Đánh giá nhân viên cuối năm – Bạn đã sẵn sàng chưa?

1. Lập danh sách những nhiệm vụ bạn hoàn thành xuất sắc

Hãy tự đánh giá và lập danh sách cụ thể những công việc bạn cảm thấy mình hoàn thành tốt được trong năm qua. Những công việc đó phải thể hiện khả năng và năng suất làm việc vượt trội của bạn. Đó có thể là những đề xuất ý tưởng, dự án đã thành công và được mọi người công nhận.

danh-gia-nhan-vien-cuoi-nam-ban-da-san-sang-chua-hinh-anh-1
Hãy tự đánh giá và lập danh sách cụ thể những công việc bạn cảm thấy mình hoàn thành tốt được trong năm qua

2. Hãy thống kê những thành tích bằng những con số

Dù là bạn là nhân viên kinh doanh hay nhân viên văn phòng thì cố gắng chuyển hoá thành tích cá nhân thành những con số ấn tượng. Ngoài ra, việc thu thập những số liệu này chứng tỏ bạn thực sự quan tâm tới việc đánh giá năng lực và hiệu quả công việc. Thay vì giải thích dài dòng hoặc không nhớ mình đã đạt được thành quả gì thì hãy thống kê nó từ bây giờ.

Ví dụ: Nếu bạn là nhân viên bán hàng, bạn có thể thống kê:

  • Số lượng sản phẩm/dịch vụ bạn đã cung cấp
  • Doanh thu
  • Lợi nhuận
  • Số lượng phản hồi tích cực từ khách hàng
  • Số khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm…

Nếu bạn là nhân viên Marketing, bạn có thể thống kê những chỉ số như:

  • Lượt hiển thị quảng cáo và click vào quảng cáo
  • Tỷ lệ click/số lần hiển thị
  • Điểm chất lượng (Quality Score)
  • Chi phí trung bình/click
  • Từ khoá SEO được lựa chọn có bao nhiêu lượng tìm kiếm/tháng
  • Lượng traffic từ Google về website với từ khoá SEO thay đổi thế nào
  • Kiểm tra thứ hạng từ khóa trước và sau khi SEO qua công cụ Rank
  • Số lượng back link chất lượng được gắn
  • Mức độ tương tác trên Website/ Youtube/ Fanpage
danh-gia-nhan-vien-cuoi-nam-ban-da-san-sang-chua-hinh-anh-2
Dù là bạn là nhân viên kinh doanh hay nhân viên văn phòng thì cố gắng chuyển hoá thành tích cá nhân thành những con số ấn tượng

3. Học được từ những lỗi lầm cũng là một cách tốt

Ai cũng từng mắc sai lầm và tất nhiên bạn cũng không phải ngoại lệ. Do đó, bạn cần trung thực với chính mình. Nếu sếp hỏi về điểm yếu, lỗi lầm của bạn trong năm qua, bạn nên thành thật trả lời kèm theo đó là những điều bạn đã học được và cách bạn đã tiến bộ như thế nào. Chính những điều này sẽ khiến sếp đánh giá cao thái độ làm việc chuyên nghiệp và cầu tiến trong công việc của bạn.

Để con đường sự nghiệp của bạn nhanh chóng thăng tiến trong năm mới, bạn hãy chủ động và tích cực thảo luận kết quả công tác của mình trong năm qua. Ngoài ra, bạn nên tự tin nói lên những thành công, thừa nhận những nhược điểm vì điều này chứng tỏ bạn là người luôn có trách nhiệm trong công việc và dũng cảm đối mặt với những khó khăn trong công việc. Và đây là cách bản đánh giá hiệu quả công việc dẫn bạn tới nhiều cơ hội trong năm tới.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục