Viên chức là gì? Điều kiện để trở thành viên chức như thế nào?

Bạn đang mong muốn trở thành một công nhân viên chức? Bài viết sau của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giới thiệu kỹ hơn công chức viên chức là gì cũng như điều kiện để trở thành viên chức.

Công nhân viên chức là gì?

Thuật ngữ cán bộ công nhân viên chức là cách gọi ngắn gọn của người công tác trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Nhà nước, thường bao gồm cán bộ, viên chức và công chức.

Trong đó, Khoản 1, Điều 1, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định: Công chức là công dân Việt Nam, được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào ngạch, chức danh, chức vụ tương ứng vị trí làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương, các cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan đang phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc công an, thuộc trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. 

Xem thêm: Người lao động cần biết chính sách BHXH, tiền lương có hiệu lực từ tháng 10/2022

viên chức là gì
Công chức là gì?

Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định về viên chức như sau: Viên chức là công dân Việt Nam, tuyển dụng theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập theo các chế độ hợp đồng (HĐ) làm việc và được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp này theo đúng quy định pháp luật.

Khác với công chức, viên chức được tuyển dụng dựa theo vị trí làm việc, thực hiện làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo HĐ và hưởng lương từ đơn vị đó. Trong khi công chức được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ hoặc chức danh tương ứng vị trí làm việc trong một cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước hoặc một số cơ quan khác. 

Theo Điều 7, Luật Viên chức, vị trí việc làm của viên chức là công việc hay nhiệm vụ gắn theo chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý tương ứng. Đây là căn cứ để xác định số lượng nhân sự làm việc cũng như cơ cấu viên chức để tiến hành tuyển dụng, sử dụng và quản lý các viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. 

Về chế độ HĐ của viên chức, hiện nay có hai loại HĐ là HĐ xác định thời hạn và HĐ không xác định thời hạn 

viên chức là gì
Chế độ HĐ của viên chức có hai loại là HĐ xác định thời hạn và HĐ không xác định thời hạn.

Cách phân loại viên chức là gì

Theo Điều 3, Nghị định 115, Chính phủ điều chỉnh các tiêu chí phân loại viên chức như sau:

  • Theo nhiệm vụ, chức trách: viên chức giữ chức vụ quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý.
  • Theo trình độ: viên chức có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, trình độ đại học, cao đẳng hoặc trình độ trung cấp.
viên chức là gì
Hiện nay viên chức phân loại theo nhiệm vụ và theo trình độ. 

Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc mà chức danh nghề nghiệp đòi hỏi, viên chức trong cùng một lĩnh vực về sự nghiệp sẽ được xếp từ cao xuống thấp là: hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV và hạng V (mới). So với 4 hạng trong văn bản cũ, viên chức được xếp theo 5 hạng chức danh nghề nghiệp dựa trên tiêu chuẩn:

  • Tên chức danh nghề nghiệp
  • Nhiệm vụ nghề nghiệp: các công việc cụ thể viên chức phải thực hiện 
  • Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trình độ, bồi dưỡng năng lực chuyên môn hoặc nghiệp vụ.

Viên chức có số hiệu là mã ngạch, tức là mã số phân chia các viên chức để làm căn cứ xây dựng và quản lý đội ngũ viên chức theo chuyên môn, nghề nghiệp và cấp bậc phù hợp. Với từng ngành nghề khác nhau (giáo dục, y tế…) viên chức được chia thành ngạch khác nhau. 

Xem thêm: Giải quyết nỗi lo ngoại ngữ với 11 phần mềm dịch tiếng Anh sang tiếng Việt mới nhất

Viên chức chuyển sang công chức khi nào?

viên chức là gì
Điều kiện chuyển viên chức sang vị trí công chức. 

Khoản 5, Điều 1 của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, viên chức đang công tác tại một đơn vị sự nghiệp công lập có thể được người đứng đầu đơn vị quản lý công chức tiếp nhận vào làm công chức nếu có thể đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí làm việc. Đồng thời, viên chức đáp ứng các điều sau:

  • Không trong thời gian xử lý kỷ luật
  • Không đang trong thời gian thi hành các quyết định liên quan đến kỷ luật
  • Có bằng tốt nghiệp bậc đại học trở lên
  • Đủ 5 năm công tác trở lên tính từ thời điểm tuyển dụng (Khoản 3, Điều 1, TT 03/2019/TT-BNV)

Điều kiện để tuyển dụng một viên chức là gì?

Viên chức có thể được tuyển dụng theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Dù tuyển dụng theo phương thức nào, người dự tuyển đều phải đáp ứng các điều kiện được quy định trong Điều 22 Luật Viên chức như sau:

  • Có quốc tịch Việt Nam
  • Cư trú tại Việt Nam
  • Đủ 18 tuổi trở lên. Ngoại trừ một số lĩnh vực bao gồm: nghệ thuật, văn hoá, thể thao, thể dục có độ tuổi dự tuyển dưới 18 nhưng vẫn cần trên 15 tuổi và bắt buộc có sự đồng ý bằng văn bản từ người đại diện pháp luật (theo Khoản 2, Điều 5, NĐ 115/2020/NĐ-CP)
  • Có nộp đơn đăng ký dự tuyển
  • Lý lịch rõ ràng
  • Đầy đủ văn bằng hoặc chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có kỹ năng, năng khiếu phù hợp với vị trí công việc
  • Có đủ sức khỏe để có thể đáp ứng yêu cầu công việc
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện khác của công việc

Theo Điều 4, Nghị định 115, trước kỳ tuyển dụng, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức sẽ quyết định hình thức và nội dung thi tuyển hoặc nội dung xét tuyển viên chức trước mỗi kỳ tuyển dụng. 

Quy trình tuyển dụng viên chức là gì?

Như vậy, hẳn bạn đã hiểu rõ viên chức là gì? Để trở thành một viên chức, bạn cần trải qua quy trình tuyển dụng viên chức như sau.

Bước 1: Đăng ký dự tuyển

Nếu đủ các điều kiện tuyển dụng trên, bạn có thể nộp hồ sơ và đơn đăng ký dự tuyển viên chức, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vùng miền…

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu 1 ban hành kèm TT 15/2012/TT-BNV
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 6 tháng 
  • Bản sao có công chứng văn bằng hoặc chứng chỉ, kết quả học tập theo yêu cầu của từng vị trí 
  • Giấy chứng nhận sức khỏe cấp bởi cơ quan y tế đủ điều kiện khám sức khỏe theo TT13/2007/TT-BYT
  • Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên tuyển dụng (nếu có)
viên chức là gì
Đăng ký dự tuyển viên chức. 

Bước 2: Tham gia thi tuyển

Các nội dung thi viên chức là gì? Cụ thể, các nội dung thi bao gồm:

  • Thi kiến thức chung: thi viết về nội dung pháp luật Viên chức, chủ trương và đường lối chính sách của Đảng, về pháp luật của Nhà nước cùng kiến thức về ngành nghề hoặc lĩnh vực tuyển dụng 
  • Thi chuyên môn và nghiệp vụ chuyên ngành: hình thức thi viết hoặc thi trắc nghiệm và thi thực hành. 
  • Thi ngoại ngữ: bạn sẽ thi một trong 5 ngoại ngữ: tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung quốc hoặc ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu công việc. 
  • Thi tin học văn phòng: thực hành trên máy tính hoặc thi trắc nghiệm theo yêu cầu của công việc. 

Người đăng ký dự tuyển có thể miễn môn ngoại ngữ hoặc tin học trong một số trường hợp như sau:

+ Có bằng Đại học hoặc bằng Sau đại học về ngoại ngữ

+ Có bằng Đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học, sau đại học hệ đào tạo bằng tiếng nước ngoài tại Việt Nam

+ Có bằng chuyên ngành công nghệ thông tin từ bậc trung cấp trở lên. 

Xem thêm: TOP 10 app học tiếng Anh hiệu quả rất đáng để thử nếu muốn lên trình

Bước 3: Ký HĐ làm việc

Trong thời hạn 20 ngày làm việc từ khi biết kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển vị trí viên chức cần đến ký HĐ làm việc với đơn vị. 

Bước 4: Tập sự

Người trúng tuyển viên chức sẽ bắt đầu thực hiện chế độ tập sự từ 03 đến 12 tháng và được quy định rõ trong HĐ làm việc. Ngoại trừ trường hợp đã có thời gian trên 12 tháng thực hiện nghiệp vụ chuyên môn phù hợp yêu cầu của vị trí được tuyển dụng. 

viên chức là gì
Sau 03 đến 12 tháng, nhân sự sẽ hoàn thành quá trình tập sự viên chức. 

Bước 5: Bổ nhiệm chính thức

Khi hết hạn tập sự, người tập sự có trách nhiệm báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo quy định tại Khoản 4, Điều 20 NĐ 29/2012/NĐ-CP. Nếu người tập sự đạt yêu cầu sau thời gian tập sự thì cần làm văn bản đề nghị ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Trong trường hợp người tập sự không đạt yêu cầu thì thực hiện theo Khoản 1, Điều 24, NĐ 29/2012/NĐ-CP về việc chấm dứt HĐ làm việc. Cụ thể, nếu người tập sự có thời gian làm việc 6 tháng trở lên sẽ được trợ cấp 01 tháng lương cùng mức phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe để về nơi cư trú. 

Lời kết

Trên đây, Việc Làm 24h đã tổng quan những thông tin cơ bản về viên chức là gì cũng như điều kiện để trở thành viên chức. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm thông tin và chuẩn bị tốt hơn nếu muốn trở thành viên chức trong tương lai.

Xem thêm: Chứng chỉ tiếng Anh: Chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục