GMV là thước đo hữu ích cho các doanh nghiệp thương mại điện tử để tính toán giá trị tổng doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đang làm việc trong ngành thương mại điện tử, việc hiểu GMV là gì, công thức tính GMV, ưu nhược điểm của số liệu này như thế nào là rất cần thiết. Do đó, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.
GMV là gì?
GMV là viết tắt của từ Gross Merchandise Volume, là tổng giá trị của hàng hóa được bán trong một khoảng thời gian và được sử dụng phổ biến nhất trong ngành e-commerce, nơi mà nhà bán lẻ là bên thứ ba thông qua sàn thương mại điện tử. Chỉ số này được tính trước khi các chi phí và khoản giảm giá được áp dụng nên đây là tổng doanh thu ban đầu dựa trên số lượng hàng hóa đã bán.
Nhìn vào GMV, doanh nghiệp có thể phần nào biết được tình hình tài chính và sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là khi so sánh tháng, quý hoặc năm với khoảng thời gian trước.
Công thức tính GMV
GMV = Số lượng sản phẩm đã bán x Giá trị trung bình trên mỗi sản phẩm
Ví dụ: Cửa hàng của bạn bán được 300 sản phẩm A giá 160.000 đồng trong tháng 3 qua sàn T. Khi đó, GMV sẽ bằng:
GMV = 300 x 160.000 = 48.000.000 đồng
GMV Shopee là gì?
Đối với Shopee, GMV (Gross Merchandise Value) là một trong những chỉ số đo lường hiệu quả của quảng cáo. GMV Shopee cho biết tổng số tiền thu về từ việc khách hàng mua sản phẩm được quảng cáo và các sản phẩm khác ở cửa hàng trong vòng 7 ngày kể từ khi họ nhấp chuột vào quảng cáo.
GMV TikTok là gì?
GMV TikTok là tổng giá trị hàng hóa được bán trên TikTok Shop trong khoảng thời gian cụ thể. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả bán hàng ở kênh này, khi GMV càng cao thì doanh số càng lớn.
Xem thêm: MCN TikTok là gì? Có nên tham gia MCN TikTok?
Chỉ số GMV thể hiện điều gì?
GMV thể hiện các điều sau:
– Quy mô giao dịch: GMV là một chỉ số quan trọng cho biết tổng giá trị của tất cả các giao dịch được thực hiện trên nền tảng thương mại điện tử trong một khoảng thời gian cụ thể.
– Sức mạnh thương mại điện tử: GMV được sử dụng để đánh giá sức mạnh và tầm ảnh hưởng của một nền tảng thương mại điện tử so với các đối thủ cạnh tranh.
– Tính tăng trưởng: Sự thay đổi GMV qua các khoảng thời gian có thể là dấu hiệu của sự tăng trưởng hoặc suy giảm của hoạt động kinh doanh trực tuyến.
– Hiệu suất hoạt động: GMV cũng được dùng để đánh giá hiệu suất của các chiến lược tiếp thị và kinh doanh được triển khai trên nền tảng thương mại điện tử.
Sự khác nhau giữa GMV và Revenue là gì?
GMV
– GMV là tổng giá trị của tất cả các hàng hoá được bán ra trên một nền tảng thương mại điện tử trong một khoảng thời gian nhất định.
– GMV không tính toán các chi phí vận chuyển, thuế hoặc giảm giá và chỉ thể hiện giá trị của sản phẩm được bán ra trước khi các chi phí này được áp dụng.
Revenue (Doanh thu)
Revenue là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hoá sau khi đã trừ đi các chi phí, giảm giá và hoàn trả.
Ví dụ, nếu một cửa hàng bán hàng trên sàn T thu được 100 triệu đồng/tháng và chi phí vận chuyển là 10 triệu đồng thì GMV là 100 triệu đồng, trong khi doanh thu sẽ là 90 triệu đồng sau khi trừ đi chi phí vận chuyển.
Xem thêm: Revenue Model là gì? 7 mô hình doanh thu giúp doanh nghiệp bứt phá lợi nhuận
Ưu điểm của GMV là gì?
Việc tính GMV sẽ mang đến những lợi ích sau:
– Hiệu suất so sánh: Tính GMV là một cách hữu ích để so sánh hiệu suất khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử theo thời gian. Bạn nên duy trì số liệu hàng tháng, hàng quý và hàng năm để xem cửa hàng hoạt động tốt như thế nào cũng như xác định các xu hướng tương lai.
– Tính toán đơn giản: Chỉ cần có những số liệu cần thiết thì việc tính GMV rất đơn giản vì chỉ cần một phép nhân duy nhất.
– Linh hoạt: Bạn có thể sử dụng số liệu này cho nhiều sàn thương mại điện tử khác nhau hay, bao gồm cả những trang web C2C.
– Phân tích đối thủ cạnh tranh: Do tính đơn giản của GMV nên bạn dễ dàng tính tổng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh khi có số liệu cần thiết. Từ đó sẽ so sánh hiệu suất với họ và giúp bạn xác định những khía cạnh cần cải thiện để phát triển hơn.
Nhược điểm của GMV là gì?
Một số nhược điểm của chỉ số này bao gồm:
– Không dự đoán được khả năng sinh lời: Vì đây là giá trị gộp nên bạn không thể xác định khả năng sinh lời của cửa hàng. Nếu muốn xác định lợi nhuận bạn sẽ cần các số liệu khác.
– Chỉ phù hợp với một số loại hình: Đối với các trang C2C, phần lớn thu nhập từ việc bán hàng sẽ thuộc về người bán cá nhân thay vì trang thương mại điện tử. Do đó, GMV sẽ ít phù hợp hơn đối với các trang web này.
– Tính biến đổi: Vì số liệu này thường sử dụng giá trị trung bình trên một đơn hàng nên có thể cung cấp cho bạn một con số chưa chính xác tùy thuộc vào cách bạn tính giá trị trung bình.
– Hạn chế: GMV không bao gồm nhiều yếu tố quan trọng khi tính toán, chẳng hạn như thuế, chi phí bán hàng… Đây là điểm hạn chế khi bạn cần phân tích sâu và yêu cầu các số liệu khác để hiểu rõ hơn.
GMV là một chỉ số quan trọng trong ngành ecommerce. Việc hiểu rõ GMV là gì và cách tính GMV sẽ giúp bạn đánh giá mức độ hiệu quả bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử và có chiến lược đúng đắn để tăng trưởng hơn. Với bài viết trên, hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích về GMV là gì. Để tìm hiểu những chủ đề khác, đừng quên theo dõi blog của Vieclam24h.vn nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Tất tần tật các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay