Chính kiến là gì? Bí quyết để trở thành người có chính kiến

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thường gặp những tình huống đòi hỏi phải đưa ra quan điểm và ý kiến cá nhân rõ ràng. Đây chính là lúc chính kiến trở thành một đức tính quan trọng, đóng vai trò như ngọn đuốc dẫn lối mỗi người không bị “nhấn chìm” trong mê cung đầy ắp thông tin. Chính kiến không đơn giản chỉ là cái nhìn cá nhân về thế giới, mà là chìa khóa giúp ta khám phá quan điểm và giá trị của bản thân mỗi người. Vậy chính kiến là gì và thiếu chính kiến là gì? Làm sao thế để có chính kiến? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.

Người có chính kiến là gì? 

chính kiến là gì
Chính kiến là gì? Người có chính kiến là gì? 

Chính kiến là những suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của cá nhân về một vấn đề hoặc tình huống nào đó. Nó không chỉ dựa trên tri thức cá nhân mà còn phụ thuộc vào lối tư duy, tính cách, giá trị, quan điểm văn hóa và trải nghiệm cá nhân. Chính kiến phản ánh tư tưởng phong phú trong xã hội và là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua những thách thức, định hình cuộc sống và xây dựng tương lai.

Người có chính kiến thể hiện lập trường bền vững, nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình, không dễ bị tác động bởi ngoại cảnh “nói ngả nói nghiêng”. Họ sống theo những giá trị, quan điểm mà họ tin tưởng và không dễ dàng thay đổi quan điểm chỉ vì áp lực từ xã hội. Tuy nhiên, thay vì bảo thủ và chăm chăm bảo vệ quan điểm của mình, họ còn biết lắng nghe và đánh giá khách quan những quan điểm khác nhau nếu đủ sức thuyết phục, logic. 

Người thiếu chính kiến là gì? 

chính kiến là gì
Người thiếu chính kiến là gì? 

Người thiếu chính kiến là những người không khả năng định hình và duy trì quan điểm, ý kiến cá nhân rõ ràng về các vấn đề  trong cuộc sống. Họ dễ bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc bởi những ý kiến của người khác, không tự tin  quyết định và thường không có định hướng rõ ràng.

Người không có chính kiến không dám đứng ra thể hiện ý kiến riêng của mình trước người khác. Họ sợ phải đối diện với những phản ứng tiêu cực như tranh cãi, phản đối hoặc chỉ trích từ những người xung quanh. Đồng thời, người không có chính kiến có thể dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch, tin đồn hoặc những quan điểm không có căn cứ rõ ràng. Điều này gây ra sự mất khả năng phân biệt đúng sai và có thể đưa ra quyết định không đúng đắn.

Xem thêm: People pleaser là gì? Bạn có đang ám ảnh phải làm hài lòng người khác?

Ý nghĩa của chính kiến là gì? Chính kiến có thực sự cần thiết trong cuộc sống?

Chính kiến giúp con người đưa ra ý kiến và quan điểm sâu sắc trước những vấn đề quan trọng trong cuộc sống, qua đó thể hiện rõ ràng giá trị đạo đức và tư duy của bản thân. Chính đức tính này tạo nên những đức tính quan trọng khác như lòng kiên nhẫn và dũng cảm bảo vệ ý kiến của bản thân dù phải đối diện với những tranh cãi hoặc phản đối. 

Hơn nữa, chính kiến giúp con người có cái nhìn toàn diện và sáng suốt trước những tình huống khác nhau, họ có khả năng phân biệt đúng sai và đưa ra quyết định thông minh. Người có chính kiến luôn rất đáng tin trong vai trò kết nối, vì thế mà họ luôn nhận được sự tin tưởng và yêu quý từ những người xung quanh. Đặc biệt, người có chính kiến thường là những cá nhân có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội. 

Làm sao để có chính kiến? 

chính kiến là gì
Bí quyết để trở thành người có chính kiến là gì? 

Thứ nhất: Kiến tạo chính kiến bằng tư duy, lập trường vững vàng

Trong cuộc sống, việc trở nên có chính kiến là một quá trình phức tạp đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy.

1. Xác định giới hạn bản thân

Hãy bắt đầu bằng việc thiết lập những giới hạn và nguyên tắc bất di bất dịch của bản thân. Đây là những nguyên tắc không thể bị thay đổi, định nghĩa con người và giá trị của bạn. Đừng để người khác xâm phạm vào những giới hạn này.

2. Tự chịu trách nhiệm

Bạn chính là người chịu trách nhiệm cho những vấn đề của bản thân, do đó, nếu muốn thay đổi cuộc đời mình, hãy hành động. Đừng chờ đợi người khác giải quyết vấn đề cho bạn mà chính bạn cần là người tạo nên sự thay đổi.

Xem thêm: Mẹo xây dựng thói quen kỷ luật bản thân giúp bạn trở nên ưu tú hơn mỗi ngày

3. Thể hiện ý kiến mạnh mẽ

Đừng ngần ngại thể hiện quan điểm và lập trường của bản thân. Đừng trông đợi người khác đọc được suy nghĩ của bạn mà hãy lên tiếng nói những gì bạn nghĩ, cảm thấy và mạnh mẽ bảo vệ ý kiến của mình.

4. Đừng chịu trách nhiệm về cảm xúc, hành vi của người khác

Bạn nên hiểu rằng bản thân chỉ có thể kiểm soát và chịu trách nhiệm về hành vi và cảm xúc của chính mình. Đừng cố gắng kiểm soát, can thiệp hoặc bận tâm, cam chịu đón nhận những cảm xúc và hành vi của người khác. Bạn không thể đáp ứng mọi nguyện vọng của tất cả mọi người.

5. Chịu đối diện trước những lời nói và hành động của bản thân

Hãy chịu trách nhiệm về những kết quả từ lời nói và hành động của mình, dù tốt hay xấu. Điều này giúp bạn học hỏi và phát triển từ những sai lầm và thất bại.

6. Tránh làm người biện hộ

Không cố gắng thuyết phục người khác đồng ý với lập trường của bạn hoặc tìm kiếm sự chấp thuận từ họ. Hãy tin tưởng vào quyết định của bản thân và không cần phải ngoan cố chứng minh bất cứ điều gì cho người khác.

Xem thêm: Tâm lý nạn nhân: Thuốc độc dần giết chết sự tự tin và tích cực của bạn

Thứ hai: Sống chính kiến bằng hành động

Khi đã hình thành tư duy chính kiến, đây là lúc bạn thực sự sống như người có chính kiến.

1. Bắt đầu từ những việc nhỏ

Để xây dựng lập trường mạnh mẽ, bắt đầu từ những việc nhỏ để rèn luyện tư duy quyết đoán và tự tin trong việc thể hiện ý kiến, yêu cầu của bản thân. Bạn có thể thử sức với những tình huống ít rủi ro và thoải mái, rồi tăng mức độ.. Ví dụ: Bạn mua pizza đế mỏng nhưng nhân viên lại mang ra pizza đế dày, hãy tự tin nói cho nhân viên biết về sai sót và yêu cầu đổi lại bánh đúng theo yêu cầu của bạn. 

2. Học cách từ chối, khước từ

Bạn nên từ chối những yêu cầu, đề nghị của người khác nếu chúng mâu thuẫn với giới hạn cá nhân đã đặt ra. Không nhất thiết phải trở nên cộc cằn để đưa ra lời khước từ, bạn có thể kiên quyết từ chối với thái độ nhẹ nhàng, từ tốn. Đôi khi, việc từ chối có thể làm một số người thất vọng, tuy nhiên, hãy nhớ rằng từ chối là quyền của bạn và bạn không phải chịu trách nhiệm về phản ứng của người khác. 

Xem thêm: Tại sao bạn mãi loanh quanh không dám bước ra vùng an toàn của bản thân?

3. Đơn giản, thẳng thắn 

Khi đòi hỏi quyền lợi cho bản thân, hãy giữ những quan điểm, ý kiến của bản thân đơn giản và rõ ràng. Không cần phải giải thích lý do dài dòng, hãy nói ngắn gọn và thẳng thắn về quyết định của bản thân.

Xem thêm: Phương pháp rèn luyện kỹ năng đàm phán từ A-Z hiệu quả tăng tính thuyết phục

4. Đề cập đến bản thân

Khi thể hiện lập trường, bạn nên tập trung vào bản thân và chú ý sử dụng những ngôn từ tích cực, mang tính xây dựng. Thay vì chỉ trích hoặc gây áp lực cho người khác, hãy nêu lên cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách chân thành. 

Ví dụ: Thay vì “Em có phải quá vô tâm rồi không? Em có biết hôm nay anh đã làm việc mệt mỏi như thế nào không? Sao em cứ bắt anh phải làm mấy việc lặt vặt này vậy?”. Bạn có thể uyển chuyển hơn “Hôm nay công việc hơi nhiều nên anh mệt quá. Anh hiểu là em muốn làm những việc này vào hôm nay, nhưng ngày mai anh mới có thể giúp em được.”

Đồng thời, các bạn nên học cách thoải mái khi đưa ra yêu cầu hoặc đưa ra ý kiến, miễn sao bạn thể hiện sự chân thành thì không cần phải cảm thấy tội lỗi khi làm điều đó. 

5. Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể

Khi thể hiện lập trường, bạn cần trình bày quan điểm và ý kiến thật tự tin, tránh tỏ ra do dự hoặc thiếu quyết đoán, vì điều này có thể làm mất đi sự tôn trọng từ người khác. Đồng thời, hãy đảm bảo ý kiến của mình dựa trên những suy nghĩ và tư duy thấu đáo, không phải cảm xúc bất chợt.

Đừng năn nỉ ỉ ôi người khác với cách nói chuyện thì thào, lẩm bẩm, điều này chỉ làm người khác cảm thấy khó chịu và khó hiểu ý bạn. Bạn có thể tươi cười nhẹ nhàng và giữ biểu cảm thả lỏng để mang đến sự gần gũi và tạo cảm giác thoải mái cho người đối diện. 

Thứ ba: Hành trình trau dồi chính kiến của bản thân

chính kiến là gì
Cách để trở thành người có chính kiến là gì? 

1. Luyện tập cho mọi tình huống

Để phát triển khả năng thể hiện lập trường tự tin, việc luyện tập là điều rất quan trọng. Bạn có thể diễn thử những tình huống cần đưa ra quan điểm, ý kiến khác nhau trước gương, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi thực sự đối diện với tình huống tương tự trong cuộc sống.

2. Kiên trì xây dựng lập trường vững chắc

Trong thực tế, không phải bạn cứ nói là sẽ có người lắng nghe, sẽ có những lúc tiếng nói của bạn chẳng mấy được quan tâm. Nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc, để được cất lên những tiếng nói thể hiện lập trường cá nhân, bạn phải kiên trì, bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống.

3. Bình tĩnh trong mọi tình huống

Nếu có người không đồng ý hoặc phản đối những quan điểm, yêu cầu của bạn, đừng để cảm xúc tức giận chi phối hành động. Bạn nên lắng nghe bằng quan điểm cởi mở, đặt mình vào vị trí của đối phương để nhìn nhận vấn đề và phản ứng lịch sự, hoà nhã hơn. Nếu mâu thuẫn quá lớn và không thể giải quyết, bạn có quyền quyết định không tiếp xúc hoặc tương tác với người đó nữa. 

Xem thêm: Kiểm soát cảm xúc: Làm gì để không nổi điên nơi công sở?

4. Hiểu người hiểu mình

Nhiều người thường mắc sai lầm là cố giữ vững lập trường của bản thân bất chấp mọi tình huống và bối cảnh. Có những trường hợp chính kiến của bạn sẽ trở thành sự ương ngạnh, hung hăng và không biết điều, mà điều này sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu. Đồng thời, có những trường hợp bạn cần thấu hiểu tình huống và biết khi nào nên cân nhắc thay đổi quan điểm để đạt được mục tiêu quan trọng hơn. 

Thời điểm thích hợp để bạn giữ vững chính kiến là gì? 

Hãy cân nhắc trả lời những câu hỏi trước khi quyết định giữ vững lập trường:

  • Điều đó quan trọng với bạn đến mức nào?
  • Có phải bạn đang mong đợi kết quả cụ thể? Hay bạn chỉ đang thể hiện bản thân?
  • Có phải điều bạn mong đợi mang đến kết quả tích cực? Hay khiến mọi việc tệ hơn?
  • Bạn có cảm thấy khó chịu nếu bản thân không giữ vững lập trường?
  • Những rủi ro khi bạn giữ vững chính kiến là gì?

Kết luận

Hy vọng qua bài viết của Việc Làm 24h, các bạn đã nhận thức rõ chính kiến là gì, những hậu quả đáng tiếc khi thiếu chính kiến và quá trình từng bước phát triển, thể hiện chính kiến cá nhân mạnh mẽ, sắc bén. Hãy để chính kiến soi sáng tâm hồn, khơi dậy sự tự tin và biến mỗi quyết định của bạn trở nên rõ ràng và đúng đắn hơn. 

Không chỉ là nền tảng kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng uy tín, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h còn là trang web hỗ trợ ứng viên tạo CV chuyên nghiệp miễn phí. Chỉ mất khoảng 3 phút, bạn đã có thể tạo CV xin việc trên trang web Việc Làm 24h. Với giao diện trực quan, đơn giản, trang web Việc Làm 24h cho phép người dùng tạo CV dễ dàng qua điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…

Xem thêm: Vướng phải tin đồn nơi công sở, giải quyết thế nào để sóng yên biển lặng?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục