Khởi nghiệp từ mô hình dịch thuật
Vào những năm 1990, Jack Ma khi đó đang học tiếng Anh. Do nhận thấy được nhu cầu từ thị trường khi mọi người thường tìm đến ông để biên dịch tài liệu, vị tỷ phú đã thành lập một công ty dịch thuật vào năm 1992. Nhớ lại, Ma chia sẻ rằng ông cứ đinh ninh mô hình này sẽ kiếm ra tiền và nếu như không có thời gian, ông có thể nhờ giáo viên hoặc bạn bè của mình dịch hộ.
Để tạo ấn tượng tốt, ông và một số người bạn đã thuê một văn phòng cho công ty với giá 250 USD/tháng. Tất cả các khoản phí đăng ký khác của công ty tốn kém thêm khoảng 475 USD nữa. Khi đó, mọi người trong nhóm mọi người đều chắc mẩm rằng mô hình này sẽ kiếm ra tiền. Jack Ma và các đồng sự cho rằng nhu cầu về tiếng nước ngoài của Trung Quốc sẽ tăng, trong khi thị trường nội địa lại chưa có nhiều người giỏi ở lĩnh vực này.
Suy nghĩ khả quan là thế nhưng khi dự án đi vào hoạt động, doanh thu tháng đầu lại đạt chưa tới 100 USD. Trong khi đó, giá thuê văn phòng đã hơn gấp đôi con số này, chưa tính lương nhân viên. Kế hoạch ban đầu của chúng tôi là hoà vốn trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, tháng đầu tiên đã minh chứng rằng điều này là bất khả thi. Rồi, tháng thứ hai thậm chí còn tệ hơn, và đến tháng thứ ba, họ phải chật vật lắm mới tồn tại được.
Tồn tại bằng việc bán hoa và quà tặng
Đến tháng thứ tư, mọi người ngồi lại và thấy công ty có thể kiếm một ít tiền trang trải bằng việc bán hoa và quà tặng. “Ít ra chúng tôi cũng sẽ có một khoản để trả tiền thuê mặt bằng”, Jack Ma nhớ lại.
Vì lý do đó, họ quyết định chia đôi công ty, một nửa tập trung vào mảng dịch thuật và nửa còn lại bán quà tặng. Các thành viên nhận thấy bán quà tặng có thể mang về 476 – 634 USD mỗi tháng, nhưng dịch thuật lại chỉ kiếm 60 – 70 USD cũng trong cùng thời gian.
Cho nên, một đồng nghiệp đã nói với ông rằng mọi người phải nhanh chóng mở cửa hàng bán quà tặng thôi. Thế là, họ đã phải tự hỏi liệu mở công ty để kiếm tiền hay để giải quyết nhu cầu dịch thuật của những người cần đến nó và giúp đỡ các giáo viên của họ.
Jack Ma chia sẻ: “Cá nhân tôi đã cho rằng chúng tôi phải giải quyết nhu cầu của thị trường cũng như của các giáo viên”.
“Hãy nhớ rằng trong quá trình khởi nghiệp, nhiều công ty sẽ trải qua vấn đề này. Khi nhìn thấy cơ hội mới, bạn phải tự hỏi chính mình rằng nên chọn lựa như thế nào”, ông chia sẻ. Cuối cùng, ông và đồng sự vẫn giữ lại công ty dịch thuật.
Jack Ma phát hiện biến cố “lỗi hệ thống công ty”
Vị tỷ phú còn lĩnh hội thêm một bài học quan trọng khác, do thiếu hiểu biết về kế toán. Jack Ma và các đồng sự đã thuê một nhân viên làm thủ quỹ. Vị tỷ phú nhớ lại thời điểm ngày 10/9 năm đó, nhằm ngày nhà giáo và cũng là sinh nhật của mình nên ông cực kỳ bận rộn. Ai nấy đều bận tối tăm mặt mũi và Ma đã đinh ninh rằng cả nhóm đã kiếm được khoảng 175 USD vào hôm đó. Nhưng thực tế, ngày tiếp theo khi Ma đếm lại tiền thì chỉ có vỏn vẹn 60 USD.
Ma thấy thắc mắc không biết tiền đã đi đâu. Ông tự mình kiểm tra tài chính và nhận ra cô thủ quỹ đã lấy thêm 20 – 30 USD mỗi ngày. Cô ta làm việc khoảng 3 – 4 tháng nhưng không ai nhận ra sự ăn gian này.
“Ai có lỗi? Chính chúng tôi, bởi đó là lỗ hổng trong hệ thống”, ông nhìn nhận sai lầm trong quá khứ. Vị tỷ phú cho rằng một hệ thống tồi có thể biến một nhân viên tốt thành kẻ xấu. Sai lầm dễ phạm phải của các startup là quá tập trung vào bức tranh lớn mà quên đi những chi tiết nhỏ.
“Chúng tôi đã luôn nghĩ về việc làm cách nào để phát triển công ty, đưa ra sản phẩm… mà đã không nhận rằng dù thậm chí chỉ có 4 – 5 người làm việc, song vẫn cần thiết phải có hệ thống và quản trị. Không có hệ thống tốt là thảm họa cho bất cứ công ty nào. Bài học chính là dù startup của bạn còn nhỏ thì cũng cần phải có một hệ thống chỉn chu”.
Nguồn: Việc Làm 24h sưu tầm