Giấy phép kinh doanh là một trong những loại giấy tờ cực kỳ quan trọng đối với một công ty/ đơn vị. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng cần đến giấy phép này, và cũng không phải ai kinh doanh cũng đủ điều kiện để được cấp phép. Rốt cuộc thì giấy phép kinh doanh là gì? Khi nào doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh? Mẫu giấy phép kinh doanh thế nào là đúng chuẩn? Hãy để Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp cho bạn.
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để mỗi cá nhân hay tổ chức hoạt động trong một ngành nghề, lĩnh vực được phép kinh doanh hợp pháp. Đây là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh, đồng thời là căn cứ để thực hiện các biện pháp quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng thuận lợi.
Ý nghĩa pháp lý của giấy phép kinh doanh ra sao?
Giấy phép đăng ký kinh doanh chính là sự chấp thuận, cho phép của Nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời là cơ chế để đề nghị cấp quyền kinh doanh của công dân.
Điều kiện để cá nhân hay doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh?
Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào đối tượng cấp và ngành nghề kinh doanh.
Đối với các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam
- Cần đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất như là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm…
- Đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ hành nghề như: Văn phòng công chứng hay công ty luật…
- Đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định như: Đơn vị kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ…
Đối với tổ chức hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Theo điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định thì nhà đầu tư nước ngoài muốn làm giấy phép kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Nếu nhà đầu tư đó thuộc nước hay vùng lãnh thổ có tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có cam kết mở cửa thị trường cho các hoạt động mua bán hàng hóa thì:
- Nhà đầu tư cần đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã quy định.
- Cần có kế hoạch về tài chính một cách cụ thể để thực hiện hoạt động đề nghị cấp GPKD.
- Không nợ thuế quá hạn nếu đã thành lập tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 01 năm trở lên.
– Trong trường hợp nhà đầu tư không thuộc nước hay vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì phải đáp ứng được điều kiện:
- Có xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
- Không nợ thuế quá hạn nếu như đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.
- Ngoài ra cần phù hợp với các quy định về pháp luật chuyên ngành; phù hợp với mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước hoạt động cùng lĩnh vực, có khả năng tạo ra việc làm cho lao động trong nước, đóng góp vào ngân sách nhà nước…
Lưu ý:
– Những điều kiện này cũng được áp dụng với những dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Các loại hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên gồm có: Dầu và mỡ bôi trơn; gạo; đường hay vật phẩm đã ghi hình; các loại sách báo và tạp chí.
Xem thêm: Giấy ủy quyền là gì? Tham khảo các mẫu giấy ủy quyền phổ biến nhất hiện nay
Nội dung của một bản giấy phép kinh doanh
Nội dung giấy phép sẽ tùy thuộc vào việc bạn kinh doanh ngành nghề gì, loại giấy mà bạn định xin ra sao. Thông thường sẽ có các thông tin dưới đây:
– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật;
– Hàng hóa dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh phân phối;
– Phạm vi của hoạt động kinh doanh là gì;
– Chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh;
– Thời hạn của giấy phép kinh doanh kéo dài bao lâu
– Các nội dung khác kèm theo.
Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một mẫu giấy phép kinh doanh để tham khảo. Link mẫu giấy phép kinh doanh tại đây.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh cá thể
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể gồm có: Bản sao hộ khẩu đã công chứng, bản sao CMND/ CCCD/ Hộ chiếu đã công chứng, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc giấy chủ quyền nhà (nếu sở hữu), giấy đề nghị đăng ký kinh doanh với đầy đủ thông tin yêu cầu.
Sau đó chủ hộ kinh doanh sẽ gửi hồ sơ đến phòng kinh tế/ hoặc kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi mình muốn kinh doanh.
Trong vòng từ 3 – 5 ngày sau khi tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể nếu đã đáp ứng đủ các điều kiện đề ra. Nếu không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ các nội dung cần sửa đổi để tiến hành điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.
Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh thành lập công ty
Trường hợp này bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thành lập công ty. Tùy theo đó là công ty TNHH, công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân mà sẽ có sự khác biệt.
Sau khi đã có đầy đủ những yêu cầu cần thiết, bạn cần nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại (theo như hướng dẫn ở trên).
Nếu hồ sơ đã đầy đủ chính xác bạn sẽ được nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lúc này bạn cần thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu mộc này lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Các hoạt động tiếp theo là mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế rồi đóng thuế môn bài qua mạng, kê khai và báo cáo thuế…v.v…
Ngoài ra bạn cũng có thể tự đăng ký giấy phép online qua mạng để tiết kiệm thời gian và công sức.
Đăng ký giấy phép tốn bao nhiêu chi phí?
Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể là 100.000Đ/ lần. Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cũng là 1000.000Đ/ lần, nhưng ngoài ra bạn còn cần thêm một số chi phí khác: Chi phí khắc dấu tròn của công ty là 450.000Đ, chi phí đặt bảng hiệu cho công ty là 200.000Đ, chi phí mua gói chữ ký số token là 1.530.000 VNĐ/ năm, chi phí hóa đơn giá trị gia tăng giấy truyền thống 350.000Đ/ cuốn, chi phí đóng thuế môn bài dao động từ 1.000.000 – 1.500.000Đ…v.v…
Thời hạn sử dụng của giấy phép kinh doanh như thế nào?
Thời hạn của giấy phép kinh doanh lâu nhất là 50 năm, ngắn hay dài còn tùy thuộc vào việc ngành nghề kinh doanh là gì, quy định của Nhà nước ra sao. Bạn cũng có thể tiến hành tra cứu giấy phép để xem còn bao lâu thì sẽ hết hạn. Bạn hãy lên website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để thực hiện điều này.
Có được thay đổi giấy phép kinh doanh hay không?
Câu trả lời là có. Và bạn cần xác định rõ bạn muốn thay đổi nội dung gì, vì nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như thủ tục, lệ phí phải bỏ ra. Có thể thay đổi tên, trụ sở công ty hay ngành nghề kinh doanh, mức vốn điều lệ…
Sau đó bạn chuẩn bị hồ sơ rồi nộp tới Sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hay thành phố, nơi đặt trụ sở chính của công ty để được thẩm tra và chấp thuận.
Lưu ý: Khi đã chốt chắc chắn sẽ thay đổi giấy phép, bạn cần tiến hành thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền trong vòng 10 ngày, tính từ lúc có sự thay đổi. Nếu quá thời hạn quy định trên công ty sẽ bị xử lý theo quy định, với mức phạt từ 500.000 – 1.000.000Đ nếu quá hạn thông báo 1 – 30 ngày, từ 31 – 90 ngày là 1.000.000 – 2.000.000Đ, quá hạn từ 91 ngày trở lên sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 – 5.000.000Đ.
Trên đây là những giải đáp cụ thể về giấy phép của Việc Làm 24h. Thông qua đó, bạn đã có thể nắm rõ hồ sơ thủ tục xin giấy, các chi phí bạn phải bỏ ra cũng như những thông tin liên quan đến việc thay đổi giấy phép.
Hy vọng bạn đã có đầy đủ những điều mình muốn biết để xử lý công việc của mình nhanh chóng, hiệu quả hơn. Nhớ đừng quên theo dõi Việc Làm 24h thường xuyên để không bỏ lỡ những kiến thức hữu ích liên quan đến việc làm, tuyển dụng nhé!
Xem thêm: Bóng ma trầm cảm gây hoảng sợ cho dân văn phòng: Làm sao để vượt qua?