Brand Voice: Xây dựng tiếng nói thương hiệu nổi bật trên thị trường

Trong cuộc chiến giữa các thương hiệu, bạn mong muốn thương hiệu của mình sẽ tạo nên ấn tượng sâu sắc với khách hàng – cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng? Giải pháp dành cho bạn là hãy xây dựng một Brand Voice (tiếng nói thương hiệu) độc đáo, mạnh mẽ. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về Brand Voice qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu tổng quan về Brand Voice

Brand Voice là gì?

Brand Voice (tiếng nói thương hiệu) là thuật ngữ dùng để chỉ giọng điệu thương hiệu, là khía cạnh tính cách mà thương hiệu bộc lộ qua cách truyền đạt của mình. Đóng vai trò như một quy chuẩn phát ngôn, quyết định thương hiệu nói gì và nói như thế nào.

brand voice
Đây là thuật ngữ phổ biến trong Marketing

Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ nhận diện thương hiệu, tạo dựng mối liên kết với khách hàng và phân biệt thương hiệu với những đối thủ cạnh tranh. Một Brand Voice thành công sẽ đảm bảo được kết hợp hài hòa giữa các yếu tố như tính chuyên nghiệp, nhất quán, khác biệt và thân thiện. 

Xem thêm: Tung hoành trong lĩnh vực Marketing với 21 thuật ngữ Brand Marketing quan trọng

Vì sao Brand Voice lại quan trọng?

Có vai trò rất quan trọng đối với thương hiệu. Thông qua tiếng nói của mình, thương hiệu có thể tạo dựng được bộ nhận diện độc đáo và gây ấn tượng mạnh trong mắt khách hàng. Hơn hết, khi xây dựng Brand Voice hiệu quả, thương hiệu của bạn sẽ trở nên độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Đây cũng là yếu tố giúp thương hiệu tạo nên sự tương tác tích cực với khách hàng. Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng mục tiêu và định hướng giá trị cốt lõi của thương hiệu, doanh nghiệp bạn sẽ chạm đến cảm xúc của khách hàng tốt hơn. 

brand voice
Doanh nghiệp nào cũng cần tạo Brand Voice cho riêng mình

4 yếu tố hình thành Brand Voice

Là một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing của một doanh nghiệp. Để xây dựng được một Brand Voice hiệu quả, bạn cần chú ý đến 4 yếu tố cốt lõi, bao gồm:

  • Tính nhất quán với thông điệp thương hiệu.
  • Tính chuyên nghiệp.
  • Tính khác biệt.
  • Tính gần gũi, thân thiện.

1. Tính nhất quán với thông điệp thương hiệu

Brand Voice của doanh nghiệp cần phản ánh đầy đủ và nhất quán với thông điệp thương hiệu. Những từ ngữ, cách diễn đạt, phong cách viết, âm điệu, trình tự từ,…, cần phù hợp với giá trị và tôn chỉ của thương hiệu.

Xem thêm: Brand Asset là gì? Cách xác định Brand Asset cho doanh nghiệp

brand voice
Brand Voice được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau

2. Tính chuyên nghiệp

Brand Voice cần phản ánh tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp, tạo sự uy tín và độ tin cậy. Sử dụng ngôn ngữ và phong cách viết đúng ngữ pháp, tránh sử dụng các từ ngữ thô tục, lộn xộn, sai chính hoặc ngữ pháp.

3. Tính khác biệt

Brand Voice cần phản ánh sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Từ ngữ, phong cách viết, âm điệu cần phản ánh sự khác biệt này, giúp khách hàng nhận ra thương hiệu của doanh nghiệp là độc nhất vô nhị.

4. Tính thân thiện, gần gũi

Brand Voice cần thân thiện, gần gũi. Yếu tố này giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp cận với thương hiệu. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi, phong cách viết thân thiện, cộng hưởng cùng sự tư vấn, hướng dẫn tận tình từ các chuyên gia sẽ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

brand voice
Doanh nghiệp kết nối với khách hàng hiệu quả

5 bước giúp thương hiệu có tiếng nói trên thị trường

Xây dựng và phát triển Brand Voice cho thương hiệu là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư, theo dõi chặt chẽ. Dưới đây là 5 bước giúp bạn tạo nên một Brand Voice mạnh mẽ, hiệu quả cho doanh nghiệp.

Bước 1: Định hình giá trị cốt lõi của thương hiệu

Giá trị cốt lõi là nền tảng. Yếu tố này đại diện cho tầm nhìn, sứ mệnh của thương hiệu. Việc xác định giá trị cốt lõi giúp cho thương hiệu nhận định được hướng đi, phong cách, cách thức giao tiếp, các thông điệp quảng bá và phương thức tương tác với khách hàng.

Bước 2: Lựa chọn phong cách ngôn ngữ phù hợp

Để phát triển cho thương hiệu, bạn cần phải lựa chọn phong cách ngôn ngữ phù hợp. Về cơ bản, phong cách ngôn ngữ cần phù hợp với giá trị cốt lõi của thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu. Một số phong cách ngôn ngữ thường gặp là: trang nhã, vui nhộn, nghiêm túc, truyền cảm hứng hoặc gần gũi.

Xem thêm: Brand Attribute là gì? Brand Attribute quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp?

brand voice
Một số phong cách ngôn ngữ thường gặp là: trang nhã, vui nhộn, nghiêm túc, truyền cảm hứng hoặc gần gũi.

Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Để phát triển Brand Voice, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu mà thương hiệu muốn theo đuổi. Nếu muốn tiếp cận với với người trẻ tuổi, Brand Voice của bạn phải truyền tải thông điệp theo hướng trẻ trung, hài hước. Ngược lại, nếu đối tượng khách hàng mục tiêu là người trung niên, phong cách ngôn ngữ của bạn cần được điều chỉnh theo hướng trang nhã, chỉn chu.

Bước 4: Xây dựng hình ảnh thương hiệu đồng nhất trên kênh truyền thông

Để Brand Voice thật sự gây ấn tượng với khách hàng, bạn nên xây dựng hình ảnh thương hiệu đồng nhất trên các kênh truyền thông. Ví dụ, phong cách ngôn ngữ trên trang web, mạng xã hội và Email Marketing phải nhất quán với nhau để tạo ra một ấn tượng đồng nhất trong lòng khách hàng.

Bước 5: Đo hiệu quả của Brand Voice

Cuối cùng, bạn cần đo đạc và đánh giá toàn bộ quy trình xây dựng Brand Voice cho thương hiệu của mình. Với bước này, bạn có thể xác định được mức độ thành công. Bạn cần thực hiện 3 bước sau để đánh giá hiệu quả của chiến lược:

  • Theo dõi hoạt động truyền thông.
  • Thu thập phản hồi từ khách hàng.
  • Dùng công cụ đo lường tính hiệu quả.

Dựa trên những thông tin thu thập được, bạn sẽ xác định chính xác vị thế của Brand Voice trong tâm trí khách hàng. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh, thay đổi chiến lược xây dựng.

Các thương hiệu nổi tiếng ứng dụng thành công Brand Voice

Trên thực tế, bạn có thể nhận diện được sức mạnh thông qua những thương hiệu nổi tiếng và thành công như Apple, Nike và Coca-Cola.

Apple

Apple đã xây dựng một Brand Voice cực kỳ tối giản và hiệu quả. Thương hiệu này đặt trọn tâm huyết vào thiết kế sản phẩm và trải nghiệm người dùng. Với mỗi thông điệp quảng cáo, họ đều giữ nguyên phong cách một phong cách, đó là gần gũi và khơi gợi cảm xúc tốt đẹp trong tâm trí khách hàng. Kết quả là, Apple đã tạo ra một cộng đồng fan hâm mộ rất trung thành.

brand voice
Brand Voice của Apple luôn gần gũi và tích cực

Nike

Thương hiệu thể thao Nike đã chọn một Brand Voice thể hiện tinh thần chiến đấu và nhiệt huyết. Nike luôn khuyến khích người dùng tìm kiếm sự thành công, vượt qua giới hạn và cống hiến hết mình trong cuộc sống. Từ các chiến dịch quảng cáo đầy cảm hứng đến những sản phẩm mới, Brand Voice của Nike đã giúp thương hiệu này trở thành biểu tượng của niềm đam mê và tinh thần nỗ lực mạnh mẽ.

Coca-Cola

Thương hiệu Coca-Cola đã tạo ra một Brand Voice giúp người tiêu dùng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Thông điệp của thương hiệu mang đậm màu sắc kết nối và hoà quyện, tạo ra một cảm giác kỷ niệm đáng nhớ cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Từ hình ảnh biểu tượng cổ điển đến các chiến dịch quảng cáo đầy thú vị, Coca-Cola đã thành công xây dựng cho thương hiệu của mình.

brand voice
Brand Voice cần đồng điệu với phong cách thương hiệu

Nhìn chung, đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của hành trình xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng và phát triển cần được đặt lên hàng đầu trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Qua bài viết trên, Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ Brand Voice là gì cũng như cách xây dựng hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi Việc Làm 24h để đón đọc những bài viết thú vị liên quan đến xây dựng thương hiệu cùng các cơ hội việc làm hấp dẫn bạn nhé!

Xem thêm: Trắc nghiệm MI: Bạn có trí thông minh nổi trội trong lĩnh vực nào?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục