Business Model là gì? 9 yếu tố cần có trong Business Model Canvas

Bạn có một ý tưởng kinh doanh mới hay muốn cải thiện mô hình kinh doanh hiện tại nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu để có bản kế hoạch hoàn thiện? Vậy thì hãy trang bị ngay những kiến thức về Business Model Canvas, công cụ hữu ích này sẽ mang đến giải pháp cho bạn. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây!

Business Model là gì?

Business Model là mô hình kinh doanh. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành kinh tế và chưa có sự thống nhất nào về mặt định nghĩa. Nhìn chung, có thể hiểu Business Model là một kế hoạch mô tả cách doanh nghiệp dự định tạo ra lợi nhuận với dựa trên sản phẩm đang kinh doanh là gì, sử dụng những nguồn lực nào, quan hệ với khách hàng, đối tác ra sao để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trên thương trường. 

business model
Business Model là một kế hoạch mô tả cách doanh nghiệp kiếm tiền

Business Model Canvas là gì?

Business Model Canvas (BMC) là 1 trang tài liệu duy nhất quản lý chiến lược để xác định, truyền đạt ý tưởng hay khái niệm kinh doanh nhanh chóng và dễ dàng. Doanh nghiệp sử dụng BMC như là bản tài liệu trình bày các yếu tố cơ bản của Business Model. Ở Business Model Canvas template bên dưới, phần bên phải tập trung vào khách hàng (bên ngoài), còn phần bên trái tập trung vào doanh nghiệp (bên trong). Cả yếu tố bên trong, bên ngoài đều lấy tuyên bố giá trị (value proposition) làm trọng tâm vì đây là sự trao đổi giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

business model
Ví dụ về Business Model Canvas template

Tại sao các doanh nghiệp lại sử dụng Business Model Canvas?

BMC mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

– Tập trung vào trọng tâm: Business Model Canvas có sự cô đọng thông tin và làm nổi bật các điểm chính. Do đó, bạn dễ dàng trình bày chính xác và cụ thể các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Tính linh hoạt: trong giai đoạn lập kế hoạch, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tùy chỉnh các thay đổi. Ngoài ra, BMC còn phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.

– Tập trung vào khách hàng: trọng tâm chính của BMC là mang đến bức tranh toàn cảnh để các nhà điều hành và quản lý tạo ra các chiến lược nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng.

business model
Business Model Canvas trình bày các thông tin trên một trang giấy nên người xem dễ dàng tiếp cận thông tin

Ứng dụng của mô hình Business Model Canvas là gì?

BMC được sử dụng trong nhiều loại hình kinh doanh với những mục đích khác nhau như:

– Lập kế hoạch, phát triển chiến lược.

– Hiểu về mức độ cạnh tranh trên thị trường.

– Thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các công cụ tăng trưởng mới.

– Quyết định đầu tư, sáp nhập, mua lại.

– Thực thi chiến lược rút lui như IPO.

business model
BMC thường được sử dụng để lập kế hoạch

9 yếu tố cần có trong Business Model Canvas

1. Đối tác chính (Key partners)

Đây là những mối quan hệ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Các công ty xây dựng quan hệ đối tác để tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu rủi ro hoặc đạt được các nguồn lực cần thiết. Việc đánh giá quan hệ đối tác giúp các nhà điều hành liên kết với các hoạt động thực tế để xác định cơ hội cũng như mối quan hệ nào mang đến lợi ích cho doanh nghiệp.

Có 4 loại quan hệ đối tác chính bao gồm:

– Liên minh chiến lược giữa các đối thủ cạnh tranh.

– Liên minh chiến lược giữa các đối thủ không cạnh tranh.

– Hợp tác.

– Mối quan hệ người bán – người mua.

Một số câu hỏi gợi ý giúp bạn xác định thông tin về đối tác chính trong BMC:

– Đối tác hoặc nhà cung cấp chính của doanh nghiệp là ai?

– Những nguồn lực chính là từ đối tác nào?

– Những lợi ích nào mà doanh nghiệp có được từ các mối quan hệ đối tác?

business model
Quan hệ đối tác có vai trò quan trọng trong tối ưu hóa chi phí

2. Các hoạt động chính (Key activities)

Hoạt động chính là các nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện để vận hành công ty. Để đảm bảo sự cô đọng thông tin trong Business Model Canvas, hãy xác định các hoạt động thật sự cần thiết.

Bạn có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý sau để dễ dàng hơn khi điền thông tin này vào BMC:

– Tuyên bố giá trị của công ty yêu cầu những hoạt động chính nào?

– Hoạt động quan trọng nhất trong kênh phân phối, quan hệ khách hàng và dòng doanh thu là gì?

– Những hoạt động hàng ngày để vận hành doanh nghiệp là gì?

3. Nguồn lực (Resources)

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nguồn lực để hoạt động. Nguồn lực thường phụ thuộc vào loại hình kinh doanh chẳng hạn như dựa trên sản phẩm, phạm vi hoạt động hoặc cơ sở hạ tầng. Ví dụ một công ty sản xuất có thể liệt kê các nguồn nguyên vật liệu cần dùng. 

Nguồn lực thường bao gồm:

– Vật chất: nhà máy, xe cộ, máy móc…

– Trí tuệ: thương hiệu, bằng sáng chế, bản quyền, cơ sở dữ liệu khách hàng…

– Con người: nhân viên…

– Tài chính: tiền mặt, hạn mức tín dụng…

business model
Nguồn lực là tài sản để công ty hoạt động và mang lại giá trị cho khách hàng

Xem thêm: 10 kỹ năng Product Marketing cần thiết để Marketer bứt phá trong sự nghiệp

4. Tuyên bố giá trị (Value proposition)

Một số tuyên bố giá trị phổ biến bao gồm:

– Sự tiện lợi.

– Giá tốt.

– Thiết kế độc đáo.

– Thương hiệu uy tín.

Để xác định tuyên bố giá trị trong Business Canvas Model có thể trả lời một số câu hỏi sau:

– Sản phẩm của doanh nghiệp là gì?

– Sản phẩm giải quyết “nỗi đau” của người dùng bằng cách nào?

– Doanh nghiệp đang đáp ứng những nhu cầu nào của khách hàng?

– Giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng là gì?

5. Mối quan hệ khách hàng (Customer relationships)

Các doanh nghiệp nên duy trì mối quan hệ với khách hàng để giữ chân họ cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng. Phần này trong BMC mô tả các hỗ trợ mà công ty cung cấp cho người dùng như dịch vụ chăm sóc khách hàng, tương tác trực tuyến. 

Một số câu hỏi giúp xác định thông tin của mối quan hệ khách hàng như:

– Chi phí cho mối quan hệ này là bao nhiêu?

– Làm thế nào để duy trì mối quan hệ khách hàng?

– Khách hàng mong đợi gì từ mối quan hệ này?

business model
Quan hệ khách hàng là yếu tố quan trọng để tăng doanh thu

6. Kênh tiếp thị (Channels)

Kênh tiếp thị là công cụ để doanh nghiệp thu hút sự chú ý và thuyết phục người dùng mua hàng. Một số kênh phổ biến như SEO, Email, PR, Social Media, Affiliates, Offline Advertising (billboards, TV, radio)…

Trả lời các câu hỏi gợi ý sau để dễ dàng hơn trong việc xác định thông tin về kênh tiếp thị trong BMC:

– Doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng bằng cách gì?

– Kênh nào hoạt động hiệu quả nhất?

– Làm thế nào để cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng?

business model
Có nhiều kênh tiếp thị phù hợp với từng nhóm khách hàng

Xem thêm: Tung hoành trong lĩnh vực Marketing với 21 thuật ngữ Brand Marketing quan trọng

7. Phân khúc thị trường (Customer segments)

Phân khúc thị trường là các nhóm khách hàng mà doanh nghiệp tương tác. Bằng cách này doanh nghiệp sẽ tạo ra những chiến lược tiếp thị phù hợp với từng nhóm người dùng. 

Một số câu hỏi gợi ý cho phần này như:

– Chân dung khách hàng mục tiêu là gì?

– Khách hàng quan trọng nhất là ai?

– Phân khúc nào mang lại doanh thu cao nhất?

business model
Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp biết được tiềm năng của từng nhóm khách hàng

8. Cơ cấu chi phí (Cost structure)

Yếu tố này cho biết cách doanh nghiệp chi tiền cho các hoạt động. Có hai chiến lược cơ cấu chi phí phổ biến là:

– Định hướng chi phí: tập trung vào các khả năng giúp giảm chi phí.

– Định hướng giá trị: tập trung vào việc tạo ra giá trị lớn hơn chi phí.

Bằng việc trả lời các câu hỏi sau sẽ giúp doanh nghiệp xác định thông tin cho thành tố này trong BMC:

– Những nguồn lực hay hoạt động nào tốn chi phí nhiều nhất?

– Mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu là gì?

Xem thêm: 4 Organizational Structure: Cơ cấu tổ chức giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

9. Dòng doanh thu (Revenue streams)

Dòng doanh thu đại diện cho nguồn tiền mặt của doanh nghiệp. Khi tạo BMC, hãy vẽ một ranh giới giữa các phân khúc khách hàng, tuyên bố giá trị và doanh thu tương ứng. Việc xác định các dòng doanh thu sẽ giúp nhà điều hành biết rằng liệu doanh nghiệp có đang tính tất cả các loại chi phí hay không và đánh giá những sai sót nếu có trong dịch vụ của mình.

Một số câu hỏi gợi ý giúp bạn xác định thông tin về dòng doanh thu như:

– Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm?

– Cách thức thanh toán của khách hàng như thế nào?

Nên chia dòng doanh thu giữa các nhóm khách hàng khác nhau

Khi đã hoàn thành BMC, bạn có thể chia sẻ với tổ chức cùng các bên liên quan để nhận phản hồi và cập nhật để hoàn thiện hơn. Qua bài viết trên này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích để tạo được Business Model Canvas hiệu quả. Để tìm việc mới về kinh doanh, hãy truy cập Vieclam24h.vn ngay nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương ngày lễ cho người lao động năm 2023

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục