những điểm nhận dạng mà khách hàng nhớ về thương hiệu

Brand Attribute quan trọng như thế nào?

Đầu tiên khi thương hiệu sở hữu Brand Attribute sẽ hình thành giá trị thương hiệu và nổi bật so với đối thủ. Một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín, sản phẩm chất lượng cao sẽ đạt sự công nhận và được người dùng chia sẻ với mọi người. Khi tạo dấu ấn để người dùng ghi nhớ các key Brand Attribute, doanh nghiệp có thể tác động tới hành vi mua hàng của họ. Lúc đó, danh tiếng hay uy tín của thương hiệu sẽ mang đến nhiều lợi ích như tăng lượt mua hàng, có được sự trung thành của người dùng…

brand attribute
Xây dựng Brand Attribute góp phần làm tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Hơn thế nữa, Brand Attribute còn có vai trò không thể thiếu trong tiếp thị. Một khi doanh nghiệp xác định được thuộc tính thương hiệu, các Marketer sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn chiến lược định vị phù hợp và phát triển bản sắc thương hiệu rõ ràng. Đồng thời cũng giúp nhà tiếp thị có những phương pháp và công cụ quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất. Do đó, các hoạt động tiếp thị và bán hàng đều có tính đồng nhất, hướng đến mục tiêu kinh doanh chung.

Sau khi tìm hiểu, Brand Attribute có vẻ giống với Brand Personality (tính cách thương hiệu), tuy nhiên đây là 2 khái niệm khác biệt.

Xem thêm: Brand Strategy là gì? Tiết lộ 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công

Brand Attribute và Brand Personality khác nhau như thế nào? 

Brand Attribute là những thuộc tính thương hiệu. Người tiêu dùng nhận biết những đặc điểm này khi nhìn vào doanh nghiệp một cách tổng thể. Một thương hiệu đều có các thuộc tính “lý tính” (hard attributes) và  “phi lý tính”(soft attributes). Ví dụ logo, slogan, trang web là thuộc tính lý tính. Tính nhất quán, độ tin cậy, sự độc đáo là các thuộc tính phi lý tính.

brand attribute
Logo là hard attributes

Brand Personality là tính cách thương hiệu. Tính cách thương hiệu gợi lên những cảm xúc, lòng yêu mến để tác động đến quyết định mua hàng của người dùng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm từ một thương hiệu có tính cách tương tự với họ. Có nhiều loại tính cách khác nhau như tinh tế, chân thành, sôi nổi, mạnh mẽ…

brand attribute
Có nhiều tính cách thương hiệu khác nhau

Làm thế nào để xác định Brand Attribute?

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xác định các thuộc tính thương hiệu chuẩn xác:

1. Biết khách hàng là ai

Đây là vấn đề mà hầu như trong bất kỳ hoạt động nào của Marketing đều phải thực hiện. Vì khách hàng chính là trung tâm của tất cả  hoạt động Marketing, trong đó có đặc tính thương hiệu. Đừng quên rằng khách hàng thường bị thu hút bởi những thương hiệu có thuộc tính mà họ dễ dàng liên tưởng. Bằng cách phác thảo chi tiết về đối tượng mục tiêu, bạn sẽ hiểu rõ hơn về insight khách hàng và biết cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. 

2. Sử dụng phép so sánh

Thông qua việc so sánh thương hiệu của bạn với yếu tố khác, bạn sẽ khám ra những đặc tính mới. Ví dụ, bạn có thể so sánh thương hiệu với các thể loại phim, thương hiệu của bạn giống phim tình cảm hay phim hài hơn, bạn muốn chia sẻ điều gì của thương hiệu với công chúng? Hãy suy nghĩ về cách hoàn thành câu này để khám phá nhiều hơn: thương hiệu của tôi giống như……

3. Xác định cảm xúc bạn mong muốn thương hiệu gợi lên

Theo khảo sát, khách hàng tin tưởng các thương hiệu có liên tưởng cảm xúc tích cực cao gấp 8,4 lần và có khả năng mua nhiều sản phẩm hơn từ các thương hiệu này. Trên thực tế, những quảng cáo gợi lên phản ứng cảm xúc có thể làm tăng 23% doanh số bán hàng.

Cảm xúc thương hiệu là cách tạo sự khác biệt với đối thủ, thúc đẩy kết nối và phát triển lòng trung thành của khách hàng. Về phương diện này, các doanh nghiệp có sự khác biệt. Ví dụ một số thương hiệu có thể khơi dậy cảm giác phiêu lưu trong khi những thương hiệu khác giúp khách hàng cảm thấy yên bình. Do đó hãy xem xét những cảm xúc nào mà khách hàng hướng tới hoặc liên kết với thương hiệu của bạn như hạnh phúc, vui vẻ, được thấu hiểu…

brand attribute
Coca Cola – một thương hiệu được xây dựng dựa trên cảm giác vui vẻ và tình bạn 

4. Xác định những từ ngữ mô tả đúng nhất về thương hiệu

Cuối cùng, bạn cần phác thảo những gì xác định thương hiệu thông qua các tính từ mô tả đặc tính. Mẹo ở đây là hãy xem thương hiệu như một con người và bạn sẽ miêu tả người đó như thế nào. Ngoài ra, cần xác định các thông tin sau để nhận diện thương hiệu rõ hơn:

– Đặc trưng

– Giá trị cốt lõi

– Mục tiêu

– Văn hóa

Các Brand Attribute cần phải phản ánh những giá trị mà doanh nghiệp đã đề ra trong sứ mệnh.

Sau khi thực hiện những điều trên, bạn sẽ có một danh sách dài các thuộc tính thương hiệu. Hãy chọn những từ thích hợp nhất với đặc điểm, nhu cầu và vấn đề của khách hàng. Bằng cách này, bạn có thể xác định các Brand Attribute chuẩn xác cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Brand Positioning là gì? Bật mí 12 bước xây dựng định vị thương hiệu thành công

Ví dụ về các thuộc tính thương hiệu

Levi’s

Độc đáo, chất lượng và can đảm là những Brand Attribute tạo nên thương hiệu Levi’s. Đơn giản nhưng hiệu quả, mục tiêu của Levi’s là mang đến sự tin tưởng, tự hào cho khách hàng mục tiêu. Quần jean Levi’s chất lượng và bền bỉ, bạn có thể mặc đi học, đi làm hoặc sửa chữa nhà cửa, làm vườn. Levi’s đã thành công trong việc biến quần denim màu xanh dành cho trẻ vị thành niên thành trang phục mà mọi người mặc hàng ngày. Ngoài ra, Brand Attribute của Levi’s là lấy người dùng làm trung tâm và do đó tập trung nhiều hơn vào tính nhất quán hơn là chạy theo xu hướng. Chẳng hạn thay vì chỉ thúc đẩy người dùng mua quần jean mới, Levi’s sẽ sửa lại quần cũ với giá rẻ.

brand attribute
Levi’s đã thành công trong việc xây dựng các Brand Attribute trong tâm trí khách hàng

Apple

Brand Attribute của Apple ít tập trung vào sản phẩm mà là những lợi ích mà sản phẩm mang lại. Apple không muốn bạn nghĩ rằng bạn chỉ mua một chiếc điện thoại thông minh mà thay vào đó là một chiếc iPhone có thiết kế đẹp, dễ dàng sử dụng và các tính năng giúp bạn giao tiếp, kết nối tốt hơn với mọi người. Cuối cùng, thương hiệu tập trung vào việc làm cho cuộc sống của khách hàng tốt hơn và thú vị hơn.

brand attribute
Apple đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí người dùng bằng những Brand Attribute 

Nếu yêu thích và định hướng theo đuổi Brand Marketing, bạn không thể bỏ qua Brand Attribute, thậm chí còn cần hiểu một cách sâu sắc. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về đặc tính thương hiệu và có ý tưởng mới cho Brand Attribute của doanh nghiệp. Để theo dõi những chủ đề và việc làm hấp dẫn khác, đừng quên truy cập Việc Làm 24h nhé!

Xem thêm: Brand Loyalty là gì? Hé lộ bí mật thành công đằng sau các thương hiệu hàng đầu

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục