Học cách quản lý nhân sự của các công ty Nhật Bản

Cải tiến không ngừng

Đây là chế độ giúp cải tiến và khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng mới và thực hiện. Chế độ này mang tính đặc trưng, mới mẻ nhưng cũng không kém phần thử thách, giúp nhân viên trau dồi kỹ năng và có thể phát huy hết năng lực của mình.

Doanh nghiệp Nhật Bản thường áp dụng linh động và phù hợp các phương pháp quản lý nhân sự để khuyến khích sự sáng tạo. Tại Âu Mỹ, quản trị doanh nghiệp theo hình thức top down (hoạt động theo mô hình từ trên chỉ thị xuống bên dưới). Tuy nhiên, đối với Nhật Bản, họ thực hiện 50% top down và 50% bottom up. Nghĩa là song song với chỉ thị của cấp trên, nhân viên phía dưới cũng sẽ là người đưa ra ý kiến đề xuất cải tiến hoặc thay đổi. Sau đó, lãnh đạo kết hợp và tìm ra cách tốt nhất để vận hành công ty. Khi hai bên hiểu được nhau thì mọi rào cản và những sự khác biệt sẽ được xóa bỏ.

hoc-cach-quan-ly-nhan-su-cua-cac-cong-ty-nhat-ban-hinh-anh-1
Nhân viên cũng có quyền đề xuất

Để thực hiện điều này, quan trọng là các doanh nghiệp phải thường xuyên trao đổi, khuyến khích tất cả các nhân viên của mình, cho dù người đó ở vị trí nào trong công ty. Và nhân viên cũng cần chủ động đưa ra đề xuất, ý kiến, tìm ra những điều mới mẻ trong công việc và thực hiện nó. Chỉ cần thấy đề xuất có thể thực hiện, lãnh đạo công ty sẽ đồng ý triển khai. Điều này giúp nhân viên dần tự tin và tự mình thực hiện được nhiều công việc khó, sẽ trở thành người tiên phong, để từ đó phát triển bản thân.

Công việc làm trọn đời

Tại Nhật Bản, “công việc làm trọn đời” luôn là phương pháp nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp áp dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong công việc. Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những nam giới có tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời.

Những công nhân viên này ít tình nguyện đổi công ty hơn so với các nhân viên ở các nước khác. Những công nhân viên khác gọi là những công nhân viên tạm thời, thường chiếm khoảng 6% lực lượng lao động, ngay cả ở những công ty lớn như Toyota.

Ngoài ra còn có nhiều công nhân làm việc không trọn ngày. Khi hoạt động kinh doanh sa sút, hay khi sử dụng các kỹ thuật tiết kiệm lao động, các công ty giữ lại số công nhân viên làm việc suốt đời này trên bảng lương của họ, sa thải số công nhân tạm thời, giảm tiền thưởng thất thường cho số công nhân làm việc suốt đời và thuyên chuyển công nhân viên sang các bộ phận sản xuất khác.

Công khai và giá trị của công ty

Khi tất cả các cấp quản lý và công nhân đều sử dụng cơ sở thông tin chung về chính sách và hoạt động của công ty, thì sẽ phát triển sự tự giác và trách nhiệm làm việc chung. Chính điều này sẽ cải thiện mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau và nâng cao năng suất công việc. Hệ thống quản lý của Nhật tạo ra cơ sở chung hiểu biết các giá trị của công ty như: ưu tiên phục vụ, dịch vụ cho người tiêu dùng có chất lượng, hợp tác giữa công nhân và cơ quan quản lý, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhay của các bộ phân phòng ban. Vì thế, các nhân viên sẽ không có sự lo lắng và tập trung làm việc hơn.

hoc-cach-quan-ly-nhan-su-cua-cac-cong-ty-nhat-ban-hinh-anh-2
Thông qua những cuộc họp, bạn hãy công khai và giá trị của công ty

Quản lý định hướng vào chất lượng

Chủ tịch các công ty và các nhà quản lý thường hay nói đến sự cần thiết của kiểm tra chất lượng. Trong quản lý sản xuất, mối quan tâm chủ yếu của họ là nhận được các thông tin chính xác về chất lượng.

Để nâng cao được năng suất làm việc của công nhân viên, các công ty của Nhật thử nghiệm nhiều phương pháp đề nghị nhân viên – người làm việc trực tiếp đưa ra sáng kiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Sẽ có nhóm kiểm tra chất lượng làm hoạt động đó, nhóm này gồm nhiều nhóm công nhân nhỏ thường xuyên gặp nhau để phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề này.

Hy vọng những thông tin tên sẽ hữu ích cho công tác quản lý nhân sự của doanh nghiệp bạn.

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục