Chứng chỉ tin học văn phòng là một trong những “vốn liếng” cần có của dân văn phòng, không chỉ để làm đẹp CV mà còn là công cụ để nâng cao trình độ, phục vụ công việc. Hiện nay có nhiều loại chứng chỉ tin học văn phòng khác nhau như chứng chỉ ứng dụng CNTT, MOS, IC3, ICDL… Vậy trước khi quyết định thi chứng chỉ tin học nào thì hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu để nắm rõ thông tin về các chứng chỉ này.
Những thông tin cần biết về chứng chỉ tin học
Chứng chỉ tin học được xem là tiêu chí đánh giá năng lực, chuyên môn của mỗi người về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Theo Thông tư 03/2014/TT – BTTTT có 2 xếp loại chứng chỉ tin học hiện nay là chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản và chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao. Chứng chỉ này sẽ thay thế cho chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C cấp sau 10/08/2016.
Lợi ích khi sở hữu chứng chỉ tin học văn phòng là gì?
Cần thiết khi đi xin việc
Bên cạnh các chứng chỉ về ngoại ngữ thì chứng chỉ tin học cũng rất quan trọng khi đi xin việc. Đặc biệt, khi ứng tuyển vào các vị trí văn phòng, chứng chỉ tin học sẽ giúp ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Đối với những người thi công chức, chứng chỉ ứng dụng CNTT theo chuẩn Thông tư 03 là điều bắt buộc.
Chứng chỉ tin học văn phòng mang đến lợi ích trong công việc
Để sở hữu chứng chỉ, dân văn phòng cần trải qua việc ôn luyện và kỳ thi chứng chỉ tin học. Quá trình này là cơ hội để dân văn phòng cập nhật kiến thức mới và áp dụng vào thực tế công việc. Do vậy sở hữu chứng chỉ tin học sẽ giúp dân văn phòng:
- Nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc và cải thiện tốc độ xử lý văn bản, file, báo cáo…
- Tối ưu hóa thời gian làm việc và đạt độ chính xác cao hơn.
- Có nhiều ý tưởng mới để giải quyết vấn đề liên quan đến tin học văn phòng.
- Tăng khả năng thăng tiến trong sự nghiệp.
Các loại chứng chỉ tin học văn phòng phổ biến
Dưới đây là những chứng chỉ tin học văn phòng được chấp nhận tại Việt Nam và trên thế giới:
Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản
Đây là chứng chỉ quốc gia, chứng nhận kỹ năng sử dụng CNTT theo đúng Chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, ban hành tại Thông tư 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT. Nội dung chương trình ứng dụng CNTT cơ bản bao gồm 6 module:
- Module 1, 2, 6: là kiến thức cơ bản về cách sử dụng máy tính và Internet với những chức năng đơn giản
- Thông tin tổng quan về máy tính, cách sử dụng phần cứng, phần mềm và hệ điều hành máy tính.
- Thông tin về Internet, sử dụng máy tính khi được kết nối mạng trong công việc, học tập như trình duyệt web, email, tìm kiếm…
Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản là chứng chỉ quốc gia
- Module 3: kiến thức về cách xử lý văn bản
- Kỹ năng tạo, chỉnh sửa các văn bản cơ bản như thư, báo cáo, biểu mẫu…
- Thực hành trên hệ soạn thảo văn bản – Microsoft Word.
- Module 4: kiến thức và thực hành trên Microsoft Excel
- Cung cấp thông tin cơ bản để làm việc trên Microsoft Excel.
- Thực hành những thao tác làm việc như tạo, định dạng, sử dụng công thức, tạo biểu đồ…
- Module 5: kiến thức và thực hành trên Powerpoint
- Kiến thức và kỹ năng quản lý các slide trong PowerPoint.
- Thực hành, áp dụng lý thuyết đã học để tạo, trình bày, chỉnh sửa văn bản, hình ảnh, hiệu ứng… trên slide và cách trình chiếu, chia sẻ đến nhiều phương tiện khác.
Xem thêm: 10 cách sử dụng Powerpoint cực hữu ích cho dân văn phòng
Chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao
Đây cũng là chứng chỉ quốc gia theo Thông tư 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT. Để đạt chứng chỉ này, bạn cần có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản và vượt qua bài thi bao gồm 3 module trong số 9 module gợi ý của Chuẩn kỹ sử dụng chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao là:
- Module 7: xử lý văn bản nâng cao.
- Module 8: sử dụng bảng tính nâng cao.
- Module 9: sử dụng trình chiếu nâng cao.
- Module 10: sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Module 11: thiết kế đồ họa hai chiều.
- Module 12: biên tập ảnh.
- Module 13: biên tập trang thông tin điện tử.
- Module 14: an toàn, bảo mật thông tin.
- Module 15: sử dụng phần mềm kế hoạch dự án.
Trong đó, module 7, 8, 9 là quan trọng và phổ biến nhất đối với dân hành chính – văn phòng. Khi nắm vững kiến thức và kỹ năng của những module này sẽ giúp bạn thành thạo tin học văn phòng và xử lý công việc tốt hơn.
Chứng chỉ tin học văn phòng MOS
Chứng chỉ MOS là gì?
MOS là viết tắt của Microsoft Office Specialist – bài thi về kỹ năng tin học văn phòng phổ biến nhất trên thế giới. MOS được tổ chức bởi Certiport (Hoa Kỳ), hiện đang triển khai trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. MOS được chính Microsoft cấp chứng chỉ và có giá trị vô thời hạn ở bất kỳ đâu. Ở Việt Nam, chứng chi MOS đã được công nhận tương đương chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao theo Thông tư 03/BTTTT-CNTT bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các cấp độ bài thi của chứng chỉ MOS
- Cấp độ Specialist: bao gồm các kỹ năng cơ bản về Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Access, Outlook.
- Cấp độ Expert: chứng nhận các kỹ năng trong Microsoft Word và Excel.
- Cấp độ Master: ở cấp độ này là chứng nhận kỹ năng chuyên sâu và toàn diện nhất, yêu cầu các bài thi là Word Expert, Excel Expert, PowerPoint và một trong hai bài thi về Outlook hoặc Access.
Xem thêm: Các tuyệt chiêu dùng hàm trong Excel cực đơn giản dân văn phòng cần biết
MOS được chính Microsoft cấp chứng chỉ và có giá trị vĩnh viễn
Chứng chỉ IC3
IC3 nghĩa đầy đủ là The Internet and Computing Core Certification. Đây là chứng chỉ quốc tế đánh giá về kiến thức và khả năng sử dụng máy tính, phần mềm và Internet được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Giống như MOS, IC3 có giá trị vĩnh viễn và được công nhận trên toàn cầu. Hiện tại, IC3 có 2 phiên bản là IC3 GS5 và IC3 GS6. Trong đó IC3 GS6 là phiên bản mới nhất, đảm bảo đáp ứng với những thay đổi trong các ứng dụng công nghệ.
Chứng chỉ IC3 có giá trị tương đương chuẩn kỹ năng CNTT cơ bản tại Việt Nam theo Thông tư 03/BTTTT-CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hiện tại, chứng chỉ IC3 có 2 phiên bản là IC3 GS5 và IC3 GS6
Chứng chỉ ICDL
ICDL là chứng chỉ quốc tế do tổ chức ECDL (European Computer License Foundation Limited) chứng nhận. Hiện nay, chứng chỉ ICDL được công nhận và ứng dụng trên 170 quốc gia với 41 ngôn ngữ trên thế giới.
Chương trình ICDL bao gồm module cơ bản, module nâng cao và chương trình phổ thông. Trong đó, module cơ bản và module nâng cao là sự lựa chọn phù hợp dành cho dân văn phòng.
Module cơ bản bao gồm:
- Cơ bản về CNTT và Truyền thông (Computer Essentials).
- Cơ bản mạng trực tuyến (Online Essentials).
- Xử lý văn bản cơ bản (Word Processing).
- Sử dụng bảng tính cơ bản (Spreadsheets).
- Sử dụng trình chiếu cơ bản (Presentation).
Module nâng cao bao gồm:
- Lập kế hoạch dự án (Project Planning).
- Biên tập Web (Web Editing).
- An toàn và Bảo mật CNTT (IT Security).
- Xử lý văn bản nâng cao (Advanced Word Processing).
- Sử dụng bảng tính nâng cao (Advanced Spreadsheets).
- Sử dụng trình chiếu nâng cao (Advanced Presentation).
- Thiết kế đồ họa hai chiều (2D CAD), Biên tập ảnh (Image Editing).
- Sử dụng hệ quản trị CSDL (Using Database).
Kết luận
Trên đây là thông tin của các chứng chỉ tin học văn phòng phổ biến hiện nay. Một trong những thắc mắc của dân văn phòng đó là chứng chỉ tin học có thời hạn bao lâu? Các chứng chỉ tin học hiện nay có giá trị vô thời hạn. Do đó, bạn chỉ cần thi đạt một lần là đã có chứng chỉ cho bản thân sử dụng lâu dài
Thông qua bài viết này của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chắc hẳn bạn đọc đã chọn được chứng chỉ tin học văn phòng để ôn luyện và dự thi. Chúc các bạn thành công và đừng quên cập nhật những bài viết mới nhất từ Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: Công việc nhập liệu tại nhà là gì? Tìm việc làm nhập liệu tại nhà uy tín ở đâu?