Integrity là gì? Tại sao nên xây dựng giá trị cốt lõi Integrity trong doanh nghiệp?

Bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng nên xây dựng những giá trị cốt lõi làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh và văn hoá ứng xử giữa các thành viên. Nhiều doanh nghiệp đã lấy giá trị cốt lõi Integrity làm nền tảng giúp xây dựng và củng cố văn hoá doanh nghiệp thống nhất. Vậy Integrity là gì? Vì sao cần xây dựng Integrity trong doanh nghiệp? Làm cách nào để lan tỏa giá trị cốt lõi Integrity hiệu quả? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h!

Integrity nghĩa là gì? Trong môi trường làm việc, giá trị cốt lõi Integrity là gì?

integrity là gì
Trong môi trường làm việc, giá trị cốt lõi Integrity là gì?

Trong từ điển Anh – Việt, Integrity được định nghĩa như sau:

  • Sự chính trực, tính liêm chính.
  • Kỷ luật đạo đức mạnh mẽ
  • Tính toàn bộ, sự nguyên vẹn

Khi gắn Integrity vào giá trị cốt lõi, các doanh nghiệp thường giữ riêng từ này bằng tiếng Anh, bởi Integrity khi dịch sang tiếng Việt khó chuyển tải hết ý nghĩa. Ở đây có thể hiểu, Integrity chính là nói gì làm nấy, tính toàn vẹn trong lời cam kết, lời hứa, tinh thần sẵn sàng nhận trách nhiệm của nhân viên trong mọi vấn đề và hành vi ứng xử. 

1. “Nói gì làm nấy” trong giá trị cốt lõi Integrity là gì?

“Nói gì làm nấy” ở đây có nghĩa là nếu bạn đã tuyên bố, cam kết điều gì thì bạn phải làm đúng như vậy, bằng bất kể phương pháp nào. Chẳng hạn như bạn cam kết 10 giờ trưa nay sẽ gửi bản kế hoạch kinh doanh cho cấp trên thì đúng 10 giờ, bản kế hoạch đó phải nằm trong tay sếp dù phải thức khuya dậy sớm thế nào đi nữa. 

Tuy nhiên, Integrity vẫn linh hoạt. Nếu đã cố gắng hết sức nhưng lại rơi vào tình thế bất khả kháng khiến bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ, hãy trung thực thông báo với cấp trên và đưa ra lời cam kết mới. Đừng đổ lỗi hay biện minh cho hành động của bản thân, thay vào đó, hãy tìm xử lý. Không phải cứ tái tạo cam kết là xong, bạn phải khắt khe với bản thân về thời hạn hoàn thành nhiệm vụ.

Không chỉ dừng lại ở đó, Integrity còn thể hiện ở những cam kết không lời. Nếu người làm quản lý muốn nhân viên có một môi trường làm việc ổn định, chế độ lương thưởng và đãi ngộ công bằng thì họ sẽ cố hết sức để tạo nên những điều đó, dù có thể không nói ra thành lời.

2. Tính toàn vẹn trong giá trị cốt lõi Integrity là gì?

Integrity là trạng thái giữ cho lời nói được trọn vẹn, trân trọng mọi quyết định và hành động của mình. Nếu bạn không thể giữ lời, ngay khi ý thức được việc bản thân không thể giữ được lời cam kết đúng thời hạn, giá trị Integrity thể hiện qua 3 khía cạnh:

  • Thông tin kịp thời cho những người có liên quan, trình bày rõ ràng nguyên nhân và những khó khăn mà bạn gặp phải, không biện minh, gian dối. 
  • Nhận trách nhiệm về bản thân và không đổ lỗi cho bất kỳ ai. 
  • Đưa ra cam kết mới để khắc phục hậu quả và khôi phục niềm tin.

Quan trọng hơn hết, Integrity phải được thực hành trọn vẹn từ ban lãnh đạo cho đến từng nhân viên, vị trí càng cao thì càng phải giữ đúng cam kết của mình. Ở cương vị người làm sếp, bạn có thể áp dụng giá trị cốt lõi Integrity trong doanh nghiệp bằng cách giữ lời khi nói ra bất cứ điều gì và làm gương cho nhân viên. Chính điều này sẽ lôi cuốn nhân viên thực hành theo những giá trị đó mà không cần phải quá đặt nặng vào kỷ cương.

Lưu ý: Giá trị cốt lõi Integrity không thuộc phạm trù đạo đức. Việc không có hoặc có Integrity không quy về tính tốt – xấu của luân lý, chuẩn mực đạo đức. 

Biểu hiện của một người có Integrity là gì?

integrity là gì
Biểu hiện của nhân viên có Integrity là gì?
  • Nói được làm được, nếu không làm được thì đừng hứa hẹn hay cam kết bất kỳ điều gì. 
  • Nếu không thể làm được thì thẳng thắn nói mình không làm được, không lý do, không biện minh cho hành động của mình.
  • Nếu có lỗi thì chân thành xin lỗi. Không xin lỗi suông, nếu đã xin lỗi thì lần sau không được tái phạm nữa. 
  • Chịu trách nhiệm với toàn bộ quyết định và hành động của bản thân, sẵn sàng nhận mọi hậu quả nếu có sai sót. 
  • Tuân thủ các giá trị đạo đức, hành xử đúng mực và không vi phạm các nguyên tắc, quy định đặt ra.

Tại sao nên xây dựng giá trị cốt lõi Integrity trong doanh nghiệp?

integrity là gì
Lý do doanh nghiệp cần xây dựng giá trị cốt lõi Integrity là gì?

Văn hoá giao tiếp cởi mở

Một doanh nghiệp lấy Integrity làm kim chỉ nam trong văn hoá ứng xử sẽ tạo điều kiện cho việc thảo luận và chia sẻ ý kiến, quan điểm một cách tự tin, cởi mở, tự do. Điều này giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhau và tạo sự đồng tình, thấu hiểu trong tổ chức. Khi nhân viên hài lòng với môi trường làm việc, họ sẽ tập trung tạo ra giá trị với thái độ tốt và tinh thần hăng say trong công việc, ngay cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

Xây dựng môi trường làm việc tôn trọng, tin tưởng

Xây dựng giá trị cốt lõi Integrity là cách kiến tạo môi trường làm việc với những giá trị tích cực từ lòng tin và sự tôn trọng giữa các thành viên. Quá trình thực hiện cam kết của nhân viên được thực hiện càng nghiêm túc, đáng tin cậy càng góp phần tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết giữa các thành viên. 

Xem thêm: 7 bước giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa công ty văn minh, chuyên nghiệp

Thúc đẩy hiệu suất làm việc

Thay vì nói suông, nhân viên tự “kỷ luật mềm” bản thân với giá trị Integrity bằng cách chủ động và hoàn thành nhiệm vụ hết sức mình. Nhận thức được trách nhiệm và nghiêm túc hành động giúp mọi người tập trung thời gian và sức lực để tạo ra giá trị đích thực. Nhờ đó hiệu quả và hiệu suất trong công việc được tăng cao mà không cần bất kỳ “kỷ luật sắt” nào cả.  

Xem thêm: Lãnh đạo cần làm gì để đẩy hiệu suất nhóm lên đỉnh cao?

Nền tảng vững chắc để doanh nghiệp tiếp tục phát triển

Integrity là giá trị nâng cao tinh thần chủ động học hỏi và nâng cao kiến thức, kỹ năng của đội ngũ nhân sự. Không những thế, giá trị này còn thúc đẩy nhân viên không ngần ngại đương đầu với khó khăn và thử thách trong công việc. Nhờ đó, doanh nghiệp không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức để huấn luyện và quản lý mà vẫn rèn luyện được đội ngũ tích cực. Giá trị cốt lõi Integrity giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân sự gắn bó lâu dài và tích cực hướng đến mục tiêu phát triển của doanh nghiệp .

Xây dựng giá trị cốt lõi Integrity trong doanh nghiệp bằng cách nào?

integrity là gì
Cách nhanh nhất để xây dựng giá trị cốt lõi Integrity là gì?

Xây dựng giá trị Integrity trong doanh nghiệp không phải chỉ là trách nhiệm của người làm lãnh đạo mà còn cần đến sự cố gắng và đồng tâm hiệp lực của đội ngũ nhân sự. Vậy cách xây dựng giá trị cốt lõi Integrity là gì?

1. Thiết lập cam kết rõ ràng

Các cam kết được đưa ra phải cụ thể và rõ ràng cho từng thành viên, bộ phận, phòng ban. Không những thế, song hành với mỗi cam kết là các tiêu chí đo lường để đánh giá kết quả của từng nhiệm vụ như chỉ số, thời hạn, mức độ,… Nhờ đó, nhân viên sẽ hiểu mình nên làm gì và cần đạt được những gì để hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

2.  Xây dựng lịch trình làm việc rõ ràng

Mỗi nhiệm vụ được phân công cần có cam kết về thời gian và chất lượng cụ thể. Hãy liệt kê tất cả các công việc và nhiệm vụ của bạn liên quan đến mục tiêu quan trọng của tổ chức. Xác định nhiệm vụ ưu tiên và bắt tay vào thực hiện với khung thời gian cố định đã thông báo “Tôi cam kết vào lúc…. sẽ hoàn thành…”  đến trưởng bộ phận, trưởng phòng hay ban quản lý. 

Xem thêm: To do list là gì? Các app To do list và các mẫu To do list không thể bỏ lỡ

3. Đặt sự trung thực lên hàng đầu

Hãy đặt sự trung thực lên hàng đầu trong quá trình tương tác và làm việc với đồng nghiệp và cấp trên. Không nói dối hoặc che giấu sự thật về sai phạm hoặc thiếu sót trong công việc. Hãy thẳng thắn đối mặt với trách nhiệm của bản thân và trình bày những khó khăn trong công việc trung thực với đồng nghiệp, cấp trên. “Đánh người chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”, đây là cơ hội để bạn học từ những sai lầm và tránh tái phạm trong tương lai.

4. Mạnh dạn thử sức với những nhiệm vụ mới

Hình thành bản lĩnh tự tin trước những nhiệm vụ khó khăn có thể giúp bạn tự phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy cho phép bản thân vượt qua giới hạn và thoát ra khỏi vùng an toàn. Đây chính là cách giúp bạn thể hiện cam kết của bản thân trước hành trình tiến tới thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần có sự chuẩn bị và nhận thức khả năng của mình trước khi đề xuất với cấp trên. 

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Integrity là gì và cách thực hiện giá trị cốt lõi Integrity trong doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Mỗi nhân viên như một cái căm trong bánh xe, chỉ cần thiếu đi 1 cái căm, bánh xe sẽ không được trọn vẹn và quay đều. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện giá trị cốt lõi Integrity và lấy đó làm kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động từ cấp lãnh đạo đến nhân viên, chỉ như thế Integrity mới thực sự lan tỏa mạnh mẽ.

Xem thêm: Growth Mindset? 8 cách nuôi dưỡng tư duy tăng trưởng trong con người bạn

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục