Giúp bạn xóa mù về domain: Domain là gì, tiêu chí để lựa chọn ra sao?

Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu và thành lập website, hẳn bạn sẽ quay cuồng với hàng tá câu hỏi như: Domain là gì? Vai trò của Domain ra sao? Lựa chọn domain như thế nào thì tốt? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đi tìm đáp án cho tất cả thông qua việc đọc bài viết dưới đây.

Giải đáp câu hỏi domain là gì

Để giải đáp cho câu hỏi domain là gì, bạn có thể hình dung một cách đơn giản như sau: Nếu chúng ta coi website là 1 ngôi nhà, domain có thể xem là địa chỉ của ngôi nhà đó. Có nghĩa rằng domain là địa chỉ của 1 website hoạt động trên Internet (còn được gọi là “tên miền”).

Theo đó, domain cũng là những ký tự mà chúng ta dùng để gõ vào thanh URL trên trình duyệt để truy cập vào 1 website. Ví dụ bạn sẽ cần gõ google.com để truy cập vào trang tìm kiếm, hay gõ vieclam24h.vn để kết nối với Việc Làm 24h.

Xem thêm: SEO Marketing là gì? Ứng dụng thế nào để thương hiệu luôn đạt TOP tìm kiếm

Tại sao 1 website lại cần phải có domain?

Lý do bởi giữa vô vàn website đã và sắp xuất hiện trên Internet, domain chính là công cụ để người xem có thể tìm được bạn, là yếu tố để phân biệt bạn với những “ai khác” ngoài kia. 

domain là gì
Nhờ có domain, chúng ta không cần nhớ 1 chuỗi IP dài ngoằng để truy cập vào website nữa 

Thay vì phải nhớ 1 chuỗi IP dài ngoằng để có thể vào 1 website, người dùng chỉ cần nhập tên miền là được. Một thao tác đơn giản và thuận tiện, tối ưu cho trải nghiệm người dùng.

Domain name gồm những gì? Phân cấp domain là gì?

Sau khi đã giải đáp được domain là gì, hẳn bạn sẽ muốn biết cấu trúc của domain ra sao, các cấp độ của domain như thế nào? Một domain name sẽ bao gồm 2 phần: phần tên trang web và phần mở rộng. 

Ví dụ: Với tên miền vieclam24h.vn, phần tên website sẽ là vieclam24h, còn phần mở rộng là .vn. Bạn có thể gặp rất nhiều phần mở rộng khác nhau như .com, .net, .info, .biz… 

Việc đăng ký tên miền sẽ được cấp phép và giám sát chặt chẽ bởi tổ chức ICANN – đơn vị quản lý tất cả các domain name trên thế giới hiện nay.

domain là gì
Domain name được phân làm 3 cấp chính 

Domain bao gồm 3 cấp. Trong đó, cấp 1 là tên miền quốc tế, được sử dụng chung cho nhiều quốc gia, ví dụ như .com, .net hay .org, .asia… Cấp 2 là tên miền của quốc gia – tên miền ở mức cao cấp nhất của 1 đất nước, ở Việt Nam sẽ là .vn, ở Canada sẽ là .ca. Tên miền cấp 3 là sự kết hợp của cả 2 tên miền trên cộng lại, do đó chúng thường có 2 dấu “chấm”, ví dụ như .com.vn, .edu.vn…

Ngoài ra, bạn sẽ còn bắt gặp cả khái niệm subdomain. Khái niệm này chúng ta sẽ nhắc đến ở phần sau bài viết.

Subdomain là gì? Khi nào thì cần subdomain?

Subdomain hay còn gọi là 1 tên miền phụ, có thể hiểu là một phần bổ sung cho tên miền chính. Việc tạo subdomain sẽ giúp điều hướng đến các phần khác nhau trên trang web dễ dàng hơn.

domain là gì
 Từ 1 domain, chúng ta có thể tạo ra rất nhiều subdomain 

Subdomain đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn muốn tạo ra một nơi có đầy đủ thông tin để phục vụ cho 1 mục đích riêng, 1 nhóm khách hàng riêng với chủ đề và ngôn ngữ, nội dung phù hợp. 

Ví dụ: Chúng ta có Vieclam24h.vn là website chính – 1 trang chuyên cung cấp các cơ hội việc làm. Chúng ta muốn tạo ra 1 subdomain chỉ để cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến phỏng vấn, xin việc. Lúc này chúng ta có thể đặt subdomain là camnang.vieclam24h.vn. 

Cụ thể cách thức hoạt động của domain là gì?

Đây là thông tin tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sau domain là gì. Cụ thể khi bạn nhập 1 domain name vào thanh url của trình duyệt web, điều đầu tiên nó sẽ làm là gửi một request đến mạng global gồm các máy chủ DNS.

domain là gì
Nameserver do nhà cung cấp hosting quản lý 

Sau đó máy chủ sẽ tiến hành quét để cho ra các nameserver được liên kết với domain đó. Tiếp đến lại chuyển request đến các nameserver. Nameserver này vốn thuộc nhà cung cấp hosting của bạn quản lý và họ sẽ trả về đúng với địa chỉ IP máy chủ chứa website của bạn.

Máy chủ đó chính là Web server, đã được cài đặt sẵn một phần mềm đặc biệt trước đó. Máy chủ sẽ xử lý request rồi nạp trang web và những thông tin có liên quan. Cuối cùng nó mới gửi dữ liệu này trở lại trình duyệt.

Ai có thể đăng ký domain – tên miền mới?

Câu trả lời là bất cứ ai cũng có thể đăng ký domain cho riêng mình, bất kể là cá nhân hay tổ chức. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, việc sở hữu domain gần như “nhất định phải có”, bởi nó chính là kênh giúp bạn marketing quảng bá thương hiệu, tăng niềm tin từ phía khách hàng.

Tuy nhiên trước khi quyết định đăng ký domain, ngoài việc hiểu rõ domain là gì, bạn cũng cần cân nhắc nhiều yếu tố liên quan để chọn được tên miền như ý.

domain là gì
Việc chọn tên miền có ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu và hoạt động marketing của công ty

Tips để chọn được tên miền website hoàn hảo

Việc chọn một domain name cho website là một trong những quyết định có tính quan trọng. Như đã nói, nó vừa ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, vừa liên quan mật thiết đến các kế hoạch truyền thông, marketing. Bạn không thể chọn bừa 1 tên miền chỉ vì tự nhiên “thấy thích”. Thay vào đó:

Hãy chọn một tên miền dễ phát âm

Đừng chọn tên miền nào quá khó đọc hoặc có quá nhiều cách đọc khác nhau. Nên tránh các tên miền rắc rối, bao gồm nhiều ký tự đặc biệt kiểu web-hosting.com.

domain là gì
Một tên miền dễ nhớ sẽ giúp khách hàng truy cập website thường xuyên hơn

Chọn một tên miền thật dễ nhớ

Một tên miền dễ nhớ sẽ khiến người dùng ghi nhớ và truy cập thường xuyên hơn. Cụ thể là hãy ưu tiên dưới 9 ký tự, không sử dụng nhiều ký tự đặc biệt và số.

Đặt tên miền phù hợp với lĩnh vực, dịch vụ của mình

Điều này sẽ tránh gây hiểu lầm cho người đọc khi truy cập vào website. Đồng thời nó cũng giúp cho khách hàng dễ dàng nắm bắt được lĩnh vực hoạt động kinh doanh của bạn. Khi có nhu cầu sử dụng họ sẽ nghĩ tới bạn đầu tiên.

Sử dụng các tên miền có chứa từ khóa

Việc sử dụng tên miền có chứa từ khóa sẽ phục vụ tốt cho mục đích SEO của bạn. Website sẽ dễ lên top hơn, dễ tiếp cận đến khách hàng hơn.

domain là gì
Bạn nên độc quyền tên miền nếu có thể 

Ứng dụng các tên miền có sự kết nối với người dùng

Ví dụ như các tên miền kiểu mytour.vn, yougo.world… Bạn thấy đấy, chỉ với việc xuất hiện những từ như you, my…khách hàng sẽ cảm thấy có sự gắn kết và thân thiết. Họ sẽ cảm giác website này thật sự dành cho họ.

Cuối cùng, nếu được, hãy thực hiện độc quyền tên miền. Bằng cách đăng ký hết các đuôi tên miền có thể để tránh tình huống người khác sẽ đăng ký và sử dụng với mục đích khác, dễ gây ảnh hưởng xấu đến cho thương hiệu.

5 bước giản đơn giúp đăng ký tên miền website

Bước 1: Bạn cần truy cập vào website của một nhà cung cấp dịch vụ về tên miền, hosting như: https://nhanhoa.com/https://www.matbao.net/https://tenten.vn/

Bước 2: Tiến hành kiểm tra xem tên miền mình muốn có hợp lệ?

Bước 3: Chọn tên miền và thực hiện khâu thanh toán

Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết khi đăng ký

Bước 5: Xác định quyền sở hữu đối với tên miền

Tùy theo tên miền bạn chọn mà mức chi phí phải bỏ ra sẽ khác nhau. Ngoài phí mua tên miền bạn còn cần trả phí hosting.

Có domain miễn phí hay không? Nếu có thì tìm ở đâu?

Đăng ký tên miền là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn sở hữu một website và đưa nó đi vào hoạt động. Tuy nhiên với mong muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn giải pháp domain miễn phí.

Theo đó, bạn có thể truy cập 1 số website như dot.tksmartdotsfreenom hay biz.nf… để tìm kiếm và lựa chọn 1 tên miền về sử dụng. Tất nhiên do miễn phí nên sẽ có rất nhiều nhược điểm, ví dụ như bị hạn chế tính năng và khó backup mỗi khi có lỗi xảy ra. Bạn cũng sẽ không được nhà cung cấp hỗ trợ, khi gặp sự cố thì khó khắc phục…v.v…

Public domain là gì? Hiểu thế nào về public domain là gì?

Khi tìm hiểu xem domain là gì, rất có thể bạn sẽ bắt gặp những khái niệm như public domain. Vậy public domain có liên quan gì đến website hay không?

Public domain hiểu 1 cách đơn giản nhất chính là một khoảng “không gian pháp lý” bao gồm tất cả những gì không được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ. Do đó bất cứ ai cũng có thể sử dụng những thứ nằm trong khoảng không gian này mà không cần xin phép chủ sở hữu, tức là chúng thuộc sở hữu của công chúng.

Vậy là bạn đã biết từ A-Z các kiến thức liên quan đến domain, trả lời được câu hỏi domain là gì, mua domain ra sao… Trên thực tế, còn rất nhiều vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực này, hãy dõi theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h thường xuyên để cập nhật nhé! Hãy nhớ tại Việc Làm 24h luôn có thông tin về cơ hội, việc làm mới nhất!

Xem thêm: Session là gì? Ý nghĩa của các chỉ số session trong GA?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục