Nhà tuyển dụng không chuyên: Làm thế nào để “săn” được ứng viên giỏi?

Người tìm việc, việc tìm người. Đã qua rồi cái thời ứng viên phải chạy theo nhà tuyển dụng để có thể có được một chiếc vé bước chân vào doanh nghiệp. Thời nay, làm sao để chiêu mộ được những ứng viên giỏi đã trở thành một bài toán nan giải đối với các nhà quản lý, và đôi khi họ phải mất rất nhiều thời gian cũng như “chất xám” mới tuyển dụng được.

Vậy, để giải được bài toán tìm người tài cho doanh nghiệp, những nhà tuyển dụng không chuyên cần những bí quyết gì?

nha-tuyen-dung-khong-chuyen-lam-the-nao-de-san-duoc-ung-vien-gioi-hinh-anh-1
Đâu là những bí quyết để nhà quản lý có thể săn được ứng viên giỏi?

Đầu tiên, dĩ nhiên, bạn phải có một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu và chọn lọc ứng viên, lập ra cho mình một danh sách các ứng viên bạn cho rằng phù hợp với các yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Đây là bước quan trọng nhất mà hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng thực hiện trong quá trình “săn” ứng viên.

Tiếp theo, bạn phải mô tả thật cụ thể những công việc của vị trí cần tuyển. Những ứng viên xuất sắc họ quan tâm rất nhiều đến các công việc mà họ sẽ thực hiện trong tương lai nếu họ trúng tuyển vào doanh nghiệp của bạn. Một bảng mô tả chi tiết sẽ mang lại sự hình dung khái quát nhất cho ứng viên, họ sẽ làm những gì? vị trí công việc đó có phù hợp với họ hay không? và đồng thời cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp trong quá trình tuyển dụng của bạn.

Bạn phải có một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu và chọn lọc ứng viên

Để bài toán tuyển dụng được giải đáp dễ dàng hơn, bạn cần phải có những câu hỏi phù hợp. Bạn đã lập ra được danh sách và xếp hạng các ứng viên, thì điều cần thiết chính là đối với mỗi hồ sơ sẽ có những yêu cầu khác nhau, những câu hỏi khác nhau. Bởi lẽ kinh nghiệm và năng lực của các ứng viên không giống nhau, đòi hỏi phải có sự phân loại dựa trên các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn, đồng thời giúp nhà tuyển dụng xác nhận lại cơ sở thông tin đã nắm thông qua hồ sơ xin việc của ứng viên.

Thái độ có phải là điều quan trọng khi phỏng vấn cùng ứng viên? Xin trả lời, điều này là vô cùng quan trọng. Đối với những vị trí công việc cần ứng viên giỏi, dày dặn kinh nghiệm và có năng lực, thì nhà tuyển dụng càng cần phải thận trọng hơn bao giờ hết. Vì ứng viên của họ đang tìm kiếm một môi trường làm việc tốt, một “sếp” tốt, và họ cũng có rất nhiều lựa chọn khác ngoài công ty của bạn. Họ không thể gật đầu đồng hành cùng bạn khi bạn để lại ấn tượng không tốt với họ. Một bộ trang phục lịch sự, thái độ chuyên nghiệp, tôn trọng ứng viên, không nói quá nhiều cũng không quá “kiệm lời” sẽ giúp quá trình săn ứng viên của bạn diễn ra tốt đẹp hơn.

Để “săn” được ứng viên tốt, bạn cần có thái độ chuyên nghiệp

Cuối cùng, hãy thể hiện cho ứng viên thấy được khả năng quản lý của bạn. Cùng với thái độ tốt, việc bạn nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu, nêu ra hướng phát triển của ứng viên nếu được làm việc ở công ty sẽ góp phần tạo ấn tượng tốt cho ứng viên. Bên cạnh chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc thì một “sếp” có tâm, có tầm đôi khi lại chính là yếu tố then chốt khiến họ quyết định lựa chọn gắn bó cùng công ty. Hiểu được kỳ vọng của ứng viên đối với nhà lãnh đạo thì ắt hẳn cũng sẽ chiêu mộ được họ ngay thôi!

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục